Tiếp tục bài giáo lý về việc cầu nguyện Ki-tô giáo thứ Tư 16/ 5, Đức Thánh Cha đã quay lại bài giáo huấn của Thánh Phao-lô Tông đồ, những lá thư của ông đã cho chúng ta thấy rằng “trong thực tế không có điều gì loài người khóc than mà không được nghe thấy bởi Thiên Chúa” và rằng “việc cầu nguyện không miễn chúng ta khỏi việc xét xử và đau khổ,” nhưng “cho phép chúng ta sống để đối phó bằng một sức mạnh mới, với một sự tự tin tương tự của chúa Giê-su.”

Dước đây là nguyên văn bài giáo lý:

Anh chị em thân mến, trong bài giáo lý vừa qua chúng ta đã phản ảnh về việc cầu nguyện trong Sách Công vụ Tông đồ, hôm nay tôi muốn bắt đầu nói về việc cầu nguyện trong những là thư của Thánh Phao-lô vị Tông đồ trước những Dân ngoại. Trước tiên tôi muốn lưu ý rằng đó là không một tai biến nào mà trong những lá thư của ông được giới thiệu bằng và kết thúc với những biểu đạt của việc cầu nguyện: chúng bắt đầu với lời tạ ơn và ngợi khen, và kết thúc với niềm hy vọng và ân sủng của Thiên Chúa dẫn đường của những cộng đồng đến với những điều được trình bày. Trong số những cách chào hỏi mở lời: “Thứ nhất, tôi xin được cảm ơn Chúa tôi qua Chúa Giê-su Ki-tô” (Rom. 1: 8), và lời mong muốn cuối cùng: “Ân sảng của Chúa Giê-su Ki-tô ở cùng với tất cả anh chị em” (1 Cor. 16: 23), nội dung những là thư của vị tông đồ được phát triển. sự phát triển đó là một lời nguyện được biểu đạt bằng những hình thức phong phú, chuyển đổi từ tạ ơn đến ban ơn, từ ngợi khen đến thỉnh cầu và can thiệp, từ bài hát ca tụng đến khẩn khoản nài xin: một trạng thái đa dạng của những biểu đạt đã chứng minh cách cầu nguyện bao hàm và ảnh hưởng sâu sắc đến mọi hoàn cảnh của cuộc sống, cả hai cuộc sống cá nhân và cuộc sống cộng đồng.

Một yếu tố mà vị Tông đồ biểu lộ cho chúng ta hiểu rằng cầu nguyện không được coi một cách đơn giản như một việc thiện được thực hiện bởi chúng ta hướng về Thiên Chúa, như hành động riêng của chúng ta. Trên hết đó là món quà, hoa quả của sự sống, đích thực, đời sống – sự hiện diện được ban cho của Chúa Cha và Chúa Giê-su Ki-tô trong chúng ta. Trong Thánh Thư của ông gửi các tín hữu Roma, ông viết: “Hơn nữa, Thần Khí cũng đến để trợ giúp sự yếu đuối của chúng ta; vì chúng không biết cách cầu nguyện thế nào cho nên, nhưng chính Thần Khí nài xin với những tiếng rên xiết không tài tài nào diễn tả” (Rom. 8: 26). Và chúng ta biết đó là thực tế khi tông đồ nói chúng ta không biết cách cầu nguyện sao cho phải phép, chúng ta muốn cầu nguyện, mà Thiên Chúa thì lại ở xa, chúng ta không có lời lẽ, ngôn ngữ để tâm tình với Thiên Chúa, thậm chí không có tư tưởng. Chúng ta duy nhất chỉ có thể tự mình thổ lộ, tạo thời gian có thể dành để tiếp xúc với Thiên Chúa; chờ đợi Người giúp chúng ta thực sự đi vào đối thoại. Và Tông đồ nói, đây là thiếu lời lẽ, đây là sự vắng mặt của ngôn từ, nhưng đây là sự khao khát muốn được tiếp xúc với Thiên Chúa là lời cầu nguyện mà Thánh Thần không những hiểu, mà còn mang đến làm sáng tỏ trước Thiên Chúa. Sự yếu đuối này trước Thiên Chúa thông qua Thánh Thần trở nên lời nguyện đích thực, trao đổi với Thiên Chúa, thánh Thần là người thông ngôn để giúp chúng ta hiểu, thiên Chúa hiểu, chúng ta muốn nói gì.”

