GNIEZNO/MOSCA (25/06/2007) Vai trò của con người và đâu là vị trí của con người trong việc phát triển kinh tế, chính trị và xã hội của Châu Âu đương đại?

Vấn nạn này đã được đề cập nhiều lần trong các cuộc hội thảo quốc tế càng mang chiều kích sâu xa hơn trước cuộc họp thượng đỉnh các nước Âu Châu ở Bruxelles nhằm đi đến một hiến pháp chung.

“Con người – con đường của Châu Âu. Làm thế nào để cho thế giới của chúng ta thành người hơn?” là chủ đề hội nghị lần thứ 7 tại Gniezno, nước Ba Lan, từ 15 đến 17 tháng 06 vừa qua.

Với sự tham dự của nhiều chuyên viên, học giả và các cấp lãnh đạo, cũng như đại diện của Giáo Hội Công Giáo, hội nghị không chỉ phân tích và nhấn mạnh đến vai trò của mỗi thành viên trong gia đình, trong cộng đoàn, trong xã hội và trong tiến trình lịch sử, mà còn muốn đề cập đến Châu Âu như là thước đo của nhân loại.

Mons. José Zycinsky, TGM Lublino và là thành viên của Hội Đồng Toà Thánh về Văn Hoá cho biết: “Sẽ là điểm yếu của chúng ta nếu chỉ là chứng nhân cho thế giới. Chúng ta cũng cần nhấn mạnh đến sự tiến triển của con người”. Đức TGM thêm rằng vấn đề “phẩm giá con người” phải đề cập đến với nhãn quan thần học và rằng không một nhân vị nào là xa lạ trong chúng ta.

Tổng Thống Cộng Hoà Ba Lan, Lech Kaczynsky, đã đề cập đến một trong những thách đố lớn của Châu Âu đương đại là mô hình của công dân âu châu như sau: “Liên Hiệp Châu Âu không thể áp đặt trên các châu lục khác, mà chúng ta cần mở ra cho bất kỳ ai trong tình liên đới. Châu Âu là một châu lục ngày càng theo sự tục hoá, vì thế vấn đề cần thảo luận không chỉ giới hạn trong hiến pháp, mà còn dựa trên các người dân. Tôi xác tín rằng con đường đi của Âu Châu là một con đường của con người, và con người rất cần Đức Tin. Rõ ràng thách đố lớn hiện nay là Châu Âu đang đánh mất đi những giá trị của nó”.

ĐHY Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh, đã lưu tâm đến vấn đề mỗi cá nhân là trung tâm của chính trị, văn hoá, và tất cả mọi khía cạnh khác của đời sống, vì thế cần thiết khởi đầu từ sự tôn trọng nhân phẩm. “Sẽ không có sự hiệp nhất, nếu không dựa trên sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần”. Ngài trích dẫn lời của ĐTC Gioan Phaolo II: “con người là con đường tiên quyết mà Giáo Hội phải đối diện trong việc hoàn thành sứ mệnh của mình”. Ngài cũng thêm rằng: “Hiện nay ở Châu Âu và trên thế giới, con người được đề cập đến với lối sống không thiên về luân lý, chủ yếu là dưới ánh sáng của sự tăng triển kinh tế….chúng ta không thể thinh lặng. Không phải đó là những giá trị mà con người tìm thấy trong đời sống. Lịch sử sẽ xét đoán thời đại chúng ta”.

Khi nói về những “giá trị mới” này, ĐHY đề cập đến việc: “chúng ta đã thừa hưởng sự sống, vì thế những quyết định tương đối về số phận con người không thể thông qua những thí nghiệm”. Thật vậy: “mầu nhiệm con người đã được khắc ghi trong mầu nhiệm cứu chuộc, vì thế nếu không tôn trọng phẩm giá nhân vị con người thì không thể loan báo ơn cứu độ được”.

ĐHY thêm rằng trong những năm gần đây con người đã minh chứng cho sự phát triển nhanh chóng về khoa học, mà không là nhân chứng cho sự thăng tiến về tinh thần trách nhiệm. “Châu Âu phải là Châu Âu của các giá trị kitô giáo, của Tin Mừng. Châu Âu phải là châu lục của kitô giáo”.

Một gương mặt cần phải được nhắc đến trong hội nghị là cựu phát ngôn viên Toà Thánh, Tiến Sĩ Joaquín Navarro-Valls. Ông đã trình bày về vấn đề hôn nhân và gia đình trong tương lai như một vấn đề tiên quyết cho tương lai của Châu Âu. Sau khi đã tái xác nhận rằng gia đình là một nền tảng quan trọng giữa người nam và người nữ, Navarro-Valls lưu ý đến sự nguy hiểm của khuynh hướng trình bày gia đình như là một mô hình của xã hội chóng qua. “Gia đình là một tế bào của xã hội con người, vì vậy sự trọn hảo và một nền văn hoá chân thật của con người không thể tăng triển trên bình diện luật lệ đang huỷ diệt nó. Những ai cho rằng sự thăng tiến gia đình dựa trên vấn đề kinh tế, thì điều có thể làm quân bình thế giới chăng? Đây là một khía cạnh mang tầm quan trọng trong xã hội, đặc biệt khi nó là nền tảng của xã hội, và là nền tảng của gia đình”.

Sự bảo vệ gia đình, bảo vệ căn tính kitô giáo là một vấn đề cần được nêu lên trong mỗi người chúng ta: tôi là ai và tôi trình bày về nhân vị của tôi cho người khác như thế nào. Đây không chỉ là vấn đề Châu Âu đi về đâu, mà vấn đề của các bạn, hỡi các nhà chính trị, các bạn đưa chúng tôi đi về đâu?”