A.C..
Thời gian trước Thời Đại Chúa Giêsu, Trước công nguyên. Chữ viết tắt này từ “Ante Christum Natum”, là một cụm từ Latin có nghĩa là “Trước khi Chúa Kitô giáng sinh”, và thường được viết tắt là “A.C.N.”, “a.C.n.”, hay “a.Ch.n.” Trong tiếng Anh ngày nay, chúng ta thường thấy “B.C.” (Before Christ - Trước Chúa Kitô) và B.C.E. (Before Common Era - Trước Công Nguyên). Một từ khác liên quan là “p.Ch.n.” (post Christum natum) và cũng đồng nghĩa với “A.D.” (Anno Domini – nghĩa là, “Thời Đại Chúa Kitô”).

Acacians
Thuyết Acacius, Bè phái lạc giáo Acacius. Ông Acacius là người thành Caesarea qua đời năm 366, đã từ chối ngôn từ của Công Đồng Niceae (325) “đồng bản thể” (homoousios) (1) để khẳng định rằng Chúa Cha và Chúa Kitô là một thực thể duy nhất (One in being). Họ cho rằng Chúa Giêsu Kitô chỉ là “giống như” (2) Chúa Cha. Nhóm lạc giáo này cũng được biết đến với tên khác là “Semi-Arians” và “Homoeans” (3). Theo thánh Giê-rô-ni-mô, thủ lãnh của lạc phái Acacians xưng danh là Felix, (được để cử bởi một) vị ngụy Giáo Hoàng (Felix) vào năm 358. Vào thế kỷ sau, một Thượng Phụ của Constantinople cũng mang tên là Acacius (471-89), đã khiêu khích và ly khai với Giáo Hội La Mã qua việc thỏa hiệp về đơn tính Thiên Chúa nơi Đức Giêsu (monophysites) (4).

(1) Homoousios: homo (cùng, đồng, như) + ousia (bản chất): đồng bản thể, đồng bản tính. Vào năm 325, Công Đồng Ni-xê đã quyết định dùng từ “homoousios” để khẳng định rằng Đức Kitô và Đức Chúa Cha là cùng một thực thể.

Sau khi Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xuất bản bộ Nghi Thức Thánh Lễ mới vào năm 2005, có nhiều tranh luận về chọn lựa giữa hai từ “đồng bản thể” và “đồng bản tính” trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam trong và ngoài nước. Vào ngày 23 tháng 5 năm 2006, Đức Cha Phao-lô Bùi Văn Đọc cho lưu hành một bài viết giải thích khá tường tận tại sao Ủy Ban Phụng Tự đã chọn “đồng bản thể” thay vì dùng “đồng bản tích” để dịch từ “homoousios” trong kinh Tin Kính Nixê-Constantinople. (ĐGM Bùi Văn Đọc, Giải Quyết Vấn Đề Tranh Luận “Đồng Bản Thể” hay “Đồng Bản Tính”?, Mỹ Tho, 23.5.2006.)

(2) Homoios: giống như.

(3) Semi-Arians & Homoeans: những nhánh lạc giáo Ariô chỉ coi Đức Kitô “giống như” Chúa Cha.

(4) Monophysites: [Monophysitism: lạc thuyết đơn tính] Tin vào duy nhất đơn tính Thiên Chúa của Chúa Giêsu.

Acceptants
Những người Công Giáo chấp thuận sắc chỉ Unigenitus. Đây là những người chấp thuận sắc chỉ Unigenitus vào năm 1713 của Đức Giáo Hoàng Clê-mên-tê XI để lên án lạc thuyết Giăng-sen (Đạo Lý Khắc Khổ) của Pasquier Quesnel (1634-1719). Ngược lại với nhóm thuận là nhóm kháng cáo đã chống án phản đối Đức Giáo Hoàng.

Access
Quyền sử dụng. Trong luật Giáo Hội, đây là quyền mà một người sở hữu về một số bổng lộc trong tương lai. (c. 1272) Trong lúc này, quyền đó tạm thời không được áp dụng vì một lý do ngăn trở nào đó.

