Chương VII: Sứ mệnh của Các Phương Tiện Truyền thông và của chính Truyền Thông



“Giáo hội sẽ dành tầm quan trọng lớn hơn cho các phương tiện truyền thông xã hội và sẽ sử dụng chúng để truyền giảng Tin Mừng” (DP 158)

Các phương tiện truyền thông, các ý thức hệ và các nền văn hóa

140. Một trong những thách thức lớn đối với Giáo hội là suy nghĩ về việc làm cách nào tự định vị mình trong thế giới liên nối kết này. Các phương tiện truyền thông xã hội đại chúng truyền tải các mẫu mực tác phong, lối sống, các giá trị và não trạng nhằm truyền bá một nền văn hóa có xu hướng tự áp đặt và tiêu chuẩn hóa thế giới nối kết qua lại của chúng ta. Vấn đề là sự quyến rũ về ý thức hệ bởi não trạng duy tiêu thụ, chủ yếu ảnh hưởng đến giới trẻ. Trong nhiều trường hợp, người trẻ bị dẫn đến chỗ không còn qúy chuộng - và thậm chí bác bỏ - nền văn hóa và truyền thống riêng của chính họ, chấp nhận một cách không phê phán mô hình văn hóa đương thịnh. Điều này gây ra việc bứng gốc và mất bản sắc.

Các phương tiện truyền thông của Giáo Hội

141. Giáo hội có một cơ sở hạ tầng các phương tiện truyền thông, đặc biệt là các đài phát thanh, vốn là phương tiện truyền thông chính của mình. Các phương tiện truyền thông có thể là một dụng cụ rất quan trọng để truyền tải lối sống Tin Mừng, các giá trị và tiêu chuẩn của nó. Chúng cũng là một phương tiện để cung cấp thông tin về những gì đang xảy ra ở Amazon, đặc biệt liên quan đến các hậu quả của một lối sống nhằm hủy hoại - được truyền thông che giấu trong tay các tập đoàn lớn. Đã có một số trung tâm truyền thông xã hội được điều hành bởi chính người dân bản địa; họ trải nghiệm niềm vui khi có thể phát biểu lời lẽ và tiếng nói của chính họ không những với các cộng đồng của chính họ mà còn với cả thế giới bên ngoài nữa. Thế giới bản địa cho thấy các giá trị không được thế giới hiện đại chia sẻ. Đó là lý do tại sao điều quan trọng là chính các người bản địa được trao quyền sử dụng các phương tiện truyền thông. Việc đóng góp của họ có thể cộng hưởng với và hỗ trợ cho việc hoán cải sinh thái của Giáo hội và hành tinh. Đây là về thực tại Amazon phát sinh từ Amazon và có các hậu quả hành tinh.

Các gợi ý (xem DAp. 486)

142. Những điều sau đây được đề nghị:

a. Huấn luyện toàn diện các nhà truyền thông bản địa, đặc biệt là người bản địa, để tăng cường các trình thuật chuyên biệt đối với lãnh thổ.

b. Sự hiện diện của các tác nhân mục vụ trong các phương tiện truyền thông đại chúng.

c. Tạo ra, cổ vũ và củng cố các đài phát thanh và các đài truyền hình mới với các nội dung phù hợp với thực tại Amazon.

d. Sự hiện diện của Giáo hội trên Internet và các mạng truyền thông khác để nâng cao ý thức về thực tại của Amazon ở các phần khác của thế giới.

e. Một kế hoạch mục vụ chuyên biệt bao gồm các phương tiện truyền thông khác nhau trong tay của Giáo hội và những người làm việc trong các phương tiện truyền thông khác.

f. Phải cổ vũ trong các cơ cấu và máng chuyển của Giáo hội hoàn vũ việc tạo ra và phổ biến nội dung về tính liên quan của Amazon, các dân tộc và các nền văn hóa của nó đối với thế giới.

