Ngày Tự do Báo chí Thế giới: Truyền thông vì Dân chủ

Hôm nay kỷ niệm “Ngày Tự do Báo chí Thế giới” với chủ đề “Truyền thông vì Dân chủ.

Con số 95 ký giả bị giết trong khi thi hành nhiệm vụ chỉ trong năm ngoái và 700 ký giả bị giết trong mười năm qua cũng như 348 ký giả bị tù đầy là những tiếng nói mãnh liệt cho thời đại hôm nay.

Qua các dữ liệu được Liên đoàn báo giới quốc tế phát hành vào tháng 4 năm nay, thì Hiệp hội Phóng viên không biên giới tố cáo các cuộc bạo lực chưa từng thấy đối với các ký giả, hầu hết họ là nạn nhân mà bị những người cố tình nhắm giết họ lúc họ đang làm nhiệm vụ của họ. Dẫu vậy, các ký giả và phóng viên vẫn tiếp tục mạo hiểm cuộc sống của họ trong các khu vực xung đột hầu có thể cung cấp tin tức trung thực và đáng tin cậy về các sự kiện đang xảy ra trên thế giới, và điều tra các câu chuyện về tội phạm và tham nhũng…

Chỉ số tự do báo chí thế giới
Một trong những mục tiêu của Ngày Tự do Báo chí Thế giới là bày tỏ lòng kính trọng đối với các ký giả đã hiến mạng trong lĩnh vực này. Một cách khác là đánh giá tình trạng tự do báo chí trên toàn thế giới. Tường trình về tự do báo chí thế giới, được công bố hàng năm do Hội các phóng viên không biên giới thực hiện, báo cáo chính xác qua các định giá về trạng báo chí trong 180 quốc gia. Chỉ có 24 phần trăm trong số những quốc gia này được cho là tốt. Na Uy đứng đầu danh sách về tự do báo chí, với Turkmenistan đứng chót.
Theo bản tường trình năm 2019, thì sự thù địch đối với các ký giả bị giới nhà lãnh đạo chính trị ở nhiều quốc gia kích động qua các hành động bạo lực ngày càng nghiêm trọng và thường xuyên đã gây ra một mức độ đáng sợ và nguy hiểm chưa từng thấy đối với các ký giả.

Ngày tự do báo chí thế giới
Ngày Tự do Báo chí Thế giới được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thành lập năm 1993 và được mừng kỷ niệm hàng năm. Năm nay, với chủ đề: “Truyền thông Tự do vì Dân chủ”: báo chí và bầu cử trong thời đại ngày nay, thảo luận về những thách đố mà giới truyền thông phải đối diện trong các cuộc bầu cử, vì truyền thông luôn phải hỗ trợ cho các tiến trình hòa bình hòa giải.
Khi công bố chủ đề này, ngài Tổng thư ký LHQ, ông Antonio Guterres, cho hay: Không có nền dân chủ nào hoàn hảo mà không cho quyền truy cập vào các nguồn tin minh bạch và đáng tin cậy. Đây là nền tảng cho việc xây dựng các thể chế công bằng và vô vị lợi, giữ cho các nhà lãnh đạo có trách nhiệm và nói lên sự thật trước quyền lực.
Báo cáo trung thực và báo chí nhằm xây dựng hòa bình đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh trong Thông điệp của Ngày Truyền thông Thế giới năm ngoái. Trong bản tin gửi cho Hội Báo chí Quốc tế, Đức Thánh Cha gọi các ký giả là những người bảo vệ cho sự trong sáng của tin tức và mô tả những gì họ làm không chỉ là một công việc thuần túy, mà còn là một trọng trách cho một sứ mệnh...