PHÚC CHO NHỮNG AI BỊ BÁCH HẠI VÌ LẼ CÔNG CHÍNH
“Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì họ sẽ được nước trời làm gia nghiệp. Phúc cho các ngươi khi người ta ghen ghét, bách hại các ngươi vì Danh Ta, hãy vui mừng vì phần thưởng các ngươi sẽ trọng đại ở trên trời” . (Mt.5,1-12).
Câu Kinh Thánh ấy chiều nay ngân vang bên tai tôi khi đọc những dòng tin về việc Cơ quan công quyền đã dùng các biện pháp tiểu nhân hèn hạ, ngăn chặn cuộc sống tối thiểu, bần cùng của những người dân tứ xứ bằng cách can thiệp buộc các chủ nhà trọ đuổi những giáo dân đã tham gia cầu nguyện ở Xứ Thái Hà ra khỏi nơi họ đang nương náu. Có phải đó là bước đầu cho một chiến dịch khủng bố thầm lặng trong bóng tối của một thế lực đen với những con người đang đòi ánh sáng công lý?
Khi những cuộc cầu nguyện bất bạo động diễn ra, hàng ngàn giáo dân tỏ rõ nhiệt tâm của mình với Giáo hội. Những giáo dân Hà Nội nô nức đã đành, bên cạnh họ, có rất nhiều giáo dân từ các địa phận đến công tác, học tập và kiếm sống đã không quản ngại cuộc sống đang khó khăn, không quản ngại những việc gây khó dễ của nhà cầm quyền để cùng hiệp thông với giáo dân Hà Nội.
Hình ảnh đó nói lên nhiều điều, mà điều rõ nhất là sự hiệp nhất, thông công trong Giáo hội Công giáo thật rộng lớn, sâu sắc bằng những hành động thực tế, bằng những hi sinh thầm lặng và can trường, dũng cảm. Sự hiệp nhất, thông công đó, là cội nguồn sức mạnh của cộng đồng dân Chúa không chỉ ở Hà Nội, mà là cả Giáo hội Việt Nam và cộng đồng dân Chúa toàn cầu.
Những sự đau đớn vì bị bách hại của người Công giáo qua các thời kỳ lịch sử, đã có nhiều sử gia chép lại. Lịch sử Giáo hội Việt Nam cũng đã được viết nên bằng máu qua nhiều giai đoạn. Gương các Thánh tử đạo Việt Nam còn đó, là những minh chứng cho điều vừa nói trên.
Các Thánh tử đạo Việt Nam đã hi sinh cả mạng sống của mình cho Giáo hội được trường tồn vĩnh cửu, cho Lời Chúa được thực hiện. Họ đã lấy máu để chứng minh cho niềm tin. Những giọt máu anh hùng của họ, đã nảy sinh một giáo hội Việt Nam đông đúc, kiên cường tồn tại cho đến ngày nay. Dù phải trải qua nhiều giai đoạn khắc nghiệt nhất so với lịch sử Giáo hội Công giáo, khi phải chung sống với một chế độ lấy vô thần, bạo lực làm tôn giáo chính thống cho mình.
Quay lại những hành động ngày hôm nay, việc những người tham gia cầu nguyện bị làm khó dễ, chẳng có gì là lạ. Những hành động hèn hạ kia không làm cho ai ngạc nhiên. Qua một quá trình dài sống chung, người ta đã biết những ngón nghề của họ, từ tinh vi, bạo lực, đến âm thầm, bẩn thỉu. Có thể những ngón đòn kia chỉ là một miếng cắn nhỏ, cũng có thể còn có những hành động khốc liệt hơn trong thời gian tới chăng?