Chương VIII: Vai trò tiên tri của Giáo hội và việc cổ vũ nhân bản toàn diện

“Từ tâm điểm của Tin Mừng, chúng ta thấy mối nối kết sâu sắc giữa việc truyền giảng Tin Mừng và sự tiến bộ của con người, một điều nhất thiết phải tìm được biểu thức và phát triển trong mọi công việc truyền giảng Tin Mừng” (EG 178)

Giáo hội vươn tay ra

143. Giáo hội có sứ mệnh truyền giảng Tin Mừng, một điều cũng ngụ ý cam kết cổ vũ việc thi hành trọn vẹn các quyền của các dân tộc bản địa. Thực thế, khi những dân tộc này họp nhau, họ nói về linh đạo cũng như về những gì đang xảy ra với họ và các vấn đề xã hội của họ. Giáo hội không thể từ bỏ mối quan tâm của mình đối với sự cứu rỗi toàn diện con người, một điều đòi phải ủng hộ nền văn hóa của các dân tộc bản địa, nói đến các nhu cầu sống còn của họ, đồng hành với các cuộc di chuyển của họ và tham gia các lực lượng để đấu tranh cho quyền lợi của họ.

Giáo hội lắng nghe



144. Chúa Thánh Thần nói trong tiếng nói của người nghèo; Giáo hội phải lắng nghe họ vì họ là nguồn cứ liệu tư tưởng thần học. Khi lắng nghe nỗi đau, sự im lặng trở nên cần thiết để có thể nghe được tiếng nói của Chúa Thánh Thần. Giọng nói tiên tri ngụ ý một ánh mắt chiêm niệm mới có khả năng thương xót và cam kết. Là thành phần của người dân Amazon, Giáo hội làm mới lời tiên tri từ truyền thống bản địa và Kitô giáo. Nhưng nó cũng có nghĩa là nhìn bằng một lương tâm có phê phán một loạt các tác phong và thực tại của các dân tộc bản địa đi ngược lại Tin Mừng. Thế giới Amazon yêu cầu Giáo hội làm đồng minh của nó.

Giáo hội và quyền lực

145. Làm Giáo hội ở Amazon một cách thực tế có nghĩa là nêu vấn đề về quyền lực một cách tiên tri, vì ở khu vực này, người dân không thể khẳng định quyền của họ chống lại các lợi ích kinh tế và định chế chính trị to lớn. Ngày nay, đặt vấn đề quyền lực trong việc bảo vệ lãnh thổ và các nhân quyền là liều mạng sống của mình, là bước lên con đường thập giá và tử đạo. Số các tử đạo ở Amazon rất đáng báo động (ví dụ, chỉ riêng ở Brazil, 1,119 người bản địa đã bị sát hại từ năm 2003 đến năm 2017 vì bảo vệ lãnh thổ của họ) [73]. Giáo hội không thể thờ ơ; ngược lại, nó phải giúp bảo vệ những người nam nữ đang bảo vệ nhân quyền và tưởng nhớ các vị tử đạo của họ, trong số đó có các nhà lãnh đạo như Nữ tu Dorothy Stang.



Các gợi ý

146. Là một cộng đồng liên đới khắp thế giới, Giáo hội phản ứng có trách nhiệm đối với tình hình hoàn cầu về bất công, nghèo đói, bất bình đẳng, bạo lực và loại trừ ở Amazon. Giả định căn bản của Giáo Hội là thừa nhận các mối liên hệ bất công. Do đó, điều cần là phải:

a. Tố cáo các mô hình khai khoáng gây thiệt hại cho lãnh thổ và vi phạm quyền lợi của các cộng đồng. Cất cao tiếng nói chống lại các dự án ảnh hưởng đến môi trường và cổ vũ chết chóc.

b. Tham gia các phong trào xã hội cơ sở, để công bố cách tiên tri một chương trình nghị sự về công lý nông nghiệp nhằm cổ vũ việc cải cách nông nghiệp sâu sắc, hỗ trợ nông nghiệp và nông lâm hữu cơ. Tiếp nhận chính nghĩa nền sinh thái nông nghiệp bằng cách lồng nó vào các hoạt động huấn luyện của họ nhằm phát triển một ý thức lớn hơn đối với chính người dân bản địa [74].

c. Cổ vũ việc đào tạo, bảo vệ và tính có thể chấp pháp các nhân quyền của các dân tộc Amazon, của các sắc dân khác và của thiên nhiên. Bảo vệ các nhóm thiểu số và những người dễ bị tổn thương nhất.

d. Lắng nghe tiếng khóc của “Mẹ Đất” đang bị tấn công và bị tổn thương nghiêm trọng bởi mô hình kinh tế của việc phát triển săn mồi và tiêu diệt sinh thái, vốn được hình thành và áp đặt từ bên ngoài để phục vụ các lợi ích bên ngoài hết sức mạnh mẽ, và là những lợi ích sát hại, cướp bóc, tiêu diệt và tàn phá, trục xuất và vứt bỏ.