Accession
Quyền sở hữu về gia tăng tài sản. Trong triết lý luân lý Công Giáo, đây là cái quyền sở hữu của một người về sự gia tăng tài sản của người ấy do tự nhiên hoặc do nhân tạo. Sự gia tăng tự nhiên là như những cây non đâm trồi mọc ra trong rừng, hay những thú vật được sinh sôi nảy nở trong đàn. Sự gia tăng nhân tạo là khi tài sản của hai hoặc nhiều người đã lẫn lộn với nhau không còn có thể phân biệt mà trước đó không có giao kèo, như trường hợp một người nào đó với thiện ý đã chế rượu từ những trái nho của người khác. Thông thường, quyền sở hữu thuộc về người đã đóng góp nhiều nhất nhưng phải bồi thường cho người kia. (Từ nguyên Latinh accessus, tiếp cận, đến gần.)

Accident
Đây là “tùy (phụ) thể” hay “thuộc tính”, không phải là yếu tính hay bản chất của một thứ gì đó. Trong một lập luận lô-gíc, một tùy thể có khả năng khẳng định là một điều khẳng định bất ngờ biểu trưng cho một chủ thể. Trong triết học siêu hình, một tùy thể thuộc tính là một phạm trù của một bản thể mà tự nó không thể hiện hữu nhưng phải hiện hữu ở một bản thể khác như là một chủ thể. Nó không phải là một sự vật nhưng là một lối tồn tại của một sự vật. Trong chín phạm trù (La-tinh: Categoriae; Hy-lạp: Κατηγορίαι - Katēgoriai) thì 4 phạm trù đầu: thuộc tính, quan hệ, phẩm tính và số lượng là quan trọng nhất.

Accidents
Tùy thể, thuộc tính. Không phải là yếu tính hay bản chất của một thứ gì đó. Trong một lập luận lô-gíc, một tùy thể có khả năng khẳng định là một thuộc tính được gán bất ngờ cho một chủ thể. Trong triết học siêu hình, một tùy thể là một phạm trù của một bản thể mà tự nó không thể hiện hữu nhưng phải hiện hữu ở một bản thể khác như là một chủ thể. Nó không phải là một sự vật nhưng là một dạng thức của sự vật. Trong chín phạm trù (La-tinh: Categoriae; Hy-lạp: Κατηγορίαι - Katēgoriai) thì 4 phạm trù đầu: thuộc tính, quan hệ, phẩm tính và số lượng là quan trọng nhất. (Từ nguyên Latinh accidens, sự xảy ra; sự thêm vào; cơ hội; từ chữ accidere, xảy ra.) Eucharistic accidents: tùy thể thánh thể.

Accidie (Acedia)
Tội biếng nhác. Tội này là một trong bảy tội trọng. Lười biếng, uể oải hay biếng nhác là một trạng thái tinh thần đã coi thường việc rèn luyện nhân đức. Tội này không phải là vấn đề xung khắc với niềm tin như thái độ dửng dưng đối với Thiên Chúa và việc sống đạo.

Accommodation
Thích ứng, điều chỉnh. Trong khuôn khổ luân lý, đây là một sự thích nghi chính đáng một lề luật cho hợp với những tình huống mà một người gặp phải. Đối với cách dùng trong Thánh Kinh, đây là một sự ứng dụng một đoạn Kinh Thánh cho một ý khác ngoài chủ ý của vị Thánh Sử, vì sự loại suy hay tương tự. Chung quy đối với đại đa số tác giả Công Giáo, một vài đoạn Cựu Ước được sử dụng nhiều lần với những ý nghĩa khác nhau trong Tân Ước. Ví dụ: Trong thư gửi tín hữu Do-thái (8:5), lời nói với Joshua, “Ta sẽ không xa lìa ngươi và cũng không bỏ rơi ngươi” (Js. 1:5) được áp dụng cho tất cả Ki-tô hữu. Những ví dụ khác: (Xh. 16:18) được dùng trong (2 Cor. 8:15); (Zach. 4:14) trong (Apoc. 9:4); (Tv. 6:9) trong (Mt.7:2,3); (Mich.7:6) trong (Mt. 10:36). Một lý do khác mà được sử dụng cách này là vì chúng ta có thể đọc hiểu Kinh Thánh theo hai chiều hướng khác nhau. Cách thứ nhất là thích nghi rộng (extensive accommodation). Cách thích nghi thứ hai là lối nói bóng gió hay ám chỉ (allusive), thường thường là lối chơi chữ, và cũng thường là do hiểu sai ý chính của đoạn thánh kinh đó. Để tránh lạm dụng thích nghi quá đáng trong việc sử dụng Sách Thánh, Công Đồng Trentinô (1545-1563) đã đưa ra những điều lệ dưới đây (Sess. IV, Decret. "De editione et usu Sacrorum Librorum"): Những đoạn trích dẫn được thích nghi hóa không được dùng trong những luận chứng mạc khải, vì những từ ngữ đã không được dùng đúng ý nghĩa văn tự hay điển hình bởi chủ ý của Chúa Thánh Thần. Sự thích nghi không nên đi quá xa. Trong nhiều trường hợp, lối thích nghi ám chỉ (bóng gió) chỉ là xuyên tạc hay bóp méo bản văn thánh. Sự thích nghi nên tỏ vẻ kính trọng. Từ ngữ thánh nên được dùng để soi sáng người ta, chứ không phải để tạo trò cười, và càng không nên để che đậy lỗi lầm.

