A-DẪN NHẬP: Hằng năm Cộng Đoàn Mẹ La Vang luôn được cha Giám Đốc Tôma Hà Quốc Dũng ưu ái mời các cha đến giúp tĩnh tâm và giảng phòng nổi tiếng về để giúp đời sống giáo hữu được thăng tiến trên đường nhân đức và sống đạo trọn lành để xứng đáng là con cái Mẹ La Vang tại thành phố Las Vegas mệnh danh là : “ Sin City”.

Năm nay rất đặc biệt, ngài mời được cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại, cha Daminh Nguyễn Phi Long. Các cha DCCT đã có tiếng giảng hay, lôi cuốn, mà nay ngài còn kén chọn mời đích thân cha Giám Tỉnh, ngài rất bận rộn trăm bề với công việc nhà dòng nhưng ngài đã hy sinh đến với Cộng Đoàn Mẹ La Vang trong hai ngày để giúp tĩnh tâm, ngài đến như một quà tặng đặc biệt Thiên Chúa gửi đến giáo dân Đền Thánh Mẹ. Ngài có một giọng nói truyền cảm, nhỏ nhẹ, tế nhị, khiêm tốn, dí dỏm, lôi cuốn. Thêm vào đó với sự hiểu biết rộng và uyên bác của ngài đã thu hút người nghe. Giờ tĩnh tâm kéo dài hơn hai tiếng từ 8:00pm. Đến 10:00pm. Mà mọi người vẫn ngồi nghe say mê và đặt nhiều câu hỏi được người giải đáp rất tường tận, thỏa đáng. Hai ngày tĩnh tâm và thuyết giảng của ngài thật nhiều, xin chỉ ghi lại những nét chính, tiêu biểu để mọi người đọc hầu rút ra những lợi ích cho đời sống đạo của mình.

B-TĨNH TÂM:

1-CÁM ĐỖ DẪN ĐẾN TỘI: (a)- PHẦN CHIA SẺ, ngài nói: “ Tất cả chúng ta, từ giáo sĩ , tu sĩ, đến giáo dân đều có mẫu số chung, ai ai cũng bị cám dỗ, càng thánh thiện, càng bị cám dỗ nhiều, nhất là anh chị em ở Las Vegas mang danh là “Sin-City” càng có nhiều cám dỗ đến với mình như: cờ bạc, ăn uống, vì Las Vegas là chốn ăn chơi lịch lãm và sang trọng bậc nhất thế giới. Món ăn gì cũng có, món ăn ngon nhất, sang nhất, đủ các món cao lương mỹ vị trên thế giới du nhập về đây. Tuy nhiên ngài khẳng định: “ Cám dỗ tự nó không phải là tội”, ngài khuyên khi đối diện với Ma Quỷ trong cơn cám dỗ đừng coi thường, nhưng hãy dựa vào sức mạnh vô biên của của Thiên Chúa. Tất cả các thánh đều có những cám dỗ riêng của các ngài. Khi bị cám dỗ nếu không chống trả nổi và nếu không cậy nhờ vào quyền năng của Thiên Chúa, chúng ta sẽ vấp ngã và phạm tội. Khi phạm tội chúng ta sẽ đối diện với cái chết như tổ phụ chúng ta là ông A-dong và bà E-Và như đồ biểu: CÁM DỖ-> VẤP NGÃ->PHẠM TỘI->ĐI ĐẾN SỰ CHẾT. A-DONG, E-VÀ-> BỊ CÁM DỖ-> KHÔNG CHỐNG LẠI->ĂN TRÁI CẤM->PHẠM TỘI->BỊ ĐUỔI RA KHỎI VƯỜI ĐỊA ĐÀNG-> ĐỐI DIỆN VỚI SỰ CHẾT. Chính Chúa Giêsu cũng bị Ma Quỷ cám dỗ khi người vào sa mạc ăn chay 40 đêm ngày: ( Mt 4:2-4).

Các thánh khuyên nhủ, thánh Anphongsô: “ Khi bị cám dỗ hãy kêu tên cực trọng:” GIÊSU-MARIA-GIUSE”, hay kêu van Đức Mẹ. Danh Mẹ : MARIA: Hỏa ngục đều khiếp sợ. Đọc với ý thức, xin cứu con.” Nhiều khi chúng ta không dám đọc hay vì mình muốn phạm tội, hay mình thích làm điều đó (!).

