PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC VÀ DÂN TỘC VIỆT NAM 2

(Tiếp theo)

4. Tình trạng ‘Vừa đánh, vừa đàm’.

Ngày 31.03.1968, Tổng thống Mỹ Lyndon B. Johnson (đảng Dân chủ), người ra lện đưa quân tác chiến Mỹ vào Việt Nam, tuyên bố ngừng đánh phá miền Bắc; không ra tranh cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 và cử người đàm phán với đại diện Chính phủ Hà nội tại Paris. Ngày 03.04.1968, Chính phủ này hồi đáp ‘Sẵn sàng cử đại diện tiếp xúc với đại diện Mỹ để xác định với Mỹ việc Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh chống nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để có thể bắt đầu cuộc nói chuyện’.

Cái gọi là ‘Hội nghị Paris về Việt Nam’ tuy đã khai mạc ngày 13.05.1968, nhưng chỉ để các tên Mỹ và cộng sản Hà nội tiêu xài tiền người dân mỗi nước đóng thuế và đếm từng xác chết mang tên Việt Nam hay Hoa kỳ. Một tuần chỉ họp một lần, đọc cho nhau những lời mà đối phương giả điếc để khỏi nghe. Chúng chỉ đồng ý với nhau khi, từ ngày 25.01.1969, Hội nghị được tăng đôi thành bốn bên, với Việt Nam Cộng hòa và Cộng hoà miền Nam Việt Nam, còn gọi là Việt cộng.

Tình hình lúc bấy giờ giống như cố Tổng thống Ngô Ðình Diệm đã tiên đoán về sự hiện diện của Quân tác chiến ở Việt Nam :

1. Làm mất chính nghĩa Việt Nam Cộng hòa để, từ một nước bị Cộng sản, vi phạm Hiệp định Geneva, xăm lăng trở thành một nước bị Mỹ xăm lăng mà cộng quân có bổn phận phải giải phóng.

2. Chiến đấu cho Tự do. Ðó là chỉ là những mỹ từ vô nghĩa đối với các binh sĩ quân dịch Mỹ. Họ là những sinh viên vừa tốt nghiệp đại học, vợ trẻ, con thơ… Với tiền lương cao so với người Việt, họ đã mua được đàn bà, con gái địa phương… gây khủng hoảng xã hội Việt Nam. Thật đáng tiếc và đáng thương cho 58.000 quân nhân Hoa kỳ. Tham chiến tại Việt Nam, do phải tuân lịnh thẩm quyền chính trị, Quân đội Hoa kỳ không được ‘quyền chiến thắng’. Gởi họ vào chiến cuộc Việt Nam bởi một Tổng thống đảng Dân chủ và bọn phản chiến ‘tập sự’ chống chiến tranh Việt Nam cũng thuộc đảng Dân chủ (Bill Clinton, John Kerry…).

3. Chiến tranh lan tràn khắp nơi thì làm sao có thể phát triển kinh tế. Là nước đã xuất cảng gạo, Việt Nam Cộng hòa bị buộc phải nhập cảng gạo Mỹ. Tuy nhiên, lúc đó, nước này đã sản xuất được xe Ladalat. Trường học thường bị cộng nô khủng bố, cướp phá. Trường Lasan Taberd bị chúng pháo kích, gây tử thương cho một Sư huynh.

Trong cuộc bầu cử ngày 05.11.1968, ông Richard Nixon (đảng Cộng hòa) đắc cử Tổng thống do đã hứa ‘đem quân Mỹ về’. Henry Kissinger, cố vấn an ninh rồi ngoại trưởûng cho Nixon, năm 1971, đã sang Bắc kinh để thiết lập bang giao Mỹ-Tàu để tiến tới Hiệp định Paris để ‘đem quân Mỹ về’.

Trong thời gian ‘Vừa đánh, vừa đàm’ này, tại Bắc Việt, chế độ độc tài kiểm soát người dân thì tại Việt Nam Cộng hòa, núp dưới chiêu bài ‘thành phần thứ ba’, cộng sản len lỏi cả vào Hạ nghị viện. Tại các xí nghiệp, chúng xách động đình công, biểu tình... làm kinh tế đình trệ và đưa tới lạm phát, gây bất mãn nơi đồng bào. Sự thật, thì đời sống và tự do ‘ăn nói’ thời đó còn khá hơn hiện nay rất nhiều, chỉ sợ ‘việt cộâng khủng bố’ mà thôi.