Accomplice
Kẻ tòng phạm, kẻ đồng lõa. Là bất cứ người nào tích cực nối tay hay xúi giục một người phi pháp trong một hành động tội lỗi. Theo luật Giáo Hội, từ này được áp dụng đặc biệt cho người nào mà một linh mục đã cùng với người đó phạm tội đức trong sạch. Người linh mục đó không thể hiệu lực xá tội kẻ đồng lõa với ông ta, ngoại trừ trường hợp nguy tử. (cc. 977; 1378 §2. 2o) (Từ nguyên Latinh cum-, cùng với + plicare, tham gia.)

Acculturation
Hội nhập văn hóa. Là một quá trình hay thực tế thích nghi tín điều hay việc sống đạo vào nền văn hóa vượt trội của một xã hội. Sự thích nghi này có thể là đáng khen ngợi hay đáng khiển trách tùy vào nó làm mạnh lên hay yếu đi một tôn giáo, đặc biệt nhất là Giáo Hội Công Giáo. Nó được củng cố khi Đức Tin và Luân Lý Công Giáo trở nên hiệu quả hơn trong việc biến đổi nền văn hóa. Nó bị yếu đi khi những nguyên tắc sống đạo Công Giáo bị thỏa hiệp để được mọi người chấp nhận.

A.C.N..
Trước Chúa Giáng Sinh. (xem thêm chi tiết ở phần “A.C..”).

Acolyte
Chức giúp lễ, người có chức giúp lễ. Là một thừa tác vụ mà qua đó người giúp lễ được Giáo Hội đặc biệt chỉ định để trợ giúp phó tế hay thừa tác viên nào đó phụ giúp vị linh mục chủ tế. Bổn phận của người giúp lễ là phục vụ tại bàn thờ và trợ giúp khi cần thiết trong khi cử hành Thánh Lễ. Người giúp lễ cũng có thể giúp cho rước lễ như là một thừa tác viên phụ nơi nghi thức Phụng Vụ Thánh Thể và nghi thức rước lễ cho những người đau yếu. Một người giúp lễ có thể được giao phó việc chầu Thánh Thể nơi công chúng nhưng không được ban phép lành Thánh Thể. Khi cần thiết, người này cũng có thể lo việc hướng dẫn những tín hữu được chỉ định giúp vị linh mục hay phó tế qua việc rước sách, thánh giá nến cao, và những chức năng tương tự. Thừa tác vụ giúp lễ được dành riêng cho phái nam, và được phong ban bởi vị giám mục địa phận hoặc bề trên các hội dòng giáo sĩ, đúng theo Nghi Thức Phụng Vụ được soạn sẵn bởi Giáo Hội. Phụ nữ có thể được ủy thác làm một số chức năng của người giúp lễ. (Từ nguyên Hi Lạp akolouthos, người đi theo.)

Acosmism
Học thuyết phi vũ trụ. Thuyết này phủ nhận sự hiện hữu của vũ trụ. Học thuyết được vay mượn từ thuyết Phiếm Thần Đông Phương do Hegel chủ trương dạy rằng vũ trụ (cosmos) ngoài không gian không hiện hữu bởi vì nó đã bị cuốn hút mất vào Thiên Chúa. Thuyết này trái ngược với quan điểm cho rằng Thiên Chúa biến mất trong vũ trụ, đó là một học thuyết Vô Thần. (Từ nguyên Hi Lạp a, không + kosmos, thế giới.)

