Chúa Nhật XII Thường Niên - A -
Giêrêmia 20: 10-13; Tv. 68; Rôma 5: 12-15; Mátthêu 10: 26-33

Các ngôn sứ không biết lúc nào phải câm miệng. Nếu họ biết thì chắc họ đã không gặp khó khăn trong đời sống họ. Ngôn sứ Giêrêmia là một thí dụ đáng kể về một ngôn sứ không câm miệng được. Ông ta được Thiên Chúa gọi làm ngôn sứ trong một thời rất loạn lạc ở Israel. Các lãnh đạo chính trị đã định liên kết với các nước khác để giữ an toàn cho nước Israel. Ngôn sứ Giêrêmia buộc tội họ là họ đã không tin tưởng vào Thiên Chúa, và quay lại tin vào các nước thế gian. Ông ta tiên đoán Giêrusalem sẽ bị phá hoại và dân chúng sẽ phải bị bắt đi tù đày. Vì thế ông ta không hòa hợp với các người thời đó, và nhất là các lãnh đạo tôn giáo. Thầy tư tế Paskhur cho người ta bắt Giêrêmia và đánh đòn ông ta vì cho ông ta là người phản bội.

Sau khi ông Giêrêmia được thả ra, ông ta vẫn tiếp tục tiên đoán về sự phá hoại Giêrusalem và dân chúng sẽ bị bắt đi tù đày. Mọi sự rất khó khăn cho Giêrêmia vì các bạn ông ta chỉ còn chờ đợi ngày ông ta bị sẩy ngã. Ngay trước đoạn sách đọc hôm nay lời nói của ông Giêrêmia đầy chán nản, khổ đau với Thiên Chúa "Người đã dụ dỗ tôi, lạy Đức Chúa, và tôi đã để mình bị dụ, Người đã uy hiếp tôi và đã thắng”. Giêrêmia cho là Thiên Chúa đã dụ dỗ ông ta làm ngôn sứ. Ông ta không biết làm ngôn sứ là gì, và ông ta thưa "vâng" khi được Chúa gọi. Đó là một việc thường xãy ra, không phải chỉ riêng cho những người được gọi làm ngôn sứ, nhưng cho tất cả những ai đã thưa "vâng" khi được Chúa gọi. Hình như trong tất cả mọi giáo xứ tôi đã đi giảng đều có người có chức vụ nói "tôi không hề biết tôi sẽ làm gì trong chức vụ tôi nhận" . Trong lúc không phải chỉ toàn lời than phiền, những điều đó chứng tỏ là họ dấn thân vào một việc mà họ không biết trước.

Nhưng, với ông Giêrêmia đó là một lời than phiền. Việc làm ngôn sứ của ông ta đòi hỏi nhiều khó khăn. Ai có thể trách ông ta đã than phiền với Thiên Chúa? (Ông than phiền quá nhiều, nên tên ông ta được chỉ định có nghĩa là "lời than phiền"). Dù vậy bài đọc hôm nay không chấm dứt lời than phiền. Bạn có để ý ông Giêrêmia nói từ "nhưng" hay không? Và đó là lúc lời văn thay đổi. Sau khi ông ta nói lên lời về hoàn cảnh vô vọng, từ trong thâm tâm đức tin của ông ta có lời "nhưng Đức Chúa ở với tôi".

Hôm nay, một cách riêng, chúng ta có thể cầu xin cho được đức tin đó, nếu như ông Giêrêmia, chúng ta đến tận cùng đường và sức lực loài người không còn nữa, hay hoặc đến tận sức lực. Sự kinh hoàng có thể đến, như ông Giêrêmia đã làm như là kết quả của việc làm hay lời nói về điều ngay thật và chính đáng. Hay, chúng ta có thể bị đau đớn về vật chất, gia đình bị tan rả, khi bị kỳ thị, bị mất việc làm, bị say nghiện v. v. chúng ta có thể cầu xin được đức tin đó. Cũng như ông Giêrêmia, chúng ta biết là bởi chúng ta, chúng ta không đủ sức lực khi chúng ta cần. Hãy nhớ từ "nhưng". Trong ý nghĩa là "Đức Chúa đang ở với tôi ".

Với ông Giêrêmia, Thiên Chúa có thật và có mặt ở đó, không xa cách kinh nghiệm ông ta đang chịu. Thiên Chúa cũng là Đấng riêng biệt với ông ta. Thiên Chúa là một người bạn mà ông ta có thể nói lời giận hờn và chán nản, nhưng cũng là một người bạn đáng tín nhiệm, đáng tựa vào, và chúng ta cũng vậy.