Thánh Augustino khuyên hãy khiêm tốn cầu xin: “ Lạy chúa, xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con” biết mình đang đứng ở đâu? Cần phải có ơn Chúa. Trong bài hát: “ Chúa Là Đấng Từ Bi và Nhân Hậu ” thường dùng trong các thánh lễ an táng có câu: “ Như người cha xót thương con cái mình,...vì Người biết chúng ta được dựng nên bằng gì. Người vẫn nhớ chúng ta là Cát Bụi!”. Thánh Vianey giáo xứ Art bị cám dỗ hàng ngày, ngày nào cũng bị Ma Quỷ đánh đập, hiện nay trong phòng ngài ở còn lưu lại những vết máu do Ma Quỷ đánh đập, nhưng ngài khẳng định và luôn xác tín: Hôm sau ngài sẽ bắt được con cá mập: Những người tội lỗi đến xin xưng tội quay về với Chúa.

(b)-ĐẶT CÂU HỎI : *Câu hỏi một: Một người hỏi: có cách nào chống trả cơn cám dỗ: Cha Long khen đặt câu hỏi hay, đúng trọng tâm, ngài trả lời: Có ba cách:

(1)-Cầu nguyện: Sở dĩ chúng ta vấp ngã là vì chúng ta cầu nguyện chưa đủ, hoặc chúng ta không cậy dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Chúng ta biết Quỷ Ma rất sợ khi chúng ta kêu tên cực trọng Thiên Chúa và Mẹ Maria.

(2)-Hãy khiêm tốn: Đừng bao giờ kiêu ngạo, tiếng Mỹ có câu: “ Never say never”, các thánh cũng khuyên chúng ta: “ Bạn đừng nghĩ bạn ở trong đường nhân đức xa và lâu!” .

(3)-Ăn chay: Tránh cơn cám dỗ, chúng ta nên ăn chay. các tông đồ về thưa với Chúa về con Quỷ bất trị, Ngài nói: “ Quỷ này muốn trừ được phải ăn chay!”.

(4)-Hãm mình: Xưa các dòng hay có truyền thống hãm mình bằng cách đánh tội, từ ngày Công Đồng Vatican II ra đời đã bỏ việc đánh tội. Hãm mình là cố gắng bỏ những thú vui, nết xấu, sở thích cá nhân...

(5)- Việc lành phúc đức, bác ái: Cho nhau những điều người khác không cho được, giúp cơ quan từ thiện, người nghèo, người tàn tật, công việc nhà Chúa, đóng góp xây dựng nhà Chúa...

*Câu hỏi 2: Đánh bài có tội không? : Hành vi đánh bài tự nó không có tôi, tội hay không là hậu quả của nó như: Ham tiền,cá độ. Đánh bài đơn thuần không có tội, có tội hay không là do hậu quả gây nên như làm gia đình đổ vỡ, đánh bài luôn luôn ăn ít thua nhiều dẫn đến chuyện dấu vợ dấu con, cầm nhà, cầm xe, làm đổ vỡ gia đình, nên người xưa có câu: “ Cờ bạc là bác thằng bần”. Khi sa vào cạm bẫy với thú đam mê dẫn đến phạm thêm các tôi khác, vì đánh bài được ăn free, ở phòng free và free nhiều thứ dẫn đến nhiều thứ tội kế tiếp.. Ngài nói đôi khi chỉ một mình trong sa mạc vẫn bị cám dỗ. Chúa còn bị cám dỗ khi ăn chay cầu nguyện kia mà.

2-NHU CẦU ÂN SỦNG: Sư khôn ngoan của Giáo Hội là cố tạo những Ân-Sủng cho con cái kín mục qua nhiều phương diện như: CÁC ƠN ĐẠI XÁ, TOÀN XÁ khi chúng ta tham dự các Đại Hội, hành hương các nơi thánh địa. Ân Sủng của Thiên Chúa ban xuông mạnh mẽ để tái lập sự hư nát từ thời tổ phụ A-Dong và E-Và cho đến nay. Đến đây ngài mời mọi người đứng lên lên nghe đoạn Phúc Âm về: Người Con Hoang Đàng trong: “ Dụ ngôn Người Cha Nhân Hậu ” ( Lc: 15: 11-24) :”... Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với Cha, chẳng còn đáng gọi là con Cha nữa...nhưng người cha liền bảo các đầy tớ: “ Mau đem áo đẹp nhất ra đay mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu. Rồi đi bắt con bê vỗ béo làm thịt để chúng ta ăn mùng. Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy...”