Acquired Contemplation
Chiêm niệm đắc thủ. Là phương cách cầu nguyện hồi tâm đơn thuần, trong đó những hành vi của tri thức và ý thức là kết quả của sự kết hiệp giữa nỗ lực của người ấy với ân sủng, và sự trợ giúp của ơn thánh như thông tuệ, khôn ngoan và hiểu biết của Chúa Thánh thần, để cho tri thức và ý thức được luôn chú tâm nơi Thiên Chúa.

Acquired Habit
Tập quán đắc thủ. Là khuynh hướng hành động của một người được bồi đắp qua việc lập đi lập lại một số hành động.

A Cruce Salus
Ơn cứu độ từ nơi Thánh Giá. Như Đức Kitô đã chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại, các tín hữu cũng được cứu rỗi qua việc kiên trung vác thập giá mình.

Acta Apostolicae Sedis
Công Báo Tông Toà. Là một tạp chí chính thức của Toà Thánh được phát hành định kỳ, được thành lập vào ngày 29 tháng 9 năm 1908. Nó bao gồm những sắc lệnh chính, những thư thông điệp, những phán quyết của các Thánh Bộ La Mã, và thông tri về những bổ nhiệm chức vụ trong hàng giáo sĩ. Nội dung được coi là đã được công bố khi được chính thức xuất bản, và bắt đầu có hiệu lực đúng ba tháng sau ngày được phát hành.

Acta Sanctae Sedis
Công Báo Toà Thánh (1865-1908). Là một tờ báo xuất bản hằng tháng tại Rô-ma, nhưng lúc đó chưa phải là tiếng nói chính thức của Tòa Thánh. Nó bao gồm những bản tuyên bố chính của Đức Giáo Hoàng và các Thánh Bộ La Mã. Vào năm 1904, những nội dung được xuất bản được công nhận là chính thức và đáng tin cậy. Vào cuối năm 1908, nó được thay thế với bản Công Báo Tông Toà.

Acta Sanctorum
Sử Liệu Các Thánh. Tiểu sử các thánh được khảo cứu bao quát, biên soạn và phát hành bởi nhóm Bôllandist (tổ chức bởi ông Jean Bolland). Mặc dù đã có biết bao nhiêu tập được xuất bản, nhưng bộ tuyển tập vẫn chưa được hoàn tất. Đây là nguồn tài liệu chuẩn mực cho văn chương Công Giáo cho khoa Tầm tích hiển thánh.

Action
Hành động. Trong triết học, hành động thì trái ngược với dục vọng. Nó là một phụ thể mà qua đó một nguyên nhân thực sự gây ra một hiệu quả. Khi kết quả đó nằm ngoài tác nhân, như câu nói hay bài viết, thì hạnh động đó chỉ là thoáng qua nhất thời. Nó là một hành động nội tại khi hiệu quả đó vẫn còn lại trong tác nhân như trong suy tư và sự tăng trưởng. (Từ nguyên Latinh actio, hành động.)

Action Française
“Phong trào Hành động Pháp”. Là một phong trào chính trị Pháp do người vô tôn giáo Charles Maurras khởi xướng để tái lập chế độ quân chủ vào năm 1899. Nó tin rằng Giáo Hội Công Giáo là thiết yếu cho nền văn minh nước Pháp. Tờ tạp chí L’Action Française bị liệt vào mục sách cấm (1) bởi Đức Giáo Hoàng Pi-ô XI vào 1926. (1) “Index” - Index Librorum Prohibitorum: Mục Sách Cấm của Toà Thánh là hàng loạt những tập sách được ấn hành liệt kê những tác phẩm không lành mạnh hay có những sai lầm về mặt thần học, nhằm mục đích bảo vệ đức tin và luân lý cho giáo dân Công Giáo. Mặc dù Murras được rất nhiều người ủng hộ từ hàng giáo sĩ công giáo cho đến giáo dân, một số tác phẩm cũng như tờ tạp chí L’Action Francaise đã bị Toà Thánh cấm là vì nó mang nặng quan điểm là đạo Công Giáo chỉ là yếu tố giúp đoàn kết và ổn định xã hội trong hoàn cảnh lịch sự nước Pháp. Bên cạnh đó, có nhiều ảnh hưởng không tốt đến các bạn trẻ Công Giáo. Vì thế, Đức Giáo Hoàng Pi-ô XI đã lên án Phong Trào Action Francaise vào ngày 29 tháng 12 năm 1926.