Ông Giêrêmia nói vài lời chứng tỏ một kinh nghiệm rất thiêng liêng. Ông ta bắt đầu lên tiếng nói về những chống đối sứ vụ của ông ta, ngay cả lời đàm tiếu từ phía kinh hoàng của những người thân tín của ông ta. Rồi ông ta lại nói lên lời đức tin của ông ta vào Thiên Chúa cao cả như một dũng tướng vạn năng. Điều này đưa đến bài ca ngợi hát mừng Thiên Chúa mà ông ta đã đặt hết niềm tin vào Người là "Đấng đã kéo mạng kẻ khó khỏi tay lũ ác nhân".

Sự tín thác lại của Giêrêmia là Thiên Chúa sẽ luôn ở với ông và ban sức lực cho ông trong những lúc ông ta bị thử thách được diễn tả trong bài phúc âm. Chúa Giêsu, một vị phụ huynh yêu thương, cho các môn đệ thêm tin tưởng là Thiên Chúa sẽ ở với các ông trong những lúc khó khăn làm môn đệ Ngài.

Tôi quý lời giải thích của bà Patricia Datchuck Sanchez về lời: "không một con chim sẽ nào rơi xuống đất ngoài ý Chúa Cha của anh em". Tôi thường nghĩ là Thiên Chúa để ý đến sự chết, ngay cả sự chết của một người bé nhỏ nhất theo Chúa Giêsu. Thật ra thì lời dịch đúng phải là "không một con chim sẽ nào nằm trên mặt đất..." Thiên Chúa không chỉ biết khi con chim sẽ chết, nhưng mỗi khi con chim nằm trên mặt đất. Biết bao nhiêu lần con chim đậu xuống đất rồi bay đi ? Thiên Chúa đều để ý mỗi lần chim đậu xuống. Chúa Giêsu không chỉ nói về chim sẽ phải không? Nhưng Ngài nói về mỗi việc làm của các môn đệ, nhất là khi chúng ta làm việc cho Ngài trên thế giới.

Bài phúc âm hôm nay là phần của bải giảng về Sứ Mệnh Truyền Giáo trong phúc âm thánh Mátthêu. Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi giảng cho thế giới, và Ngài cam đoan với các ông là Thiên Chúa sẽ lo lắng cho các ông trong tất cả những việc họ làm vì danh Ngài. Thiên Chúa cũng biết ngay cả tóc trên đầu chúng ta phải không? Lần nữa, chúng ta không nói đến tóc trên đầu phải không? Đó là một lần cam đoan nữa là Thiên Chúa để ý đến tất cả đời sống chúng ta. Chúa Giêsu khuyên bảo chúng ta hãy giữ vững đức tin qua những lúc khó nhăn do những chống đối vói các giá trị Kitô hữu trên thế gian. Giêrêmia và Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là Thiên Chúa luôn luôn yêu thương và lo lắng cho chúng ta.

Sợ hải trước khó khăn, nhất là những khi bi bắt hại là điều tự nhiên. Dù vậy, ba lần Chúa Giêsu nhắc chúng ta đừng sợ hải "Anh em đừng sợ". Thánh Mátthêu nói với cộng đoàn trong trường hợp họ đang sống: họ có lý do sợ hải. Họ đang bị bắt hại vi đức tin. Chúa Giêsu cam đoan với các môn đệ là đến giờ phán xét cuối cùng, sự thật sẽ được tỏ rõ ra. Trong khi chờ đợi, họ phải chịu gian khổ, vì họ là môn đệ của Ngài và "hãy lên mái nhà rao giảng sự thật”.

Việc làm môn đệ không phải là việc dễ dàng. Cũng như ông Giêrêmia, chúng ta sẽ phải gặp khó khăn về đức tin trong khi chúng ta gặp sự dữ trên thế gian. Chúng ta sống cả hai qua đức tin vì chúng ta không trông thấy sự dữ thua sự thiện, và hy vọng như Chúa Giêsu nói là "Thầy sẽ tuyên bố nhận người ấy trước mặt Cha Thầy". Chúa Giêsu cam đoan với chúng ta là, đến ngày cuối cùng Thiên Chúa ở với chúng ta và biết chúng ta một cách mật thiết hơn người khác. Người nào, mặc dù gần gủi chúng ta vẫn không biết bao nhiêu tóc trên đầu chúng ta được? Nhưng Thiên Chúa biết chúng ta, ở với chúng ta và vì thế chúng ta hy vọng chúng ta sẽ làm chứng nhân cho Chúa Giêsu và sẽ đương đầu với những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp trong đời sống vì chúng ta là môn đệ của Ngài.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



12th Sunday in Ordinary Time (A)
Jeremiah 20: 10-13; Psalm 69; Romans 5: 12-15; Matthew 10: 26-33


Prophets just don’t know when to keep quiet! If they did they would wouldn’t have such a hard time in life. Jeremiah is a good example of a prophet with an unrestrained tongue. He was called by God to be a prophet in unsettled times in Israel’s history. The nation’s leaders had made political alliances as a way to secure security. Jeremiah accused them of turning from trusting God to the reliance on worldly powers. He prophesied the destruction of Jerusalem and exile for the people. This put him at odds with his contemporaries and especially the religious leaders. The priest Pashur had him arrested and scourged for his seeming betrayal.