e. Cổ vũ phẩm giá và sự bình đẳng của phụ nữ ở nơi công cộng, tư riêng và Giáo hội, bằng cách bảo đảm có cơ hội để tham gia; bằng cách chống lại bạo lực thể xác, gia đình và tâm lý, sát hại con gái, phá thai, khai thác và buôn bán tình dục; và bằng cách cam kết đấu tranh để bảo đảm quyền lợi của họ và vượt qua bất cứ loại tiên mẫu nào.

f. Cổ vũ một ý thức sinh thái mới có thể dẫn chúng ta đến chỗ thay đổi thói quen tiêu thụ, cổ vũ việc sử dụng năng lượng tái tạo, tránh các vật liệu có hại và thực thi các nẻo đường hành động khác được nêu bật bởi thông điệp Laudato Si’” [75]. Cổ vũ các liên minh để chống phá rừng và cổ vũ việc tái trồng rừng.

g. Tiếp nhận một cách không sợ hãi và cụ thể việc ưu tiên chọn người nghèo trong cuộc đấu tranh của các dân tộc bản địa, các cộng đồng truyền thống, các di dân và người trẻ để hình thành đặc tính của Giáo hội ở Amazon.

h. Tạo ra các mạng lưới hợp tác trong các lĩnh vực vận động khu vực, toàn cầu và quốc tế, trong đó Giáo hội tham gia một cách hữu cơ, để chính các dân tộc có thể tố cáo sự vi phạm các nhân quyền của họ.

Kết luận

147. Trong suốt hành trình dài của nó, Tài liệu Làm việc này đã lắng nghe tiếng nói của Amazon dưới ánh sáng đức tin (Phần I); và nó đã cố gắng đáp lại tiếng kêu của người dân và lãnh thổ Amazon về nền sinh thái toàn diện (Phần II) và tìm kiếm những nẻo đường mới cho một Giáo hội tiên tri ở Amazon (Phần III). Những tiếng nói của Amazon này kêu gọi một đáp ứng mới cho các thách thức đa dạng; họ yêu cầu những nẻo đường mới để làm một “kairós” (hoàng thời) trở thành khả hữu, một thời của ơn thánh và hy vọng trong Giáo hội và cho thế giới. Chúng ta kết luận dưới sự che chở của Mẹ Maria, đấng được tôn kính dưới nhiều tước hiệu khác nhau khắp Amazon. Chúng ta hy vọng rằng Thượng Hội Đồng này sẽ là một biểu thức cụ thể của tính đồng nghị của một Giáo hội đang vươn tay ra ngoài, để sự sống viên mãn mà Chúa Giêsu đã mang đến cho thế giới (Ga 10:10) có thể đến tay mọi người, nhất là người nghèo.

***

[1] Ngoài diễn trình chính thức này, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức tại Washington D.C., Rome và Bogotá, với các chuyên viên thuộc nhiều khu vực và đại diện các dân tộc Amazon, để suy tư về các vấn đề được phân tích ở đây.

[2] Tài liệu Eje de Fronteras, p. 3.

[3] Xem Nobre, C. A., Sampaio, G., Borma, L. S., Castilla-Rubio, J. C., Silva, J. S., Cardoso, M., et al., “The Fate of the Amazon Forests: land-use and climate change risks and the need of a novel sustainable development paradigm”, Proceedings of the National Academy of Sciences U.S.A., 113(39), September 2016.

[4] Có một số kiểu phát biểu khác nhau về điều này trong ngôn ngữ của họ như Sumak Kawsay trong tiếng Quechua, hay Suma Qamaña trong tiếng Aymara, hay Teko Porã trong tiếng Guaraní. Trong triết học Châu Phi, chữ ubuntu có nghĩa tương tự như sumak kawsay của tiếng quechua: đại lượng, liên đới, cảm thương đối với những người thiếu thốn, và thành thực mong muốn hạnh phúc và hoà hợp giữa mọi người.

[5] Xem “The cry of sumak kawsay in the Amazon,'' Tuyên ngôn của các dân tộc và quốc tịch bản địa các vùng Mesoamerican, Andean, Caribbean, Southern Cone và Amazon, tụ họp tại thành phố Pujili-Cotopaxi nhằm mục đích đào sâu ý nghĩa chân thực của sumak kawsay, trong: trang nhà của Tòa Đại diện Aguarico; Acosta, A., Good living, an opportunity to build, Ecuador Debate: Quito, 2008; xem “Sumak Kawsa, Suma Qamaña, Teko Porã. O Bem-Viver” (Year X, n. 340, 23.08.2010), in: IHUOnlineEdicao 340.pdf.

