ROME (Zenit.org).- Việt nam là một quốc gia đang có những dấu cởi mở, theo như lời một thành phần phái đoàn các giám mục Pháp mới được mới thực hiện 10 ngày du lịch tới quê hương Việt Nam.

Đức Hồng Y Jean-Pierre Ricard, tổng giám mục Bordeaux, dẫn đầu phái đoàn các giáo sĩ Pháp đã viếng thăm Việt Nam từ 26/11.tới 5/12, theo lời mời của Hội Đồng Giám Mục Viêtnam.

Trong cuộc phỏng vấn này dành cho Thông Tấn Xã Công Giáo ZENIT, Tổng Giám Mục Bernard-Nicolas Aubertin tại Tours là một trong những vị cùng tham gia trong phái đoàn viếng thăm Việt Nam đã nhận đính đánh giá chuyến viếng thăm này

Đức Cha cảm giác như thế nào sau 10 ngày du lịch tại Việt Nam?

TGM. Aubertin: Tôi thấy rõ là hội đồng giám mục Việt Nam muốn có một sự tăng cường hữu hiệu về những tương quan với chúng tôi. Nếu không vì lý do nào khác, thì có những lý do lịch sử liên kết với sự kiện là một vị tông đồ đầu tiên tại Viêtnam, Alexandre de Rhodes, là một thừa sai Dòng Tên xuất thân từ Avignon.

Cũng có ảnh hưởng lớn của Hội Thừa Sai Ba Lê. Hội này đã cho nước Pháp một nhiệm vụ to lớn trong việc phúc âm hóa Việt Nam. Từ quan điểm này, tôi thiết nghĩ điều rõ ràng là hội đồng giám mục muốn nhắc tới những ối mối dây ràng buộc rất quan trọng và lâu đời này. Nhưng cũng là một kiểu nói rằng Giáo Hội Pháp chắc chắn còn có một nhiệm vụ giúp đỡ mà phải thực hiện, nhất là trong việc đào tạo các linh mục.

Các Đức Cha được hội đồng giám mục mời. Những cuộc tiếp xúc của các Đức Cha có phải thuần chính thức không?

TGM. Aubertin: Rõ ràng có một phương diện chính thức. Chúng tôi được tiếp rước tại Hà Nội bởi chủ tịch hội đồng Giám Mục Việt nam trong sự hiện diện của các giám mục đến từ ba giáo tỉnh Việt Nam.

Hiện diện thì có Tổng Giám Mục Hà Nội, Tổng Giám Mục Huế và Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh-Sàigòn-các ngài muốn chúng tôi thăm viếng mỗi một giáo tỉnh. Như vậy đã bắt đầu một cuộc đi tiếp sức. Chúng tôi được tiếp đón bởi các giám mục sở tại , những vị này, sau khi đón chúng tôi tới một vài giáo phận của các ngài, đồng hành chúng tôi tới giáo tỉnh lân cận, và cứ như thế.

Chúng tôi thật sự được một sự tiếp rước đặc biệt và sự ước muốn hiện diện. Nói vậy, tức là những sự tiếp xúc và những câu chuyện chúng tôi tuyệt đối chân tình và đơn sơ. Không chỉ có những cuộc nói chuyện chính thức mà thôi. Trong mỗi cuộc gặp gỡ, họ diễn tả đến những cộng đồng chúng tôi gặp gỡ, những cộng đồng nữ tu và chủng sinh. Và lúc đó chúng tôi được xin giải đáp những câu hỏi. Vâng, đó là cuộc đối thoại. Chúng tôi nói một cách tuyệt đối trong tình huynh đệ và tự do.

Cuộc viếng thăm cuối cùng Việtnam của các giám mục Pháp là năm 1996. Khi các Đức Cha trở về, các Đức Cha có bày tỏ sự khâm phục về sự phát triển thực hiện bởi và cho Cộng đồng Công giáo Việt nam không? Mười năm sau, các Đức cha có cảm thấy một bước tiến đã được thực hiện chăng?

TGM. Aubertin: Cá nhân tôi, tôi đã không tham gia trong cuộc du hành lúc đó, nhưng tôi đã thăm viếng Việt Nam từ năm 1990. Và cuộc du hành này, lúc bắt đầu từ tháng 12, là cuộc viếng thăm thứ 8 của tôi. Tôi đã có dịp chứng kiến những thay đổi cả thể.

Điều rõ ràng là người Kitô hữu, cộng đồng Công giáo, có những khả năng phát biểu nhiều hơn. Lần hồi, các chủng viện được phép tái mở cửa. Không phải tất cả, dĩ nhiên, nhưng đã có một sự thay đổi từ con số chủng sinh rất hạn chế cho tới một sự cởi mở hơn nhiều. Và, lần lần, một số những nhà cửa và tài sản bị tiếp thu đã được trả lại. Không phải trả hết. Chúng ta còn rất xa điều đó. Nhưng, lần lần người ta có thể thấy những cơ sở đó được trả lại cho Giáo Hội.

Hơn nữa, dược phép xây cất nhà thờ. Được phép xây cất các chủng viện và việc thụ phong được ban cho dồi dào. Tất cả sự đó chứng tỏ Giáo Hội đang di chuyển tới một tình huống thuận lợi hơn.

Từ năm ngoái, chính quyền Việtnam cho chủng viện lớn tại Hà Nội nhận các chủng sinh mới mỗi năm, đang khi trước đó cứ hai năm được nhận một số hạn chế sinh viên. Đó chẳng phải là một cử chỉ khích lệ cho Giáo Hội tại Việtnam sao?

