Chúa Nhật Thứ V Mùa Phục Sinh – Năm A - (Acts 6: 1-7; Psalm 33; Peter 2: 4-9; John 14: 1-1

Ngay cả trong sư bộc lộ xúc động nhiệt tình đầu tiên với cộng đồng Ki-tô giáo sơ khai đã phải chiến đấu với khả năng cạnh tranh và bất đồng. Những tập quán cổ hủ đã chết cứng và luôn có sự cám dỗ để chăm sóc tốt hơn những người mà gần gũi và thân mật hơn những người khác. Sự xung đột, tranh chấp đã kéo theo ngôn ngữ và những dòng văn hóa – chẳng có gì mới mẻ dành cho điều đó vì vấn đề đó vẫn còn rất nhiều đối với chúng ta. Nhưng đời sống bình thường – chia sẻ - là nguyên tắc trân trọng cộng đồng đầu tiên và nó đã được bảo vệ bằng mọi giá.

Bẩy người được tuyển chọn này chịu trách nhiệm cho sự phân chia thực phẩm đều không chỉ là những viên chức. Công việc này yêu cầu phải có nhiều khôn ngoan, khéo léo và sự trưởng thành tâm linh. Công bằng, chính trực và hiệp nhất là những tính cách thiết yếu của cộng đồng Ki-tô giáo đích thực, hoặc bấy kỳ cộng đồng nhân đạo chân chính nào. Những nguyên tắc này dễ dàng trở thành những nạn nhân đối với sự ích kỷ, độc quyền, đa nghi sợ hãi và hất hủi những ai khác với chúng ta – bạn biết, “họ”. Vào những thời điểm khác nhau trong lịch sử của nó Giáo Hội Ki-tô giáo đã phải chiến đấu với chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa phân biệt dân tộc, bất đẳng giới và những dị biệt giai cấp xã hội trong hàng ngũ của nó – và đó là cuộc chiến khó có thể vượt qua. Duy nhất sự cảnh giác và một sự ủy thác không dao động vào những ý tưởng Tin Mừng sẽ bảo vệ cộng đồng Ki-tô giáo khỏi bị xô vào những hành vi và thái độ mà tạo ra một sự nhạo báng của việc rao giảng Tin Mừng. điều đó minh nhiên từ việc đọc mà tôn trọng triệt để đối với tầm nhìn này là cội nguồn của việc truyền bá đức tin.

Tác giả 1 Phê-rô cũng có một tầm nhìn – đó là ngôi đền thờ mới hoặc là nơi trú ngụ dành cho Thiên Chúa không xây dựng bằng những tảng đá mà bằng tâm trí và tâm hồn của các tín hữu. Ông đã xây dựng ngôi đền thờ mới này bằng ẩn dụ và tượng trưng, vì khi ông viết là thư này, ngôi đền thờ nguyên thủy không còn đứng vững, đã bị phá hủy trong lúc chiến tranh với La Mã. Những hy sinh không còn gồm cả những động vật bị giết thịt mà chỉ còn lại những hành động tinh thần của lòng từ bi và nhân ái. Và nền tảng của ngôi đền thờ mới này là hiện thân Chúa Giê-su. Có bao giờ lưu ý rằng không phải ai cũng nhìn thấy Người trong ánh sáng này – đây là tầm nhìn cá nhân của những ai tín thác nơi Người. Thậm chí sự tượng hình về một chủng tộc được lựa chọn – chức tư tế huy hoàng và dân tộc mộ đạo không có nghĩa là để đề cao cái tôi tập thể của cộng đồng hoặc khuyến khích họ có cái nhìn coi thường người khác. “Uy thế” được ban tặng đơn thuần chỉ là để minh họa nhiêm vụ và chức vụ của mình – phục vụ Thiên Chúa và nhân loại.

Chúa Giê-su nói bằng những câu đố và những điều bí ẩn, các môn đệ bối rối và sợ hãi. Người sẽ đến một nơi mà ở đó những người khác không thể đi đến, nhưng họ sẽ đến sau. Họ không biết lối, nhưng Chúa Giê-su tuyên bố chính Người là đường, là sự thật và là sự sống. Trước yêu cầu ngọt ngào gợi ý của Phi-lip-phê để họ được thấy Đức Chúa Cha, Chúa Giê-su đã làm họ kinh ngạc bằng việc nhấn mạnh rằng nếu họ đã thấy Người tức họ đã thực sự thấy Chúa Cha.

Trong Tin Mừng của Thánh Gio-an đã dạy chúng ta bất cứ điều gì đều là những biểu tượng và những ẩn dụ của ông và không bao giờ được thực hiện bằng nghĩa tường minh. “Nơi” hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, không phải là một vị trí “trên đó.” Họ không biết đường đi hoặc nẻo đến, nhưng Chúa Giê-su đã nhấn mạnh rằng Người, chính người là con đường mà họ tìm kiếm. Điều này không có nghĩa tổ chúc Ki-tô giáo mà là cá nhân Chúa Giê-su và mẫu mực đời sống của Người: vâng phục trước ý muốn của Thiên Chúa và một cuộc đời được xác định bởi tình yêu và phục vụ. Người là chân lý của cuộc sống cho đi mà chân lý thì không phải là học thuyết hoặc thậm chí không phải là định nghĩa thuộc lý trí, nhưng sự phô bày của Thiên Chúa không ai đã thấy hoặc đã biết.

Chúa Giê-su đáp lời yêu cầu của Thánh Phi-lip-phê để được thấy Đức Chúa Cha, với lời tuyen bố sửng sốt rằng thấy Người là thấy Đức Chúa Cha. Sự tương đồng vật lý không hiện diện trong câu hỏi này – vậy Chúa Giê-su nghĩa là gì? Duy nhất điều này: Chúa Giê-su bộc lộ bản tính của Thiên Chúa trong hình thức con người – Người là một Thiên Chúa được hoàn toàn nhận biết cá nhận – và rằng bản chất mà Thánh Gio-an kể với chúng ta ở những nơi nào khác đều là ánh sáng và tình yêu. Không có ích kỷ, sợ hãi, tàn ác hay bạo lực. Một cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su là một cuộc gặp gơ với Thiên Chúa, đó là sứ mệnh tương đồng mà Chúa Giê-su đã đặt lên những môn đệ của người. Một mệnh lệnh cao cả, và tiếp đó không thể, trừ phi chúng ta tuân thủ trong Chúa Giê-su vì người yêu cầu, bước đi trong tình yêu và chúng ta tự cho phép được trao quyền bời Thánh Thần.

Chúa Giê-su thực sự là đường đi, nẻo đến, và tất cả những ai tìm kiếm Thiên Chúa phải mang tâm trí và tâm hồn mình vào sự hòa hơp với Mạch Nguồn ấy, đó là tình yêu tự thân.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)