Với chế độ cộng sản, mọi điều có thể xẩy ra. Ở đất nước đàn anh Cộng sản Trung hoa, chỉ một đêm, quãng trường Thiên An môn ngập máu. Dưới bàn tay của đồng chí Polpot, một thời là đồng chí của Đảng CS Việt Nam, hàng triệu người Campuchia đồng chủng của hắn đã bị tàn sát bằng cuốc, thuổng để xây dựng một chế độ “Xã hội chủ nghĩa trong sạch”… Theo David Barrett, chủ biên World Christian Encyclopedia, Stalin đã giết hơn 40 triệu dân Nga, phá hủy 48.000 nhà thờ, làm mọi cách tận diệt giáo hội Chính Thống Giáo.
Đã một thời gian dài, những người giáo dân, các “công dân hạng hai” luôn sống trong sự sợ hãi. Sự sợ hãi, đó là một trong những căn nguyên làm nên sự hèn hạ, bạc nhược cả một dân tộc, một đất nước.
Ở Việt Nam, sự sợ hãi đã được hình thành và phát triển qua hàng chục năm, qua bao thế hệ, trở thành sự sợ hãi truyền kiếp, như những phản xạ từ có điều kiện chuyển sang phản xạ không điều kiện. Chính vì vậy, mà bóng đen của ma quỷ ngang nhiên tồn tại hoành hành xã hội bằng tham nhũng, bằng bạo lực, bằng sự băng hoại các giá trị đạo đức và tinh thần xã hội với chủ nghĩa tôn thờ vật chất và thực dụng.
Cũng chính vì vậy, mà người ngay thẳng, trung thực, đã bị nhiều những điều thiệt thòi và hệ lụy, Những con người công chính không dám làm những việc công chính, cũng không dám bày tỏ khát khao công lý của mình mà buộc chấp nhận những nghịch lý đời sống như sự cướp đoạt, cưỡng chiếm mà không dám hé môi. Nghịch cảnh đó đã kéo một thời kỳ quá dài trong lịch sử đất nước.
Với người Công giáo Việt Nam, họ hiểu nhiều những điều khốc liệt có thể có. Nhưng họ đã không quản ngại những gì có thể gặp phải trên bước đường đi đòi công lý và sự công bằng. Vì khi họ dấn thân, có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những điều tàn khốc với một tinh thần vui vẻ. Bởi họ tin rằng: “Phúc cho những ai đói khát công chính, vì họ sẽ được no đủ” (Mt 5, 6). Cũng vì vậy, những hành động hèn hạ kia, không hề có tác dụng đưa người ta trở lại sự sợ hãi.
Những cuộc cầu nguyện hôm nay mở đầu cho một thời kỳ lịch sử của Giáo hội Việt Nam, khi người dân đã bước ra ánh sáng, đối mặt với bạo lực và súng đạn đòi hỏi công lý được thực thi. Với nến sáng niềm tin trong tay, với lòng thành dâng lên Thiên Chúa qua những lời hát hòa bình thánh thiện, thì những đe dọa, những hành hung đối với họ chỉ là một thứ gia vị không nên có trong một bữa tiệc không mong muốn mà nhà cầm quyền buộc họ ngồi vào.
Nói một cách khác, người giáo dân hôm nay, đã bước đầu tự vượt qua sự sợ hãi của chính mình. Khi con người vượt qua sự sợ hãi, có nghĩa là khó có một thế lực đen tối nào đe dọa được họ, dù có thể khuất phục, cưỡng bức họ về thể xác.
Con người nào cũng đi đến cái chết, chế độ nào rồi cũng qua đi, thời kỳ nào rồi cũng đi vào lịch sử, cái khác nhau ở mỗi con người, mỗi chế độ, mỗi thời kỳ là để lại cho nhân loại những thành quả hay hậu quả mà thôi.
Mới đây, ngày 12 tháng 6 năm 2007, người ta đã dựng tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, con số nạn nhân lên đến gần 100 triệu người.
Vì vậy, với những người đang nắm trong tay bạo lực và vũ khí nhưng không có lẽ phải, công lý. Hãy bằng những hành động của mình, xin giảm thiểu đi những hậu quả tai hại của một thời kỳ khốc liệt đối với Giáo hội, với đất nước và thế giới - Thời kỳ cộng sản.
Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2008
“Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì họ sẽ được nước trời làm gia nghiệp. Phúc cho các ngươi khi người ta ghen ghét, bách hại các ngươi vì Danh Ta, hãy vui mừng vì phần thưởng các ngươi sẽ trọng đại ở trên trời” . (Mt.5,1-12).
Câu Kinh Thánh ấy chiều nay ngân vang bên tai tôi khi đọc những dòng tin về việc Cơ quan công quyền đã dùng các biện pháp tiểu nhân hèn hạ, ngăn chặn cuộc sống tối thiểu, bần cùng của những người dân tứ xứ bằng cách can thiệp buộc các chủ nhà trọ đuổi những giáo dân đã tham gia cầu nguyện ở Xứ Thái Hà ra khỏi nơi họ đang nương náu. Có phải đó là bước đầu cho một chiến dịch khủng bố thầm lặng trong bóng tối của một thế lực đen với những con người đang đòi ánh sáng công lý?
Khi những cuộc cầu nguyện bất bạo động diễn ra, hàng ngàn giáo dân tỏ rõ nhiệt tâm của mình với Giáo hội. Những giáo dân Hà Nội nô nức đã đành, bên cạnh họ, có rất nhiều giáo dân từ các địa phận đến công tác, học tập và kiếm sống đã không quản ngại cuộc sống đang khó khăn, không quản ngại những việc gây khó dễ của nhà cầm quyền để cùng hiệp thông với giáo dân Hà Nội.
Hình ảnh đó nói lên nhiều điều, mà điều rõ nhất là sự hiệp nhất, thông công trong Giáo hội Công giáo thật rộng lớn, sâu sắc bằng những hành động thực tế, bằng những hi sinh thầm lặng và can trường, dũng cảm. Sự hiệp nhất, thông công đó, là cội nguồn sức mạnh của cộng đồng dân Chúa không chỉ ở Hà Nội, mà là cả Giáo hội Việt Nam và cộng đồng dân Chúa toàn cầu.
Những sự đau đớn vì bị bách hại của người Công giáo qua các thời kỳ lịch sử, đã có nhiều sử gia chép lại. Lịch sử Giáo hội Việt Nam cũng đã được viết nên bằng máu qua nhiều giai đoạn. Gương các Thánh tử đạo Việt Nam còn đó, là những minh chứng cho điều vừa nói trên.
Các Thánh tử đạo Việt Nam đã hi sinh cả mạng sống của mình cho Giáo hội được trường tồn vĩnh cửu, cho Lời Chúa được thực hiện. Họ đã lấy máu để chứng minh cho niềm tin. Những giọt máu anh hùng của họ, đã nảy sinh một giáo hội Việt Nam đông đúc, kiên cường tồn tại cho đến ngày nay. Dù phải trải qua nhiều giai đoạn khắc nghiệt nhất so với lịch sử Giáo hội Công giáo, khi phải chung sống với một chế độ lấy vô thần, bạo lực làm tôn giáo chính thống cho mình.
Quay lại những hành động ngày hôm nay, việc những người tham gia cầu nguyện bị làm khó dễ, chẳng có gì là lạ. Những hành động hèn hạ kia không làm cho ai ngạc nhiên. Qua một quá trình dài sống chung, người ta đã biết những ngón nghề của họ, từ tinh vi, bạo lực, đến âm thầm, bẩn thỉu. Có thể những ngón đòn kia chỉ là một miếng cắn nhỏ, cũng có thể còn có những hành động khốc liệt hơn trong thời gian tới chăng?
Với chế độ cộng sản, mọi điều có thể xẩy ra. Ở đất nước đàn anh Cộng sản Trung hoa, chỉ một đêm, quãng trường Thiên An môn ngập máu. Dưới bàn tay của đồng chí Polpot, một thời là đồng chí của Đảng CS Việt Nam, hàng triệu người Campuchia đồng chủng của hắn đã bị tàn sát bằng cuốc, thuổng để xây dựng một chế độ “Xã hội chủ nghĩa trong sạch”… Theo David Barrett, chủ biên World Christian Encyclopedia, Stalin đã giết hơn 40 triệu dân Nga, phá hủy 48.000 nhà thờ, làm mọi cách tận diệt giáo hội Chính Thống Giáo.