[6] Giáo phận San José del Guaviare và Tổng giáo phận Villavicencio và Granada (Colombia, Biên giới Brazil, Colombia và Peru).

[7] Tài liệu Bolivia, 36.

[8] Tài liệu Venezuela, 1.

[9] IPBES, Nature’s Dangerous Decline ‘Unpredented’ Species Extintion Rates ‘Accelerating’; https://www.ipbes.net/news/Media-Release-Global-Assessment#_Indigenous_Peoples,_Local

[10] Xem Phần II, Chương III của Tài liệu này: Di Dân.

[11] Tài liệu Eje de Fronteras, 1.

[12] Tài liệu của Assembleia dos Regionais Norte 1 e 2 da CNBB, “A Igreja e faz carne e arma sua tenda na Amazônia”, Manaus, 1997, trong: CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia. Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 67-84.

[13] Santarém (1972) và Manaus (1997) trong CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia. Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 9-28 và 67-84.

[14] Xem LS 163, và Tài liệu Chuẩn bị số 13.

[15] Đức Phanxicô, Diễn văn Nhân Cuộc Gặp gỡ Các Phong trào Bình dân Thế giới Lần II, Santa Cruz de la Sierra, Bolivia, 9 Tháng Bầy 2015. Xem Phần II, Ch. I: Sự hủy diệt của duy khai khoáng.

[16] Xem Summa Theologiae II-II, q. 158, art. 1.

[17] XemSint. REPAM, 135.
[18] Một chữ Tây Ban Nha mới, “sabanizarse”, đặt tên cho diễn trình qua đó 1 cánh rừng hay 1 cánh rừng nhiệt đới bị biến thành thảo nguyên.

[19] Xem Sint. REPAM – Brazil, 120.

[20] Xem Sint. REPAM, 43.

[21] Xem Sint. REPAM, 86.

[22] Xem Sint. REPAM, Antonio, Brazil, 57.

[23] Xem Phần II, Ch. II: Các dân tộc bản địa trong vùng Cô lập Tự nguyện (PIAV): Các mối đe dọa và việc bảo vệ.

[24] Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Công Ước 169: Về Các Dân tộc và Bộ lạc Bản địa, 1989, điều 7.

[25] Một số người di cư tới các thành phố để mua bán các nhu yếu phẩm hay để làm việc tạm bợ kiếm tiền nuôi sống gia đình (thí dụ việc di cư đu đưa nội địa để làm việc với các người đốn cây).

[26] Thói quen chuyển lên núi dựa vào hai hiện tượng tự nhiên có liên hệ qua lại với nhau: sự khác biệt về mùa trong sản xuất nông nghiệp và việc rời cư của thú vật. Như thế, việc chuyển người lên núi được liên kết với nền sinh thái toàn diện: con người cần sản xuất, và với tình hình sinh thái khiến một số nhóm người phải di cư.

[27] Đức Phanxicô, Gặp mặt Dân chúng, Viện Jorge Basadre (Puerto Maldonado), 19 tháng Giêng 2018.

[28] Xem Phần I, Ch. I, số 14; Phần II, Ch. I, số 48.

[29] Các Môn Đệ Truyền Giáo vùng Amazônia, 2007. Tài liệu IX, Phiên họp các Giám mục vùng Amazônia, Manaus (2007), trong: CNBB, Desafio missionário: Các Văn kiện của Giáo Hội vùng Amazônia, Coletânea, Ed. CNBB, Brasília, 2014, 161-216 (269).

[30] Xem REPAM Synthesis, 124.

[31] Xem Tài liệu Venezuela, Tóm tắt Cuối cùng, 4.

[32] Đức Phanxicô, Diễn văn với các Tham dự viên Diễn đàn Quốc tế “Di dân và Hòa bình” 21 tháng Hai 2017.

[33] Xem Phần II, Ch. III: Di dân.

[34] Xem Tài liệu Chuẩn bị, 6.

[35] Xem Phần II, Ch. V: Gia đình và Cộng đồng.

[36] Xem Phần II, Ch. VII: Vấn đề Sức khỏe Toàn diện.

[37] Xem Phần II, Ch. VIII: Giáo dục Tòa diện.

[38] Xem Phần II, Ch. VI: Tham nhũng.

[39] Sint. REPAM, 42.