Về phần các sinh viên Công Giáo ‘nằm vùng’ thì sau khi giải ngũ, chúng tôi đến thăm Phong trào Thanh niên Công Giáo Ðại học, sau vài buổi sinh hoạt, chúng tôi nhận biết các đoàn viên Thanh Lao Công đã đến ‘nằm vùng’, dưới sự chỉ đạo của các ‘cha’ Trương Bá Cần, Phan Khắc Từ... Dĩ nhiên, đến ngày 30.04.1975, bọn họ rất hồ hởi tự xưng ‘cách mạng 30’, rồi như các ‘dư luận viên’ ngày nay, thêm sự chỉ huy của đồng chí ‘cha’ Huỳnh Công Minh, chúng rao giảng ‘do thi hành hiệp định Paris, Ðức cha Thuận phải trở về Nha Trang và Ðức Khâm sứ hãy rời khỏi Việt Nam’. Tiếp theo, dưới sự lãnh đạo của ‘lái heo’ Ðỗ Mười, Cộng sản Miền Bắc đã cướp sạch Hòn Ngọc Viễn Ðông và Lục tỉnh qua các cuộc đánh ‘Tư sản mại bản và Tư sản thương nghiệp để tiêu diệt sự Phát triển nền Kinh tế Miền Nam. Sự thống nhất Ðất Nước chỉ còn là sự thăng bằng tài sản hai Miền.

B. Sau ngày 30.04.1975.

Sau khi ‘đớp’ tài sản của những người bị ghép tội ‘giàu’, bọn giải phóng cũng không tha đồng bào lao động qua các cuộc đổi tiền (Ðưa bao nhiêu, nhà nước cũng nhận, nhưng chúng chỉ đưa ra tương đương 100.000 đồng Việt Nam Cộng hòa. Rồi với chủ trương ‘Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng’, hàng đáùm tiến sĩ gôÙc đảng được gởi vào thành Hồ, chiếm nhà của người ‘tìm tự do’. Lúc đó, chúng tôi làm việc cho chủ củ Ngân hàng Ðại Á được ‘chủ mới’ giải thích ‘ngân là tiền và hàng là hàng hóa, tức cho vay tiền, phải có hàng thế chấp’. Trong khi nghĩa đúng là ‘ngân đúng là tiền, nhưng hàng không phải là hàng hóa, mà là cửa hàng, tức ngân hàng là nơi giao dịch về tiền tệ.

Tại số 20 Thông điệp, Ðức Phaolô VI viết : ‘Ðể xúc tiến việc phát triển, cần phải có chuyên viên ngày càng nhiều, cần phải có những nhà hiền triết để suy nghĩ và tìm kiếm một thuyết nhân bản mới. Nhờ đó, con người tìm lại được chính mình vì thấm nhuần những giá trị cao quý của tình yêu, tình bạn, cầu nguyện và chiêm ngắm. Có thế, mới thực hiện được trọn vẹn sự phát triển đích thực. Sự phát triển đích thực đối với mỗi người và đối với mọi người, là đi từ những điều kiện ít xứng đến những điều kiện xứng với con người hơn’.

Sau ngày đen tối 30.04.1975, những chuyên viên được đào tạo ở hải ngoại đã rời bỏ nhiệm sở vì không chấp nhận sự tàn bạo và lật lộng của Cộng sản. Phần chúng tôi, vì yêu nước hay vì có cha mẹ tuổi cao, muốn ở lại để phục vụ đồng bào và giúp phần phát triển Ðất Nước. Mọi người hy vọng chúng sẽ biết sống nhân đạo hơn sau khi chiến tranh đã chấm dứt. Nhưng không, những lời hứa với các sĩ quan, công chức đi ‘học tập’ một tuần hay một tháng chỉ để lừa đảo đồng bào vì các vị này không về trước nhiều năm, có người bị lừa đến cả chục năm. Sáng mắt trước cái gọi là ‘khoan hồng’ của kẻ tự xưng cách mạng, nhiều đồng bào buộc phải bỏ nước ra đi, cao điểm từ năm 1979, khi Việt cộng xua quân đánh Khmer đỏ và Tàu cộng đánh ở biên giới Việt-Trung, đến năm 1981, khi việc thanh lọc trở thành tàn bạo đối với những người tìm tự do. {Nếu các công chức cao cấp Liên hiệp quốc làm trọn nhiệm vụ đúng số lương họ nhận thì thế giới sẽ bới chiến tranh và số người tìm tự do sẽ giảm đến số ‘không’}.