Đã một thời gian dài, những người giáo dân, các “công dân hạng hai” luôn sống trong sự sợ hãi. Sự sợ hãi, đó là một trong những căn nguyên làm nên sự hèn hạ, bạc nhược cả một dân tộc, một đất nước.
Ở Việt Nam, sự sợ hãi đã được hình thành và phát triển qua hàng chục năm, qua bao thế hệ, trở thành sự sợ hãi truyền kiếp, như những phản xạ từ có điều kiện chuyển sang phản xạ không điều kiện. Chính vì vậy, mà bóng đen của ma quỷ ngang nhiên tồn tại hoành hành xã hội bằng tham nhũng, bằng bạo lực, bằng sự băng hoại các giá trị đạo đức và tinh thần xã hội với chủ nghĩa tôn thờ vật chất và thực dụng.
Cũng chính vì vậy, mà người ngay thẳng, trung thực, đã bị nhiều những điều thiệt thòi và hệ lụy, Những con người công chính không dám làm những việc công chính, cũng không dám bày tỏ khát khao công lý của mình mà buộc chấp nhận những nghịch lý đời sống như sự cướp đoạt, cưỡng chiếm mà không dám hé môi. Nghịch cảnh đó đã kéo một thời kỳ quá dài trong lịch sử đất nước.
Với người Công giáo Việt Nam, họ hiểu nhiều những điều khốc liệt có thể có. Nhưng họ đã không quản ngại những gì có thể gặp phải trên bước đường đi đòi công lý và sự công bằng. Vì khi họ dấn thân, có nghĩa là sẵn sàng chấp nhận những điều tàn khốc với một tinh thần vui vẻ. Bởi họ tin rằng: “Phúc cho những ai đói khát công chính, vì họ sẽ được no đủ” (Mt 5, 6). Cũng vì vậy, những hành động hèn hạ kia, không hề có tác dụng đưa người ta trở lại sự sợ hãi.
Những cuộc cầu nguyện hôm nay mở đầu cho một thời kỳ lịch sử của Giáo hội Việt Nam, khi người dân đã bước ra ánh sáng, đối mặt với bạo lực và súng đạn đòi hỏi công lý được thực thi. Với nến sáng niềm tin trong tay, với lòng thành dâng lên Thiên Chúa qua những lời hát hòa bình thánh thiện, thì những đe dọa, những hành hung đối với họ chỉ là một thứ gia vị không nên có trong một bữa tiệc không mong muốn mà nhà cầm quyền buộc họ ngồi vào.
Nói một cách khác, người giáo dân hôm nay, đã bước đầu tự vượt qua sự sợ hãi của chính mình. Khi con người vượt qua sự sợ hãi, có nghĩa là khó có một thế lực đen tối nào đe dọa được họ, dù có thể khuất phục, cưỡng bức họ về thể xác.
Con người nào cũng đi đến cái chết, chế độ nào rồi cũng qua đi, thời kỳ nào rồi cũng đi vào lịch sử, cái khác nhau ở mỗi con người, mỗi chế độ, mỗi thời kỳ là để lại cho nhân loại những thành quả hay hậu quả mà thôi.
Mới đây, ngày 12 tháng 6 năm 2007, người ta đã dựng tượng đài kỷ niệm những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản, con số nạn nhân lên đến gần 100 triệu người.
Vì vậy, với những người đang nắm trong tay bạo lực và vũ khí nhưng không có lẽ phải, công lý. Hãy bằng những hành động của mình, xin giảm thiểu đi những hậu quả tai hại của một thời kỳ khốc liệt đối với Giáo hội, với đất nước và thế giới - Thời kỳ cộng sản.
Hà Nội, ngày 14 tháng 1 năm 2008