[40] Xem Sint. REPAM, 71, và Phần II, Ch. VII: Vấn đề Sức khỏe Toàn diện.

[41] Sint. REPAM, 57.

[42] Xem Sint. REPAM, 161.

[43] Xem Sint. REPAM, 125.

[44] Xem Sint. REPAM, 125.

[45] Đức Bênêđictô XVI, Bài giảng trong Thánh lễ Khai mạc Thừa tác vụ Phêrô (24 tháng Tư 2005).

[46] Đức Phanxicô, Diễn văn trước Hội Nghị các Giám mục Ba tây (27 tháng Bẩy 2013).

[47] Xem Thánh Justinô, II Apologia, 7,3; 8,1; 13, 2-3; 13, 6; AG 11; DP 401, 403.

[48] Xem Huấn quyền châu Mỹ Latinh trong các Phiên họp Toàn thể của CELAM; Thánh Gioan Phaolô II, Sollicitudo Rei Socialis 42 và Centesimus annus 11, 57; Đức Bênêđictô XVI, Diễn văn trước Phiên Khai mạc Hội Nghị Toàn thể lần Thứ 5 các Giám mục châu Mỹ Latinh và vùng Caribê (2007); EG 197-201.

[49] DP 400; xem Thánh Irênê thành Lyon, Contra Herejes, V, praef; I, 6, 1.

[50] Trong số những người khác, ta có thể kể: Rodolfo Lunkenbein SDB và Simão Bororo (1976), Marçal de Souza Tupã-i (1983, Guaraní), Ezequiel Ramin (1985, Comboniano), Sr. Cleusa Carolina Rody (1985, nhà truyền giáo thuộc Dòng Cải Cách Thánh Augustinô), Josimo Moraes Tavavares (1986, linh mục triều), Vicente Cañas SJ (1987), Đức Cha Alejandro Labaka và Nữ tu Inés Arango (1987, cả hai thuộc dòng Capuchins), Chico Mendes (1988, nhà sinh thái học), Galdino Jesus dos Santos (1997, Pataxó Hã-Hã-Hãe), Ademir Federici (2001), Sr. Dorothy Mae Stang (2005, Dòng N.S. de Namur).

[51] Xem EG 68-70, 116, 122, 126, 129.

[52] Ibid.

[53] Ibid.

[54] Xem Tài liệu Chuẩn bị, 4; Phần I, Ch. IV: Đối thoại.

[55] Sint. REPAM, 58.

[56] Xem Phần I, Ch. III: Hoàng thời (kairós), số 30; Phần III, Ch. I: Một Giáo hội với Khuôn mặt Amazon và Truyền giáo, các số 106-107, 113.

[57] Xem Thánh Justinô, Apología II, 8; AG 11.

[58] Xem Phần III, Ch. I: Một Giáo hội với Khuôn mặt Amazon và Truyền giáo, số 107.

[59] Xem Phần III, Ch. VI: Sứ mệnh của các Phương tiện Truyền thông.

[60] Đức Gioan Phaolô II, Ecclesia de Eucharistia (2003), 1, Ch. II.

[61] Xem Sint. REPAM, 78.

[62] Xem Phần II, Ch. V: Gia đình và Cộng đồng.

[63] Xem Phần II, Ch. III: Di dân.

[64] Xem Phần II, Ch. IV: Đô thị hóa.

[65] Xem Phần III, Ch. V: Đối thoại Đại kết và Liên tôn.

[66] Xem Phần II, Ch. IV: Đô thị hóa.

[67] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.

[68] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.

[69] Xem Phần III, Ch. VII: Vai trò Tiên tri của Giáo Hội và việc Cổ Vũ Con người Toàn diện.

[70] Xem DP 1166-1205; Tài liệu Sau cùng của Khóa Họp Thường Lệ lần thứ XV của Thượng Hội Đồng Giám mục về Người trẻ, Đức tin và việc Biện phân Ơn gọi; Đức Phanxicô, Tông huấn Hậu-Thượng Hội Đồng Christus Vivit (25 tháng Ba 2019).

[71] Xem Phần III, Ch. IV: Việc Tổ chức các cộng đồng.

[72] Xem Phần III, Ch. II: Các Thách đố Hội nhập Văn hóa và Tính Liên Văn hóa.

[73] Xem CIMI, “Relatório de violência contra os Povos Indígenas no Brasil”.

[74] Xem Sint. REPAM, 142, 146.

[75] Xem Phần II, Ch. IX, Hoán cải Sinh thái.