(1)-TỘI VÀ VẠ: Khi bị cám dỗ, chúng ta không chống trả nổi, vấp phạm và sa ngã, Chúa đã thiết lập Bí Tích Hòa Giải để tha các tội chúng ta phạm. Tội thì được tha, tuy nhiên Vạ vẫn còn, như người ăn cắp, ăn trộm, phạm những điều phương hại đến đức ái phải đền trả, như lấy trộm tiền bạc, của cải phải trả lại người mình đã lấy. Sâm lấn đất đai, tài sản của người. Nếu người ấy không thể trả được, phải trả vào các nơi như: Thánh đường, cơ quan từ thiện, người nghèo, cơ sỏ xã hội, trường học...

Ngài cũng nói, khi chúng ta phạm tội ít khi nhận tội, hay đổ lỗi cho người khác như ông A-Dong đổ lỗi cho bà E-Và, Bà E-Và đổ lỗi cho con rắn. Ngài nói, khi có lỗi, nên nhận lỗi, sửa lỗi, xin lỗi và đến Tòa Hòa Giải xin làm hòa với Thiên Chúa qua linh mục giải tội. Thay quyền Chúa để tha tội

Tội và vạ phải đền trả đời này hoặc đời sau, tôi càng nặng, cảng nhiều, đền trả càng lâu, càng nhiều, đời này chưa đủ , phải đền trả đời sau. Đời này thông qua những Ân Sủng của Thiên Chúa trao ban qua: (a)-ƠN TOÀN XÁ, ƠN ĐẠI XÁ, THAM DỰ CÁC ĐẠI HỘI NHƯ LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT, ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LA VANG..., THAM DỰ CÁC THÁNH LỄ THỨ SÁU, THỨ BẢY ĐẦU THÁNG NHƯ GIÁO HỘI ẤN ĐỊNH, ĐI ĐÀNG THÁNH GIÁ, VỚI NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIÁO HỘI ẤN DỊNH: Xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. Những việc chúng ta làm hiện nay nên chỉ cho các linh hồn nơi luyện ngục để các linh hồn sau này sẽ cầu nguyện trả lại cho chúng ta đời sau.

(b)-CÁC VIỆC LÀNH PHÚC ĐỨC: Việc làm từ thiện như giúp đỡ người nghèo, nâng đỡ người cô thế, giúp nhà thờ, giúp công việc xây cất Đền Thánh, dâng cúng cho các cơ sở tật nguyền, ngèo khó, cô nhi quả phụ. Chúa phán : “ Ai cho kẻ nào một miếng nước lã cũng không mất phần thưởng”. Nên nhớ những đồng tiền cho đi, thiên Chúa cho lại gấp trăm gấp ngàn. Trong câu chuyện người Phú Hộ và người nghèo khó Lazarô, ông nhà giàu đâu có tội gì, chỉ có tội thiếu xót, không nghĩ đến anh em mình, ích kỷ.

(c)-CHỊU ĐAU KHỔ: Hy sinh chịu đau khổ về phần thể xác, thể lý, tinh thần, tâm hồn cách trọn vẹn và biết kết hợp với Thập Giá Chúa Kitô. Tất cả các việc làm nêu trên có thể đền trả TỘI VÀ VẠ đời này, hơn là chúng ta phải đền trả đời sau. Đời sau chúng ta còn nhớ đoạn Phúc Âm Về người Phú Hộ và ông Lazarô: “ Ông ta chỉ xin nhỏ một giọt nước xuống cho bớt nóng, nhưng tổ phụ Abram nói: “ Bên này, bên ấy có một khoảng cách không thể qua được!”

3-TÓM KẾT: Ngài mời gọi mọi người với tấm lòng khiêm tốn như câu chuyện trong Phúc Âm: “ Lời cầu nguyện của người thu thuế: “ Lạy Chúa xin thương xót con, vì con là kẻ tội lỗi”. Hay với tâm tình của Đức Giáo Hoàng Phaxicô: “ quì xuống và kêu van như người phong hủi: “ Lạy Thầy, nếu Thầy muốn, thì con được sạch.” Và chúng ta hãy sống với hoa trái Chúa trao ban cho là: NIỀM VUI, BÌNH AN, LÒNG PHỚI PHỚI, SỐNG CÔNG CHÍNH, đừng để lương tâm cắn dứt để kéo chúng ta về với Chúa là Đấng đầy lòng Thương -Xót, và để chúng ta: “ Xin cho con biết Chúa, xin cho con biết con”../.

Mùa Phục sinh và Đại Lễ Lòng Chúa Thương xót.

Joseph Phan Văn Sỹ ( Phan Hương Nam)