Trong cầu nguyện, chúng ta trải qua, nhiều hơn so với những chiều kích của sự tồn tại, sự yếu đuối của chúng ta, sự nghèo nàn của chúng ta, sự làm người của chúng ta, bởi vì chúng ta phải đối diện với quyền tuyệt đối và tối thượng của Thiên Chúa. Chúng ta càng thăng tiến bằng “lắng nghe và đối thoại với Thiên Chúa, để việc cầu nguyện trở nên hơi thở hàng ngày của linh hồn chúng ta, chúng ta càng lĩnh hội được ý thức về những hạn chế của chúng ta, không chỉ trước những tình huống thực tế mỗi ngày mà còn ở trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa. Vì lẽ đó sự đòi hỏi nảy sinh trong tâm hồn chúng ta để chúng ta phó thác nơi Người và tin cậy nơi Người ngày càng tăng, chúng ta hiểu, như Vị Tông đồ nói – rằng “chúng ta không biết cầu nguyện như thế nào cho phải” (Rom. 8: 26). Đó là Thánh Thần người mà giúp đỡ sự bất lực của chúng ta, khai sáng tâm trí của chúng ta và sưởi ấm tâm hồn chúng ta, hướng dẫn chúng ta quay về với Thiên Chúa. Đối với Thánh Phao-lô, trên hết tất cả cầu nguyện là công việc của Thánh Thần trong loài người chúng ta, người mà chấp nhận sự yếu đuối của chúng ta và biến đổi chúng ta từ những con người bị hạn chế trước những thứ vật chất để trở thành những con người thuộc tinh thần: trong Thư thứ Nhất gửi tín hữu Cô-rin-tô ông nói: “Chúng ta đã không nhận được thần trí của thế gian mà chúng ta nhận được Thần Khí xuất phát từ Thiên Chúa, để chúng ta có thể hiểu được những điều mà Thiên Chúa đã rộng mở ban cho chúng ta. Và chúng ta không nói về chúng với những lời đã được dạy dỗ bởi sự khôn ngoan loài người, mà là những lời được dạy bởi Thần Khí, việc mô tả những thực tế thuộc về thần trí bằng những thuật ngữ tâm linh” (2: 12-13). Qua sự sống của Người trong nhược điểm loài người chúng ta, Thánh Thần biến đổi chúng ta, nài xin cho chúng ta với những tiếng rên xiết không tài nào được và dẫn đưa chúng ta tới những đỉnh cao của Thiên Chúa (xem Rom. 8: 26).