Nhiều tiến sĩ kinh tế ‘hồng hơn chuyên’ ca ngợi thời ‘tiến bộ’ Võ Văn Kiệt. Lúc đó, Thủ tướng Lý Quang Diệu (Tân gia ba) đã giúp Việt Nam rất nhiều. Thời đó, cờ đến tay, sao họ không phất để đưa kinh tế Việt Nam vào tiến trình phát triển. Thời Tổng thống Ngô Ðình Diệm, ông Lý Quang Diệu ước ao Tân gia ba sẽ được phát triển như Sài Gòn (Hòn ngọc Viễn đông). Gần đây, ủy viên bộ chính trị Ðinh La Thăng ‘la’ rằng sẽ ‘biến’ Thành Hồ trở lại là Hòn ngọc Viễn đông, nhưng chỉ 15 tháng sau, ông được ‘thăng’ về Hà nội. Các trí thức chiến thắng Miền Nam ‘bỏ ngỏ’ năm 1975 chỉ lên tiếng vừa đủ để người ta còn nhớ tên mình và tiền hưu được lãnh đủ, mặc sự Phát triển Dân Việt.

Sự Thật, Việt Nam ngày nay vẫn còn những tiến sĩ các ngành ‘chuyên môn nhưng không đỏ hồng’ (nếu bị ‘tù oan’ là vì, ngoài những chuyên môn, các công dân này còn chứng minh khả năng cải thiện quốc gia và lãnh đạo đồng bào qua lá phiếu đân chủ và tự do. Dưới thể chế Việt Nam Cộng hòa, thời cộng quân khủng bố và pháo kích, các chuyên viên tốt nghiệp ngoại quốc trở về nước để giúp gia đình và phục vụ đồng bào. Không đồng ý, họ có quyền viết báo chỉ trích, miễn đúng đó là sự thật…

C. Ðời sống Dân tộc Việt dưới chế độ vô nhân Cộng sản.

Năm 1976, nhân dịp Tết Nhâm Thìn, cộng sản rêu rao :
‘Xuân nào vui bằng Xuân này,
Miền Nam nhận họ, Miền Bắc nhận hàng.’

Thật vậy, cán bộ trí thức tranh nhau vào Miền Nam để tiếp thu những căn nhà đầy đủ tiện nghi mà người dân Miền Nam đã để lại, khi ra đi tìm Tự do. Những đồng chí nồng cốt về giáo dục được đưa ngay vào Miền Nam để ‘mưu xóa bỏ’ Nền Giáo dục nhân bản và dân tộc, để thay bằng giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh. Chúng thi nhau đốt sách khoa học, văn học, sinh ngữ… Hậu quả, sau hơn 42 năm ngự trị Ðất Nước… Qua bao triều đại bộ trưởng giáo dục, chúng thay nhau hốt tiền công quỹ và bòn rút tiền học trò, sinh viên. Khi người trẻ tốt nghiệp Ðại học, đi tìm việc làm cũng không dễ, nếu không có dù, lộng.

Về kinh tế, trong những năm 1975 đến 1978, với cao điểm ‘Đại hội IV’ năm 1976, trong say men chiến thắng, cộng đảng áp dụng mô hình kinh tế của miền Bắc cho cả nước, dù tổng bí thư Lê Duẩn, ngày 13.8.1975, đã đề nghị không áp dụng ngay hợp tác hoá ở miền Nam, cho phép tư sản kinh doanh…, nhưng không thành. Do đó, hợp tác hoá miền Nam đã được ‘cơ bản hoàn thành’, bởi ‘ác nhân dốt’ Ðỗ Mười trong những năm 1979-80. Ðó là : ‘cải tạo công thương nghiệp’, nhà nước « thống nhất quản lý kinh doanh » cho đến cây kim, sợi chỉ, vở viết, phụ tùng xe đạp v.v..., với hệ quả rõ ràng là sản xuất đình đốn, giảm sút, khủng hoảng trầm trọng trên mọi mặt… Cùng lúc đó, viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa giảm sút. Đặc biệt, viện trợ từ Tàu cộng chấm dứt hoàn toàn từ năm 1977. Từ năm 1978, Khmer Đỏ tấn công Việt Nam ở trên tuyến biên giới, chi tiêu cho quốc phòng Việt Nam vì vậy tăng mạnh. Tháng 1/1979, Việt Nam phản công đánh sang Campuchia, nên bị quốc tế ngưng viện trợ.