TGM. Aubertin: Chắc chắn rồi, và vì chủng viện ngày nay rất đông người, gần tới 230 chủng sinh, chính quyền đã cho phép xây cất một chủng viện nhỏ hơn.

Những quan tâm lớn nhất của Giáo Hội tại Việt Nam là gì, thưa Đức Cha?

TGM. Aubertin: Quan tâm lớn nhất qui chiếu về sự đào tạo các thí sinh chức linh mục hay là các cộng đồng tu sĩ, sự đào tạo những người nam và nữ tu sĩ. Các người nam và nữ thí sinh quá nhiều và không dễ gì bảo đảm cho có một sự đào tạo vững chắc và, phải nói đến sự tự do đào tạo; tức là không cho phép để cho gia đình và xã hội gây áp lực quá mạnh và để cho những kẻ dấn thân làm như vậy một cách tự do nhất, và nhìn thấy họ được đào tạo cách tốt nhất.

Tất cả công việc này, nhưng với số nhân viên tương đối ít. Thật sự có vấn đề nhân viên. Và, trên mức độ này, tôi thiết nghĩ phải trông nhiều sự giúp đỡ từ Giáo Hội Pháp-và không những từ Pháp mà còn từ những quốc gia khác nữa.

Việt Nam còn trong danh sách những quốc gia đang "phiền hà trong vấn đề tự do tôn giáo." Có phải đó là vấn đề tế nhị cho các Đức Cha khi các Đức Cha tới đó và cho họ khi họ tiếp đón các Đức Cha không? Nhà nước làm cách nào chứng tỏ cho các khách thăm viếng ý muốn cho thấy một hình ảnh mới về chính mình?

TGM. Aubertin: Trong tất cả những gì tôi có thể thấy trong cuộc du hành lần thứ nhất của tôi và những gì tôi có thể khẳng định trong lần thăm viếng cuối cùng của tôi, bất luận thế nào thì đã có một sự cởi mở to lớn. Trong cuộc thăm viếng của chúng tôi, có những sự tụ họp quan trọng, những lễ cử hành ngoài trời với hàng ngàn người, và tất cả những sự này cần thiết là phải có phép tắc của chính quyền.

Điều này có nghĩa là, trên cấp bậc thẩm quyền, điều rõ ràng là chính quyền Việtnam, bên ngoài, phải cho những bằng chứng và những bảo đảm về sự quan tâm của mình đối với sự tự do. Và tôi thiết nghĩ một cách chứng tỏ điều ấy là cho phép cuộc tiếp rước này. Nhưng, không những sự tiếp rước này; cũng có sự kiện là những cộng đồng địa phương có thể sống đức tin của mình cách dễ dàng hơn trong những thời khác. Tôi không nói rằng mọi sự đáng kinh ngạc và không có những vấn đề. Điều chúng tôi thấy, tới một mức độ, là những phép được ban mọi nơi. Nhưng, cần phải xin phép.

Trên cấp xã hội, chính quyền có chấp nhận hơn cách nào đó, ý niệm cộng tác với Giáo Hội Công Giáo chăng? Có thực hiện những bước tiến về sự cộng tác giữa nhà nước và Giáo Hội không?

TGM. Aubertin: Về phương diện này tôi nhớ tới trường hợp của Mẹ Têrêsa, cách đây 15 năm Mẹ đã đề nghị những phục vụ của Mẹ và nói: "Tôi muốn gởi những cộng đồng các nữ tu ể bảo đảm một sự hiện diện gần bên những kẻ bịnh nặng, những người già, những kẻ hấp hối, những nạn nhân bịnh Siđa và những bịnh dịch tể khác."

Việt Nam lúc đó trả lời: "Chúng tôi không cần quý vị nhưng chúng tôi cần tiền." Họ muốn nói: "Chúng tôi đã trưởng thành đủ để xử lý tất cả sự này."

Ngày nay rõ ràng giọng nói đã thay đổi. Chúng tôi đã thấy những cộng đồng tu sĩ, ví dụ như đã dấn thân sâu xa trong việc phục vụ những người khuyết tật, những trẻ mồ côi, con cái những gia đình phung cùi là những kẻ phải ở trong một nơi an toàn cho khỏi bị nhiễm bịnh. Bây giờ có những chương trình sắp bắt đầu cho những bịnh nhân AIDS. Nhà nước nhận thức rằng có một hình thức hiện diện, tận tụy, có lẽ cũng chuyên môn, được công nhận mà không những được công nhận mà còn, có lẽ, được trông đợi. Phải, những sự việc đang thay đổi!

Do đó, ngày nay, Đức Cha có nghĩ rằng những dấu cởi mở này, sự thay đổi thái độ này mà Đức Cha đã thấy khi đặt chân tới đó, và sự tăng cường những tương quan tốt giữa Giáo Hội Pháp và Giáo Hội ViệtNam, làm thành, một bước góp phần xúc tiến quá trình bình thường hóa những quan hệ giữa Toà Thánh và Việt Nam sau chuyến du hành của Đức cha không?

TGM. Aubertin: Tôi nghĩ đúng như vậy! Trên thực tế có những thay đổi, Những sự việc thực sự có lẽ đang tiến triển chậm, nhưng đang tiến.

Dĩ nhiên người ta phải tính đến, tính chất phức tạp của tình huống tại Viêt Nam, của tình huống chính trị, nhưng cái lề vận hành của mỗi tỉnh khá rộng. Có những tỉnh cởi mở hơn những tỉnh khác. Trong bất cứ biến cố nào, thì đã có một hướng theo chiều cởi mở và xích lại gần. Xứ sở không đồng dạng. Tôi nghĩ rằng Việt nam có gần 50 tỉnh và mỗi tỉnh đều có cái lề vận hành riêng của mình.