Tìm kiếm sự hiệp nhất tiên quyết đòi hỏi một “sự thay đổi nội tại” để mở ra cho những tín hữu “một cuộc sống mới trong Đức Ki-tô,” Đức Thánh Cha đã nói lúc giờ Kinh kính Đức Mẹ vào Chúa Nhật, 22 tháng Một ở Công trường Thánh Phê-rô, nói về Tuần lễ Cầu nguyện, mà sẽ được kết thúc vào thứ Tư, 25 tháng Một. Sau lời nguyện Mẹ Maria Trinh Nữ, Đức Thánh cha đã gửi lời chúc tốt lành nhất của ngài đến các dân tộc Viễn Đông đang kỷ niệm chào mừng năm mới âm lịch.

Anh Chị Em thân mến,

Chúa Nhật này rơi vào giữa của Tuần lễ Cầu nguyện cho sư hiệp nhất Ki-tô giáo được cử hành từ 18 đến 25 tháng Một. Tôi tha thiết mời gọi mọi người tham gia trong lời cầu nguyện mà Chúa Giê-su đã bày tỏ với Đức Chúa Cha trước lúc Thương Khó của người: “Rằng tất cả nên một … để thế gian có thể tin” (Jn. 17: 21). Nhất là năm nay sự suy gẫm của chúng ta trong thời gian Tuần lễ Cầu nguyện cho sự hiệp nhất ám chỉ trong một đoạn trích của Thư Thứ Nhất Thánh Phao-lô gửi tín hữu Cô-rin-tô, từ đó đề tài này được trình bày cụ thể: “Chúng ta tất cả sẽ được thay đổi bởi chiến thắng của Chúa Giê-su Ki-tô chúng ta” (xem 1 Cr. 15: 51-58). Chúng ta được kêu gọi để suy tưởng chiến thắng của Đức Ki-tô vượt lên trên tội lỗi và cái chết, đó là, sự Phục Sinh của Người, như một sự kiện mà thay đổi một cách triệt để cho tất cả những ai tin vào người và ban cho họ lối vào cuộc sống trường sinh và bất hủ. Ngoài ra còn để nhận biết và chấp nhận sức mạnh chuyện đổi của đức tin trong Chúa Giê-su Ki-tô để trợ giúp Ki-tô hữu trong việc tìm kiếm bằng sự hiệp nhất tràn đầy tự chính mình.

Năm nay nguồn liệu dành cho Tuần lễ Cầu nguyện cho sự Hiệp Nhất đã được chuẩn bị bởi một nhóm người Ba Lan. Trên thực tế Ba Lan đã trải qua một lịch sử lâu dài của sự chiến đấu dũng cảm chống lại nhiều tai họa khác nhau và liên tiếp đã đưa ra bằng chứng của tính kiên quyết tuyệt vời, đầy sinh khí bởi đức tin. Vì lý do này, những từ của đề tài được nêu lên ở trên gây tiếng vang và ấn tượng đặc biệt ở Ba Lan. Trải qua hàng thế kỷ, Ki-tô hữu Ba Lan đã có khả năng trực giác một chiều kích tâm linh trong nỗi khát khao cho tự do của mình, và họ đã hiểu rằng chiến thắng thực sự có thể giành được nếu nó được kèm theo bởi một sự chuyển đổi tự bên trong sâu thẳm. Họ đã nhắc nhở chúng ta rằng sự tìm kiếm của chúng ta để hiệp nhất có thể được hướng dẫn một cách thiết thực nếu sự thay đổi diễn ra trước hết là tự bên trong chúng ta nếu chúng ta để Thiên Chúa hành động, nếu chúng ta tự để mình được chuyển đổi vào trong hình ảnh của Đức Ki-tô, nếu chúng ta bước vào đời sống mới trong Đức Ki-tô, người mà đã thực sự chiến thắng.

Sự hiệp nhất có thể trông thấy của hết thảy Ki-tô hữu luôn là một bổn phận mà được đến từ trên cao, từ Thiên Chúa, một bổn phận mà nó đòi hỏi sự khiêm nhường nhận biết sự yếu đuối của chúng ta và của việc đón nhận món quà ấy. Tuy nhiên, hãy dùng cụm từ mà Chân Phước John Paul II yêu mến đển nhắc lại, mỗi món quà cũng trở nên một lời cam kết. Sự hiệp nhất đến từ Thiên Chúa, vì vậy đòi hỏi chúng ta sự cam kết hàng ngày để cởi mở với nhau trong tình bác ái.

Tuần lễ Cầu nguyện dành cho sự hiệp nhất Ki-tô giáo đã trở thành nét đặc trưng trong hoạt động hướng về sự thống nhất Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới của Giáo Hội từ nhiều thập kỷ. Lúc mà chúng ta dâng lời cầu nguyện cho sự tham gia tron vẹn của những môn đệ Đức Ki-tô sẽ cho phép chúng ta hiểu biết một cách sâu sắc hơn điều mà chúng ta được thay đổi bởi chiến thắng của Người, bởi sức mạnh Phục Sinh của Người.

Thứ tư tới, theo như yêu cầu, chúng ta sẽ kết thúc Tuần lễ Cầu nguyện với nghi thức trọng thể tưởng niệm những giờ Kinh chiều về Lễ Kính sự Biến đổi của Thánh Phao-lô, trong Thánh Đường Basilica thuộc Ngoại vi Bức Tường Thánh Phao-lô, nơi mà những đại diện thuộc những Giáo Hội khác nhau và những Cộng đồng Ki-tô giáo sẽ hiện diện. Tôi mong mỏi nhiều người trong các bạn tham dự trong buổi gặp gỡ phụng vụ này để cùng nhau phục hồi lời cầu nguyện của chúng ta trước Thiên Chúa, mạch nguồn của sự hiệp nhất. Chúng ta hãy phó thác nó từ giây phút này Với niềm tin con cái, chúng ta hãy phó thác nó từ giây phút này trước sự bênh vực, chở che của Đức Maria Đồng Trinh, Mẹ của Giáo Hội.