Tháng 12/1986, nhờ sự tham gia của cả một số chuyên gia Việt kiều… bắt đầu thời kỳ ‘đổi mới’. Năm 1989, chặn đứng lạm phát phi mã bắt đầu sau cuộc đổi tiền 1985, sự chấm dứt nạn thiếu đói kinh niên và lần đầu tiên, xuất càng gạo, xoá bỏ chế độ tem phiếu.

Trong hoàn cảnh xã hội đó, do thiếu thốn các điều kiện vật chất tối thiểu cho cuộc sống, các cơ cấu đàn áp, lạm dụng quyền bính, khai thác bóc lột nhân công, mọi hình thức bất công, mà cần thăng tiến các điều kiện giúp cuộc sống con người được nhân bản hơn mới hy vọng có được sự Phát triển Dân tộc.

Việc phát triển đòi buộc phải có thêm nhiều chuyên viên kỹ thuật, nhưng cũng cần có nhiều tư tưởng gia có khả năng suy tư để tìm ra một nền nhân bản mới, cho phép con người tìm lại chính mình và tiếp nhận các gia trị cao hơn của tình yêu thương, tình bạn, của lời cầu nguyện và việc chiêm niệm, là những giá trị giúp con người đạt các điều kiện nhân bản hơn. Do đó cần làm sao để loại bỏ tất cả những gì khiến cho con người ít là người hơn như: sự thiếu thốn các điều kiện vật chất tối thiểu cho cuộc sống, các cơ cấu đàn áp, lạm dụng quyền bính, khai thác bóc lột nhân công, và mọi hình thức bất công xã hội khác. Phải thăng tiến các điều kiện giúp cuộc sống con người được nhân bản hơn như chiến thắng các tai ương xã hội, thăng tiến sự hiểu biết, văn hóa giáo dục và tôn trọng nhân phẩm, cộng tác lo cho công ích, phát huy hoà bình và thừa nhận các giá trị siêu việt, Thiên Chúa và niềm tin.

Các lãnh đạo cộng sản luôn quảng cáo sự phát triển của cả nước Việt lẫn từng người dân Việt bằng sự tăng trưởng kinh tế qua con số Tổng sản phẩm nội địa (TSPNÐ), thường được gọi là Gross Domestic Product (GDP), tiếng Anh và Produit Intérieur Brut (PIB), tiếng Pháp, là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ được sản xuất ra trên toàn lãnh thổ nước Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định, thường là ba tháng và một năm.

Ngày 28.12.2016, Tổng cục Thống kê tổ chức họp báo công bố tình hình kinh tế Việt Nam năm 2016. Theo báo cáo, nền kinh tế năm 2016, theo giá hiện hành, đạt 4,45 triệu tỷ đồng, ước tính tăng 6,21% so với năm 2015 (TSPNÐ : 4,19 triệu tỷ đồng). Tuy nhiên, trong số 4,45 triệu tỷ đồng không phải toàn TSPNÐ tốt mà còn gồm những con số TSPNÐ xấu. Thật sự, nhà thầu xây cất thuê thợ để xây một chiếc cầu bắt qua sông, chủ thầu phải trả tiền cho công nhân. Ðó là tăng trưởng kinh tế ‘tốt’. Nhưng do có kẻ cung cấp hàng xấu phẩm chất, cầu đang thi công bị gẫy, chủ thầu cũng phải trả tiền cho công nhân để dọn dẹp phần hư đó. Ðó là tăng trưởng kinh tế ‘xấu’.

Ðặc biệt, năm 2016, ngoài những công trình buộc phải xây dựng lại đó, Việt Nam còn gặp thảm họa do bọn ác nhân Formosa gây ra. Trước đó, chúng đã gây bao nhiêu tội ác tại Ðài loan và các nơi khác. Nhưng tại các nơi này, các cơ quan công quyền do dân bầu ra, nên người dân được bồi thường xứng đáng và chúng phải rút đi. Thảm họa Formosa này đã giết bao nhiêu tôm, cá… và người bệnh lẫn chết. Vì không do dân bầu, các cơ quan nhà nước cộng sản duy trì Formosa bất chấp chúng gây bao nhiêu tăng trưởng kinh tế ‘xấu’.

