Những tòa nhà không bị thiêu đốt tại Irắc

Tuần qua anh Geraldo Rivera, một nhà báo chân chính, có cho hay rằng: “Họ đang nói gì đó về tình hình tại Irắc trong bản tin thương mại buổi chiều,” và anh nói tiếp: “Các nhà báo đã không tường thuật gì cả về những tòa nhà vốn không bị thiêu đốt.

Và với lời giới thiệu như vậy, anh đã kể cho các khán giả của đài truyền hình về một câu chuyện vốn cơ bản đã bị giới truyền thông Hoa Kỳ từ chối để nói cho cả quốc gia hay biết: về những thành công của đất nước Irắc hậu thời kỳ Saddam Hussein.

Liệu họ có tường thuật về việc chúng ta mất đi binh sĩ nào nào mỗi tuần hay không? Thưa có. Liệu họ có tường thuật về sự giận dữ của công chúng trước tình hình mất điện và nước? Thưa có.

Liệu họ có tường thuật về những người lính trung thành với Saddam Hussein đã hối hã bỏ chạy khắp đất nước và tạo ra cảnh hổn loạn không? Thưa có.

Liệu họ có tường thuật rằng việc này sẽ mở một cách cửa mới cho một số tên khủng bố nguy hại khác tràn vào đất nước Irắc không? Thưa có.

Đó chính là tất cả những gì mà chúng ta đã lắng nghe. Thế chẳng lấy gì làm lạ, tại sao đất nước này lại trong một trạng thái hỗn loạn về cuộc chiến tại Irắc, vì lẽ, nếu bạn nghe họ tường thuật rằng: các tòa nhà đã không bị đốt cháy, thì đó đúng là một chuyện lạ thường.

Anh Rivera không phải là cò mồi (shill) cho Tổng Thống George Bush. Thế nhưng, chính Tổng Thống Bush, Tiến sĩ Condelezza Rice, tức đương kim Ngoại Trưởng Hoa Kỳ; và cựu Ngoại Trưởng Colin Power, nếu có phối hợp lại, cũng không thể hiệu quả như là Anh Rivera vào tối thứ năm vừa qua trên đài truyền hình Fox trong chương trình của Hannity và Colmes.

Anh bắt đầu kể lại câu chuyện của mình: “Khi tôi đến Baghdad, tôi khó mà có thể nhận ra thành phố thủ đô này,” vì anh đã so sánh chuyến đi này với hai chuyến đi trước kia của anh trong lúc diễn ra cuộc chiến và sau khi cuộc chiến đã xảy ra để lật đổ nhà độc tài Saddam.

Anh nói tiếp: “Baghdad giờ đây đã có hơn 200,000 quân lính Irắc và các binh sĩ địa phương đã bắt đầu công việc bảo vệ cho quốc gia của họ. Đây mới chỉ là 4 tháng sau khi cuộc đụng độ chính đã chấm dứt. Thế bạn có thể tưởng tượng được một sự gia tăng trong lực lượng anh ninh của đất nước này không? Luật lệ và trật tự giờ đây đã tốt hơn, những vùng khảo cổ học giờ đây đã được bảo tồn; các nhà máy và trường học đang được canh gác.”

Thế còn việc tường thuật xưa củ, qua trung gian mà giới truyền thông đại chúng đã thực hiện một cách có hiệu quả có liên quan đến các vấn đề về điện, nước và các cấu trúc hạ tầng khác thì sao?

Anh Rivera trả lời rằng: “Để nói rằng đất nước Irắc đang trong giai đoạn tái thiết, thì đó là một lời nói thiếu sự thật và sai lầm. Đất nước Irắc đang được xây dựng mới đúng, vì trước đây, đất nước này đã không có sẳn bất kỳ một cấu trúc hạ tầng nào cả, mà chính chúng ta đang giúp họ. Tôi nghĩ rằng những nguồn tin tốt và đúng đắn thường được giới truyền thông báo chí xem thường, bỏ qua hay không tường thuật lại cho công chúng Mỹ.”

Tại giao điểm này và vào chính lúc này, chúng ta cần phải đáng giá lại xem chúng ta có cảm nghĩ như thế nào về những giọng nói, chỉ nói cho chúng ta về những tin xấu tại Irắc mà thôi, cho dẫu chúng có đến từ môi miệng của các nhân viên đọc tin (news anchors) hay từ những nhà chính trị thuộc phe Dân Chủ.

Vì nói thực ra, tất cả họ đều không biết gì cả, họ chỉ có miệng mồm biết la toán lên mà thôi, vì họ đã bị thông tin sai lạc, hay thậm tệ hơn, đã chủ mưu làm méo mó sự thật, đối với toàn thể dân chúng Hoa Kỳ.

Anh Rivera nói tiếp: “Nếu tôi chỉ cần nghe thêm một nhân viên đưa tin nào chế diễu câu nói “Sứ Mạng Đã Hoàn Tất” trong biểu ngữ được treo trên chiến hạm mà Tổng Thống Bush đã đến để cám ơn các thủy thủ, các binh sĩ và các lính cựu chiến binh trong ngành võ trang Hoa Kỳ, thì tôi sẽ nhổ nước miếng trên mặt người đó.”

Câu viết trên tấm biểu ngữ có liên quan đến việc lật đổ chính quyền của Saddam Hussein, và sứ mạng đó, đúng thật sự, là đã hoàn thành, vì suy cho cùng, nó đã làm cho phe tả của Hoa Kỳ hoàn toàn thất vọng, và tủi nhục.