Active Life
Đời sống hoạt động. Là khi cuộc sống bị choáng lấp với những của cải vật chất, hoàn toàn khác biệt với đời sống chiêm niệm. Khía cạnh thực tế đó của cuộc sống liên quan đến những hoạt động ngoại tại, hoàn toàn ngược lại với sự nuôi dưỡng tâm hồn qua đời sống cầu nguyện và phụng tự Thiên Chúa.

Active Virtues
“Tính hiệu năng”. Là một thuật ngữ mà Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII dùng trong việc chỉ trích thuyết duy hành Mỹ vào năm 1899. Nó quy vào những thực hành như chủ nghĩa nhân đạo, phong trào cải cách ưu sinh và chủ nghĩa dân chủ mà những người phò thuyết duy hành cho rằng nên được cổ vũ thay vì thực hành những nhân đức khiêm tốn và phục tòng thẩm quyền. Đại khái, những phẩm hạnh hiệu năng giống với những gì mà phong trào duy hoạt Mỹ loan truyền. (1) Thông Điệp “Testem Benevolentiae Nostrae” của Đức Giáo Hoàng Lê-ô XIII được đặc biệt gởi đích danh cho Hồng Y James Gibbon, Tổng Giám Mục Baltimore, và được truyền bá rộng rãi vào ngày 22 tháng 1 năm 1899. Thông điệp này nhằm mục đích phê phán chủ nghĩa thực tiễn Mỹ là một lạc thuyết thời đại.

Activism
Thuyết duy hoạt. Thuyết chú trọng quá đáng những hoạt động thay vì sự phản tỉnh tâm thức. Là một triết thuyết, nó chú trọng đến hoạt năng của trí tuệ. Giá trị kinh điển của suy tư là để phục vụ con người và xã hội thực tại. Chủ trương duy hoạt là một phần trong triết thuyết Mác-Lênin mà nó tin rằng mục đích chính của tư tưởng không phải là để khám phá và chiêm niệm chân lý nhưng là để thay đổi hiện thực, đặc biệt nhất là một hiện thực xã hội, trên thế giới.

Act Of Charity
Nghĩa cử bác ái. Là một cử chỉ được cân nhắc cẩn thận tỏ lòng yêu mến Thiên Chúa được tác động bởi Đức Tin thần khởi. Nghĩa cử này có hoàn hảo hay bất toàn thì tuỳ thuộc vào động cơ của người ấy là vì chính sự tốt lành của Thiên Chúa ở nơi Ngài hay là vì mong muốn điều lợi ích gì đó từ Thiên Chúa.

Act Of Contrition
Hành vi sám hối. Lời nguyện của hối nhân nơi Bí Tích Hòa Giải, mà qua đó hối nhân tỏ lòng buồn rầu ăn năn vì những tội lỗi trót phạm vừa mới được xưng thú trước khi được lãnh nhận phép xá tội. Nói chung là một hành vi thống hối vì đã làm mất lòng Chúa. Một cử chỉ ăn năn cách trọn là nỗi đau buồn tận tâm khảm và kinh tởm những tội lỗi mình đã phạm vì những tội này làm mất lòng Chúa, Đấng đáng được ta yêu thương trên hết mọi sự. Và qua đó, hối nhân mong muốn chừa bỏ tội lỗi.

Act Of Faith
Hành vi đức tin. Là sự bày tỏ đón nhận tự ý của lý trí về một chân lý được Thiên Chúa mạc khải. Sự đón nhận này có lẽ chỉ ở trong nội tâm như qua cử chỉ bái quỳ trước Thánh Thể, hay được tuyên xưng qua lời nói như đọc kinh Tin Kính. Một hành động tuyên tín luôn phải được hỗ trợ bởi ơn thánh.

Act Of God
Thiên tai. Là một tai họa bất ngờ xảy đến từ một nguyên do hoàn toàn ngoài tầm kiểm soát của con người, và vì vậy nó được gán cho Thiên Chúa. Ví dụ: cuồng phong xoáy, bão lụt, sấm sét, v.v.