After his release Jeremiah continued his prophecy of doom, destruction and exile. Things looked so bad for him that even his friends were waiting for his fall. Just prior to today’s passage Jeremiah voices his frustration, hurt and anger with God. "You duped me, O Lord, and I let myself be duped; you were too strong for me and you triumphed" (20:7). Jeremiah accused God of tricking him into his ministry. He didn’t know what he was taking on when he said "yes" to his mission. That’s a common experience, not only for those called to be prophets, but for all who have said "yes" to God’s call. It seems that in every parish where I preach there are people doing ministry who say, "I never knew what I was getting into." While that’s not always a complaint, it does express an involvement in service they didn’t anticipate at the beginning.

But it certainly was a complaint for Jeremiah. The demands put on him because of his prophetic ministry were severe. Who could blame him for his complaint to God? (So numerous were these complaints that his name is used to describe any complaint or lament – "jeremiads"). Today’s passage doesn’t end with "jeremiads" though. Did you notice the "but" Jeremiah speaks? That is where the passage turns. After he voices the seeming hopelessness of his situation, from somewhere down deep his faith interrupts. "But," the Lord is with me…."

We can pray for that faith today especially, if like Jeremiah, we are at the end of our rope and our human resources are not enough, or just worn out. The afflictions might come, as Jeremiah’s did, as a consequence of doing or saying what is right and just. Or, we might be suffering physical ailments, family breakdown, prejudice, unemployment, addiction, etc. Like Jeremiah we know that, on our own, we don’t have the strength or resources we need. Remember his "But." With him we trust "the Lord is with me."

For Jeremiah, God is real and present, not detached from what he is experiencing. God is also very personal, a friend to whom he can even voice anger and disappointment; but also a trusted friend, upon whom he can rely – and so can we.

In a few verses Jeremiah makes quite a spiritual journey! He begins by voicing the opposition he is facing in his mission, even the abandonment and whisperings of his friends. Then, he makes an act of faith in a mighty God who will be his champion. This leads to a hymn of praise for the God to whom he has entrusted his cause and who, "has rescued the life of the poor from the power of the wicked."

Jeremiah’s reassurance, that God would stand with him and strengthen him in his trials, is echoed in our gospel. Jesus, like a loving parent, reassures his disciples that God will stand with them in, what will be, a difficult discipleship.

I like the explanation Patricia Datchuck Sanchez gives to the familiar quote: not one sparrow "falls to the ground without your Father’s knowledge" ("Celebration: Preaching Resources, June 19, 2005). I always thought that meant God notices the deaths of even the least of Jesus’ followers. Actually, a clearer translation would be, "Not one sparrow lights upon the ground…." God doesn’t just know when a sparrow dies, but each time it lights upon the ground. How many times does a sparrow land and take off from the ground? Each time God takes notice. Jesus isn’t just talking about sparrows, is he? – but about each and every activity of his disciples. Especially when we are acting as his emissaries in the world.

Today’s text is part of the Missionary Discourse in Matthew. Jesus is sending his disciples out to preach to the world and he is assuring them of God’s care for them in everything they do in his name. God also knows how many hairs we have on our head. Again, we’re not talking about the hairs on our head are we? It is another assurance of God’s attentiveness to all of our lives. Jesus is encouraging us to keep strong in faith through hard times caused by the opposition our Christian values face in the world. Jeremiah and Jesus assure us that God’s loving care will always be with us.

Fear in the face of suffering, especially from persecution, is natural. Still, three times Jesus issues instructions about not being afraid. "Do not be afraid." Matthew was addressing his community’s present situation: there was reason to be afraid, they were being persecuted for their faith. Ultimately, in the final judgment, Jesus assures his followers, the truth will come out. Meanwhile, they will endure suffering because they are his followers and must still proclaim the truth openly – "proclaim on the housetops."

Disciples will not have it easy. Like Jeremiah we will have crises of faith as we face the evils of our world. We live both by faith because we do not see evil yielding to goodness and the hope that, as Jesus says, "I will acknowledge you before my Father." He assures us that, until the final reckoning, God is with us, knows us more intimately than any human. What human, no matter how close, knows the number of hairs on our head? God knows us, God is with us and so we have hope as we stand up for Jesus and face the difficulties life throws at us for being his disciples.