Tin Anh Quốc - Ông Jeremy Hunt, Bộ Trưởng Ngoại Giáo Anh Quốc, đã ra lệnh việc duyệt xét độc lập và toàn cầu việc bách hại các Kitô hữu thuộc mọi quốc tịch trong bối cảnh có những tuyên bố rằng không đủ bảo vệ gần 200 triệu Kitô hữu có nguy cơ bị bách hại ngày nay.

Việc duyệt xét của Bộ Ngoại giao chưa từng có sẽ được Giám mục của Truro, Philip Mounstephen dẫn đầu, và sẽ đưa ra khuyến nghị về các bước thực tế mà chính phủ có thể thực hiện để hỗ trợ tốt hơn cho những người đang bị đe dọa. Việc duyệt xét sẽ đặc biệt nhắm vào cuộc bách hại Kitô hữu, và không phải là những tôn giáo thiểu số nói chung, phản ánh quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao rằng vì Kitô giáo là một đức tin được thiết lập ở Anh, nên hợp pháp xử dụng tài nguyên quốc gia dành cho việc duyệt xét. Việc duyệt xét sẽ được báo cáo trước dịp lễ Phục sinh 21.4.2019.

Ông Hunt tin rằng cuộc bách hại Kitô hữu đang gia tăng ở một số quốc gia thường là biểu tượng của cuộc bách hại rộng lớn hơn. Các nhóm Kitô giáo tuyên bố có tới 3.000 Kitô hữu đã bị giết trong năm 2018, gấp đôi con số của năm ngoái.

Động thái này được đưa ra khi chính phủ tiếp tục đối mặt với những lời chỉ trích vì đã không cung cấp bảo vệ cho Asia Bibi, một phụ nữ Kitô giáo người Pakistan đã trải qua tám năm tử tù sau khi bị kết án tội phạm thánh, và vẫn bị giam giữ gần hai tháng sau khi việc bà bị kết án được Tòa án tố cao phán quyết ngược lại.

Cơ quan Open Doors làm thống kê mỗi năm về các quốc gia xảy ra bách hại Kitô dữ dội nhất, xếp Triều tiên đứng đầu danh sách, sau đó là Afghanistan, Somalia, Sudan, Pakistan. Iraq, Yemen, Iran, Saudi Arabia, Egypt, Nigeria, Libya và India. Tất cả những quốc gia có liên hệ ngoại giao với Anh quốc được xếp trong bảng 20 quốc hàng đầu, nhấn mạnh về cuộc điều tra có thể chứng minh mức độ nhạy cảm, nếu nó không gây ra hành vi xúc phạm. Ở Hồng Kông, các tín hữu Kitô đến nhà thờ mang y phục đen để phản đối về việc chính quyền Trung hoa bách hại các tín hữu Kitô.

Ông Hunt nói: “Anh quốc từ lâu đã bảo vệ tự do tôn giáo quốc tế, và thủ tướng đã nhấn mạnh sự lãnh đạo toàn cầu của chúng tôi về vấn đề này khi bà bổ nhiệm đồng nghiệp xuất sắc của tôi là ngài Ahmad được bổ nhiệm làm phụ tá đặc biệt cho Thủ tướng về tự do tôn giáo và tín ngưỡng.” Anh quốc có thể và phải làm nhiều hơn để đáp ứng với hoàn cảnh của các Kitô hữu bị đàn áp trên khắp thế giới.

Ahmad nói: “Đây là một vấn đề gây tiếng vang sâu sắc: 70 năm trước trong thời kỳ phân chia Ấn Độ, gia đình tôi phải rời bỏ nhà cửa và sinh kế chỉ vì niềm tin của họ.” “Bảy mươi năm sau, cuộc đàn áp tôn giáo đang gia tăng trên khắp thế giới. Chính phủ của chúng tôi đã ưu tiên tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng và việc duyệt xét mà chúng tôi công bố hôm nay là cung cấp một cái nhìn khách quan về sự hỗ trợ của Anh quốc cho các Kitô hữu dễ bị tổn thương nhất trên toàn cầu.” “Chúng tôi đang tìm cách xác định các bước thực tế bổ sung để giúp ngăn chặn mức độ bạo lực kinh hoàng đã chứng kiến 3.000 Kitô hữu bị sát hại năm ngoái vì đức tin của họ. Tôi hoàn toàn cam kết không chỉ đứng lên cho những người bị bách hại, mà còn bảo vệ và củng cố quyền cơ bản của con người.”

Trong một dấu hiệu của sự giận dữ ngày càng tăng khi họ đối xử các cộng đồng Kitô giáo, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về một “kỷ nguyên mới của tử đạo” gợi lên những năm đầu của Kitô giáo khi các tín hữu bị nhà nước La Mã săn lùng và giết chết. ĐTC Francis nói: “Có vẻ như cuộc đàn áp tàn khốc và xấu xa của đế chế La Mã vẫn chưa kết thúc. Một ông Nero mới luôn được sinh ra để đàn áp các tín hữu chỉ vì đức tin của họ vào Chúa Kitô.”

(Nguôn www.theguardian.com)