Act Of Hope
Hành vi đức cậy. Là niềm xác tín vào sự ngay lành của Thiên Chúa nhờ vào Đức Tin, và qua đó người đó tuyên xưng niềm xác tín rằng Chúa sẽ hoàn tất những gì Ngài đã hứa. Vì nó là một hành vi siêu nhiên, nó chỉ có thể được tác động do sự trợ giúp của ơn thánh.

Act Of Man
Hành vi con người. Là một hành động do con người làm nhưng không trải qua quá trình suy xét và tự do ưng thuận. Ví dụ: việc tiêu hóa thức ăn, hay một hành động phản xạ tự nhiên do một tác động ngoại lai gây ra.

Acts Of The Apostles
Sách Công Vụ Tông Đồ. Là một sách của Kinh Thánh Tân Ước được thánh Lu-ca viết ra. Nó tường thuật một số sự kiện quan trọng trong cuộc đời của thánh Phê-rô và Phao-lô, và ở mức thấp hơn, một số sự kiện trong đời tông đồ Gio-an, hai vị Gia-cô-bê và Ba-na-ba. Đây là một tập tường thuật có tích lịch sử, bao gồm sự kiện thành lập Giáo Hội vào ngày Ngũ Tuần, sự tác động của Chúa Thánh Linh tới những ki-tô hữu thời sơ khai, cuộc bách hại giáo dân, những dấu lạ được thể hiện để chứng thực niềm tin của họ, và sự lan rộng nhanh chóng của Ki-tô giáo khắp vùng đông Địa Trung Hải. Công Vụ Tông Đồ được viết bằng tiếng Hy-lạp vào khoảng năm 63, có lẽ vào khoảng thời gian Lu-ca đang ở Rô-ma.

Acts Of The Martyrs
Sử liệu các tử đạo. Là những bản văn tường thuật có thật về những phúc tử đạo Ki-tô giáo thời sơ khai. Đáng tin nhất là những bản dựa trên những bản báo cáo tốc ký về những cuộc xét xử và hành hình. Trong những bản văn nổi tiếng nhất có Công vụ của thánh Ignatius, Thánh Polycarp, Các vị tử đạo Lyons, và Cuộc khổ nạn của hai thánh Perpetua và Felicitas, và thánh I-rê-nê. Thánh Âu-tinh đã chứng thực rằng ngay từ buổi sơ khai Giáo Hội La Mã, những bản Sử Liệu Tử Đạo đã được cẩn thận sưu tập và được dùng trong các nghi thức phụng vụ.

Acts Of The Penitent
Hành động của hối nhân. Những hành động cần phải làm để hối nhân được nhận lãnh bí tích Hòa Giải. Người ấy phải ăn năn vì tội lỗi của mình, phải xưng thú trước một linh mục, và phải đền bù vì xúc phạm Chúa. (Xin coi thêm “Act of Contrition”).

Actual
Có thật sự xẩy ra, thật sự. Điều gì không chỉ là tiềm năng. Nó là một thực tại, chứ không chỉ trong tiềm ẩn. Một thứ gì hiện hữu thì khác biệt rõ rệt với một thứ chỉ là khả hữu.

Actual Grace
Hiện sủng. Là ơn do Chúa can thiệp một cách siêu nhiên nhất thời để soi sáng lý trí hay làm cho ý chí được kiên vững thi hành những nghĩa cử siêu việt giúp ích cho phần rỗi. Hiện sủng vì thế là sự hỗ trợ của ơn thánh có tính tạm thời để giúp con người hiện hành, duy trì và thăng tiến trong ơn thánh và cuộc sống thánh.

Actual Intention
Ý định thực sự. Là ý định mà một người tự do chọn lựa để thi hành một hành động. Ý định này gây ảnh hưởng đến anh ta ngay lúc anh ta làm việc ấy, ví dụ: việc cử hành bí tích.

Actuality
Thực tại, thực tế, hiện thực tính. Là trạng thái hiện hữu trong hiện thể hoặc hiện hữu thật và trọn vẹn. Nó trái ngược với tiềm năng.

Actus Dei
Thiên phú. Một sự cố bất ngờ xảy đến ngoài vòng kiểm soát của con người, và được quy cho là sự quan phòng tích cực và khoan dung của Thiên Chúa.

A.D..
Ngày trước; Thời gian trước đó.