Không ai nói gì về việc sau đó là dễ hay rẻ cả, và đó là lý do tại sao cái giá phải trả cho việc tra tấn bằng cách cho rỉ từng giọt nước trên đầu (dripping-water torture) và những câu chuyện về thương vong lại làm tức giận lên cho nhiều người.

Tất cả chúng ta nên thương tiếc cho những chiến sĩ đã tử trận, vì sự hy sinh của họ, quả là lớn lao và vô giá.

Như đã có một số người dám phân vân, tự hỏi liệu cuộc chiến này có thể trở thành một vũng lầy (quagmire) giống kiểu Việt Nam chăng?

Thì tôi xin nhắc lại với những người đó rằng, trong cuộc chiến Việt Nam đã có hơn 58,000 chiến sĩ đã thiệt mạng từ giữa năm 1966 cho đến năm 1972, và trong suốt thời gian đó chúng ta mất trung bình khoảng 8,000 binh sĩ mỗi năm. Tức khoảng 22 chiến sĩ mỗi ngày, và cứ thế như vậy, trong suốt thời gian là 1000 ngày mãi cho đến cuối năm 1972.

Thì nhiêu đó thôi, cũng phải nên khôn hồn mà chấm dứt so sánh cuộc chiến này với cuộc chiến của Việt Nam năm xưa.

Điều mà tôi hy vọng và muốn nghe, chính là sự thật, thậm chí nếu chúng ta vặn và vạch ra từ miệng của giới truyền thông, của những người đưa và đọc tin, vân vân và của nhà nhà chính trị yếu kém, tồi tàn, vốn đã bị mắc căn bệnh là làm xuyên tạc và méo mó những việc tốt mà chúng ta đang làm hằng ngày, mà không lâu trước đây, đó là vùng của một tay bạo chúa trên vùng đất hoang, khô cằn, sõi đá.

Những cuộc bầu cử địa phương đã diễn ra tại Irắc và Á Phú Hãn rồi. Những người Hồi Giáo Kurds và Ả Rập đã phải chiến đấu nhiều thế kỷ dài, thì giờ đây, tình hình đã lắng dịu và cựu Tổng Quản Trị Paul Bremer đã làm một việc rất tốt.

Thế liệu Anh Rivera có nghĩ rằng các bạn đồng nghiệp trong giới truyền thông của anh có chủ ý vẻ lên một bức tranh theo kiểu một chiều hay không?

Tôi không có ở trong hay dính liếu gì cả đến các lý thuyết có âm mưu, nhưng thừa biết rằng …. nếu bạn tường thuật đúng sự thật, thì bạn khó mà kiếm được nhiều tiền bỏ túi, do thế khi bạn tường thuật rằng một binh sĩ bị giết chết thì bạn sẽ kiếm được nhiều tiền hơn là phải tường thuật rằng 99 binh sĩ không bị giết chết, hay những ai mà các binh sĩ đã làm bạn, những ai đã giúp lên kế hoạch cho những cuộc bầu cử, những ai đã giúp cho các tiệm tạp hóa tại Irắc được mở ra kinh doanh trở lại, hay những ai đã giúp cho việc làm lưu thông xe cộ trở lại, vân vân…,” anh Rivera đã nói như thế.

Anh nói tiếp: “Đại đa số người dân Irắc rất hạnh phúc, sung sướng khi thấy có sự hiện diện của các chiến sĩ của Hoa Kỳ … và tôi thấy đó đúng là một sự thật.”

Ngày nay, các nhà lập pháp Dân Chủ, buộc phải thay đổi lập trường, một cách miễn cưỡng, và vô cùng xấu hổ của họ, vì tình trạng dân chủ đang dần lan rộng ra tại các nước Trung Đông, tại những quốc gia Hồi Giáo, và lại một lần nữa, họ đã tự bán đứng chính danh dự, và tiếng nói lương tâm của chính họ. Thật đúng là một điều sĩ nhục và tội lỗi!

Trong suốt cuộc bầu cử vừa qua, chúng ta đã thấy giới truyền thông đã cố tìm cách soi mói (nitpick) Tổng Thống Bush, và những nhà chánh trị của Đảng Dân Chủ đã lên tiếng tố cáo Tổng Thống là từ bỏ các binh lính Hoa Kỳ một cách vô hại và thiếu trách nhiệm.

Nhưng giờ đây, sự thật, tự nó, đã nói rõ cho công chúng Mỹ và cả thế giới biết về những công việc vĩ đại mà các binh lính trong lực lượng võ trang Hoa Kỳ đã làm, và đã hy sinh, vì danh dự, vì lời thề, vì chánh nghĩa, vì công lý, vì sự thật, vì lương tâm ngay thẳng, và vì sự tự do ……

Những âm mưu hiểm độc của giới truyền thông đại chúng Hoa Kỳ, của những người có dính dáng đến việc truyền thông trong xã hội của Hoa Kỳ, giờ đây đã bị lật tẩy, và có lẽ, họ đang chuẩn bị cho một đòn tấn công trả thù mới….

Hãy chờ xem …..!

(Đây là bài viết của ký giả Mark Davis, được trích đăng trong Tờ Báo Công Giáo của Tổng Giáo Phận Quân Đội Hoa Kỳ, là một người lính, tác giả xin trích dịch lại để rộng đường dư luận.)