Thật vậy, ngân sách nhà nước lẫn túi tiền người dân đã phải thanh toán bao nhiêu tỷ đồng cho những chi tiêu xấu để, cuối năm 2016, Ðảng mừng sự gia tăng TSPNÐ để dọn dẹp hóa chất độc hại do Formosa gây ra. Ðau khổ hơn nữa, hàng tỷ đồng, tiền đóng thuế của người dân nghèo, để thuê công an, côn đồ hành hung dã man đồng bào, kể cả trẻ em (các học sinh vì cha mẹ không tiền đóng học phí, đành phải thất học) biểu tình chống Formosa.

Cũng theo báo cáo đó, số thu nhập (TSPNÐ) bình quân đầu người ước tính đạt 48,6 triệu đồng, tương đương 2.215 mỹ kim, tức tăng 106 mỹ kim so với năm 2015. Quý vị bạn đọc có tin điều đó không, nhưng đó là cách tính của Ngân hàng Thế giới. Theo số liệu Cơ quan quốc tế này, TSPNÐ Việt Nam năm 2009 là 90.090.966.131 mỹ kim với Dân số là 87.279.754 người. Do đó, TSLNÐ trung bình từng người là: 1.032,21 mỹ kim. Như vậy, chỉ trong 7 năm, thu nhập trung bình người dân Việt tăng hơn gấp đôi (114%). Sự thật, vì tại Việt Nam, có những tên độc tài (như Nông đức Mạnh, nhà cửa sơn bằng vàng), và những kẻ dựa vào chúng để làm giàu bất chính.

KẾT LUẬN.

Cách nay hai năm, ngày 18.06.2015, Ðức Thánh Cha Phanxicô ban hành Thông điệp ‘Laudato sí’ (Vinh danh Thiên Chúa) về bảo vệ thiên nhiên. Thông điệp lấy tên từ lời cầu của thánh Phanxicô. 'Laudato sí, mí Signore' (Lạy Chúa của con, chúc tụng Chúa), trong ‘Bài ca Vạn vật’ nhắc nhởù mọi người rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’.

Không đầy một năm sau, từ ngày 06.04.2016, tình trạng cá chết được ngư dân phát hiện tại vùng biển một số xã thuộc thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh), rồi đến vùng biển Quảng Bình và biển Quảng Trị rồi lan rộng vào Thừa Thiên-Huế… Do được nhà nước chậm tìm nguyên nhân và chỉ tuyên bố, sau khi có sự đồng ý của Formosa, là chính họ là thủ phạm thảm họa ô nhiễm môi trường và chỉ nhận 500 triệu mỹ kim bồi thường. Mọi sự thưa kiện trong nước đều bị ‘phán’ là không có cơ sở. Bao nhiêu máu của đồng bào và các Linh mục Giáo phận Vinh đã bị đổ, bị đe dọa. Bề Trên của các Cha, cũng vì Công lý và Hòa bình như Giáo huấn Xã hội Công Giáo dạy, đã bị các báo đài nhà nước vu cáo.

Cuối cùng, như Ðức cha Micae Hoàng Đức Oanh đã, với một vọng thật buồn, hôm 27.04.2017, đã nói : « Thảm hoạ Formosa là thật nghiêm trọng, là đại họa không chỉ cho đồng bào 4 tỉnh miền Trung mà còn cho cả đất nước Việt Nam. Ðại hoạ này không chỉ bây giờ mà còn lâu dài nữa, không chỉ có đại hoạ Formosa chỉ là một trong những đại hoạ của Việt Nam mà còn nhiều đại hoạ khác trên lảnh thổ Việt Nam’… ‘Việt Nam ngày nay không chỉ bị ô nhiễm môi trường, ô nhiễm đủ mọi thứ và luôn lương tâm con người cũng bị ô nhiễm. Cuối cùng, mạnh ai lo sống, thành ra cái đó là cái thảm hơn nữa ».

Hơn thế nữa, khi nghèo đói quá, người ta cứ chế tạo thực phẩm bằng những nguyên liệu nghi ngờ, rồi đi bán ở xa như tại Miền Nam hay, có thể, được xuất cảng đi những nước khác như lời nhắc nhở mọi người, bởi Ðức Thánh Cha Phanxicô, rằng trái đất là ‘căn nhà chung của chúng ta’ trong Thông điệp ‘Vinh danh Thiên Chúa’. Nhưng đừng trách những người nghèo đó. Họ cũng chỉ là những nạn nhân của chế độ và những người giao du với họ.

Hà Minh Thảo