Adam
Ông Adam. Thủy tổ loài người. Là con người đầu tiên được tạo dựng trong hình ảnh của Thiên Chúa. A-dam có một vợ là E-và và có những người con là Ca-in, A-bel và Seth. Họ sống trong vườn địa đàng E-den nhưng đã bị trục xuất vì vợ chồng A-dam và Evà đã bất tuân lệnh của Thiên Chúa cấm ăn trái cấm (St. 1:2). Trong những bản tường thuật về cuộc đời A-dam thời sơ khai thì A-dam được gọi là “người nam” chứ không phải là tên riêng “Adam”. (St. 3) Cho đến khi hậu duệ của ông ta được sinh ra thì ông ta được mang tên “Adam”. Nhiều tín lý của thời Tân Ước được bắt nguồn từ đời sống của vị đàn ông tiên khởi này, nhất là về tín lý về Tội Nguyên Tổ và khái niệm về Đức Giêsu là A-dam đệ nhị đến cứu chuộc nhân loại.

Adamites
Người theo phái Adam. Một phái Ki-tô giáo thời giáo hội sơ khai chủ trương trở về trạng thái trong trắng nguyên thủy bằng cách thực thi sống lõa thể. Thánh Epiphanius (310-403) và thánh Âu-tinh (354-430) đã cực lực phải đối vì họ chủ trương một cộng đồng chung chạ bừa bãi tình dục và vợ con. Thời gian gần đây, có những nhóm như Waldenses cũng đồng quan điểm và tự xưng là “người theo chủ nghĩa lõa thể” (Adamites).

Ad Apostolorum Principis
Thông điệp Ad Apostolorum Principis. Là thông điệp của Đức Giáo Hoàng Pi-ô XII được ấn hành năm 1958 dứt khoát tuyên bố rằng Giáo Hội hoàn toàn vô tội trước những lời tố cáo của Trung Cộng đối với người Công Giáo tại Trung Quốc, và lên án sự đàn áp Ki-tô hữu vì niềm tin và đời sống đạo của họ. Tiếng Anh: “On Communism and the Church in China” -

http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_29061958_ad-apostolorum-principis_en.html - Tiếng Latin: “Ad Apostolorum Principis” http://www.vatican.va/holy_father/pius_xii/encyclicals/documents/hf_p-xii_enc_29061958_ad-apostolorum-principis_it.html.

Adaptation
Sự thích ứng, sự thích nghi. Sự điều chỉnh chính đáng những nguyên tắc nền tảngvào thời điểm, nơi chốn và bối cảnh. Công Đồng Vaticanô II đã dùng thuật ngữ này để phân biệt sự thích nghi ngoại cảnh với sự tái sinh nơi nội tâm. Sự thích nghi bên ngoài chỉ là phụ đối với sự tái sinh bên trong. Nó giúp phù hợp với việc cập nhật hóa những gì phụ thuộc để cho nó được hiệu năng hơn. (Từ nguyên Latinh adaptatio; thích nghi, phù hợp.)

Addiction
Thói nghiện ngập. Trạng thái thể lý phụ thuộc vào một chất gì đó, chẳng hạn như rượu hay những loại độc dược ma tuý, hoặc bất cứ vật chất gì hay một kinh nghiệm gì đó. Nghiện ngập có nghĩa là khi người đó chịu thuốc đã tăng dần lên nhưng khó bề ngừng lại. Trên thực tế, những triệu chứng lo ngại ngừng thuốc là trở lực chủ yếu, ngay cả trong trường hợp người ấy đã hoàn toàn tin tưởng rằng họ nên từ bỏ thói nghiện này dựa trên những tiêu chuẩn đạo đức hay luân lý. Việc nghiên cứu nạn nghiện ngập đã góp phần vào một phát triển lớn trong thần học luân lý công giáo, qua sự hiểu biết tốt hơn về tội chủ quan và sự chăm sóc mục vụ hiệu quả hơn cho người có thói quen luân lý xấu. (Từ nguyên La tinh addicere, thuận với một vật.)

Ad Diem Illum
Thông điệp Ad Diem Illum. Thông điệp này do Đức Giáo Hoàng Pi-ô X công bố vào năm 1904, giải thích Đức Ma-ri-a là Đức Nữ trung gian cho các ơn thánh. Ý muốn của Mẹ được kết hiệp với Đức Ki-tô trong cuộc khổ nạn khiến Mẹ trở nên “Đấng ban phát mọi ơn lành.” Tiếng Anh: “On the Immaculate Conception”, http://www.papalencyclicals.net/Pius10/p10imcon.htm - Tiếng Latin: “Ad Diem Illum Laetissimum” http://www.vatican.va/holy_father/pius_x/encyclicals/documents/hf_p-x_enc_02021904_ad-diem-illum-laetissimum_fr.html.

Addolorata
Đức Mẹ Sầu Bi. Là một danh xưng phổ biến của Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, và là một đối tượng sùng kính đặc biệt trong cộng đoàn Dân Chúa. Danh xưng này có thể nói được bắt nguồn từ thời các tông đồ, như trong Phúc Âm thánh Gio-an có thuật lại rằng Đức Mẹ đã đồng hành cùng Đức Kitô trong suốt những giây phút khổ nạn, và Mẹ cũng đã đứng nơi chân Thập Tự chứng kiến cái chết ô nhục và tiễn biệt người con thân thương trong những giây phút cuối cùng trần thế. (Jn. 19:25) Thánh sử Lu-ca cũng ghi lại lời tiên báo của Si-mê-on rằng tâm hồn mẹ sẽ bị đâm thâu ngõ hầu tâm tư của nhiều người được tỏ rõ. (Lk. 2:35) Vào thời Trung Cổ, phong trào tôn sùng Đức Mẹ Sầu Bi bắt đầu được thịnh hành, vì thế có bài hát “Stabat Mater”. Trong tượng ảnh Mẹ Sầu Bi, mẹ được vẽ mặc đồ đen với bảy lưỡi gươm cắm vào tim. Bảy lưỡi gươm này là biểu tượng cho bảy nỗi đau buồn (dolors) trong cuộc đời Đức Trinh Nữ Ma-ri-a: Lời tiên báo của Si-mê-on, cuộc tránh nạn tại Ai-cập, sự mất tích của Chúa Giê-su trong ba ngày tại thánh đô Giê-ru-sa-lem, đoạn đường đồng hành với Đức Ki-tô lên đồi định mệnh Gôn-gô-tha, cuộc tử nạn của Đức Kitô, giây phút đón nhận Đức Ki-tô được tháo đanh và đặt trong lòng mẹ, và lúc vĩnh biệt mai táng Đức Ki-tô.

Addolorata Institutes
Danh xưng của bảy hội dòng nam và nữ trong Giáo Hội Công Giáo đặc biệt sùng kính Đức Mẹ Sầu Bi. Nổi tiếng nhất là hội dòng Tôi Tớ Đức Mẹ được thành lập bởi nhóm Thất Lập Thánh tại Florence vào năm 1253 theo luật thánh Âu-tinh với hiến pháp riêng biệt. Theo Bách Khoa Từ Điển Công Giáo (newadvent.org), Hội Dòng Tôi Tớ Đức Mẹ được thành lập bởi nhóm Thất Lập Thánh Florentine vào dịp mừng lễ Mẹ Lên Trời (ngày 15 tháng 8) năm 1233. Tại ngoại thành Monte Senario, 11 dặm ngoài thành Florence, họ đã được phúc thị kiến gặp Mẹ. Mẹ hiện ra với biết bao thiên thần hầu cận xung quanh, và Mẹ đã nhắn nhủ họ rằng, “Ta chọn các ngươi làm tôi tớ của ta để phục vụ vườn nho của con ta.” Rồi Mẹ trao cho họ bộ tu phúc màu đen để tượng trưng cho những nỗi đau buồn của Mẹ trong suốt công cuộc cứu độ của Đức Ki-tô.

Adeste Fideles
Thánh ca Adeste Fideles. Một bản thánh ca Giáng Sinh không biết tông tích từ đâu, rất có lẽ được viết ở Pháp hay Đức Quốc vào khoảng thế kỷ mười tám. Hiện thời có khoảng 40 bản dịch (Anh ngữ) khác nhau; bản dịch tiếng Anh phổ biến nhất hiện nay mang tựa đề là “O come, all ye faithful, joyfully triumphant” (Hỡi dân ta hãy hoan hỉ đến thờ lạy) của Canon Oakeley.