Với sự hiện diện này của Thần Khí, sự hiệp nhất của chúng ta với Đức Ki-tô được đưa ra. Do bởi đó là Thần Khí của Con Một Thiên Chúa, trong điều mà chúng ta trở nên con cái. Thánh Phao-lô nói về Thần Khí của Đức Ki-tô (xem Rom. 8: 9) và không chỉ là Thần Khí của Thiên Chúa. Điều đó thật rõ ràng nếu Đức Ki-tô là con củaThiên Chúa, thần trí của Người cũng là thần trí của Thiên Chúa, thần trí của Đức Ki-tô, trở nên rất gần gũi với chúng ta trong Con Một Thiên Chúa và Con Một Thiên Hạ, Thần Khí của Thiên Chúa trở nên nhân loại và nhập vào chúng ta. Chúng ta có thể bước vào sự trao đổi của Thần Khí. Điều đó giống như nói rằng không chỉ Thiên Chúa Cha tự mình nhìn thấy được sự xuống thế làm người của Đức Chúa Con,, nhưng Thần Khí của Thiên Chúa hiển nhiên trong cuộc đời và công cuộc của Chúa Giê-su Ki-tô, người mà đã sống, đã bị đóng đinh, đã chết và đã sống lại. Vị Tông đồ nhắc nhở chúng ta rằng “không ai có thể nói, ‘Giê-su là Chúa’ ngoại trừ Thần Khí” (1 Cor. 12: 3). Vậy Thần Khí hướng dẫn chúng ta đến với Chúa Giê-su Ki-tô, để “chúng ta không còn sống, mà Chúa Giê-su sống trong chúng ta” (xem Gal. 2: 20). Trong bài giáo lý của Người về những giới răn, phản ảnh Phép Ban Thánh Thể, Thánh Ambrose phát biểu: “Những ai được say sưa bởi Thần Khí người đó được ổn định trong Đức Ki-tô” (5, 3, 17: PL 16, 450).Bây giờ tôi muốn nêu bật ba hậu quả trong đời sống Ki-tô giáo chúng ta không cho phép thần trí thế gian vận hành trong chúng ta mà chỉ Thần Khí Đức Ki-tô là ngyên tắc nội tại thuộc mọi hành động của chúng ta.

Trước hết, về việc cầu nguyện đem lại sự sống động bởi Thần Khí chúng ta có thể loại bỏ và chiến thắng mọi hình thức của sợ hãi hay nô lệ, trải nghiệm sự tự do đích thực của con cái Chúa. Thiếu lời cầu nguyện để ấp ủ để ấp ủ sự sống của chúng ta trong Đức Ki-tô mỗi ngày, trong sự thâm tình để phát triển một cách vững chắc chúng ta sống trong điều kiện được Thánh Phao-lô mô tả trong Thư gửi tín hữu Roma Chương 7: vì tôi không làm điều thiện tôi muốn, mà tôi làm điều ác tôi không muốn (xem Rom.7: 19). Đây là sự, biểu đạt xa lạ không thân thiện của con người, sự tàn phá tự do của chúng ta dành cho sự sống, cho tội nguyên thủy. chúng ta muốn tốt, chúng ta không làm và chúng ta lại làm những gì chúng ta không muốn, tội ác. Vị Tông đồ muốn cho chúng ta hiểu rằng đó không phải là trên hết tất cả ý đính của chúng ta để giải phóng chúng ta khỏi điểu kiện này, cũng không phải là quy luật, mà là Thần Khí. Và lúc “Ở đâu có Thần Khí của Chúa, ở đó có tự do” (2 Cor. 3: 17). Trong cầu nguyện chúng ta trải nghiệm tự do được ban cho bởi Thần Khí: tự do chân chính là sự tự do từ tội ác và tội lỗi dành cho cái thiện và cho sự sống, cho Thiên Chúa. Sự tự do của Thần Khí, Thánh Phê-rô tiếp tục, không bao giờ được nhận dạng cũng như với sự cho phép, hoặc với khả năng lựa chọn tội ác, mà với “hoa trái của Thần Khí là yêu thương, hoan hỉ, an bình, nhẫn nại, thân ái, hào phóng, hòa nhã, tự chủ.” (Gal. 5: 22). Đây là sự tự do đích thực, theo sau nỗi khát khao đức hạnh của chúng ta một cách chân thực, niềm hân hoan chân chính liên kết với Thiên Chúa và không bị lấn áp bởi những sự cố dẫn chúng ta vào những hướng khác.

Hậu quả thứ hai xảy ra trong đời sống chúng ta khi chúng ta cho phép Thần Khí của Đức Ki-tô hoạt động trong chúng ta đó là mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa trở nên sâu sắc đậm đà, rằng điều đó không bị tác động bởi thực tế hay tình huống nào. Chúng ta hiểu rằng với cầu nguyện chúng ta không được giải phóng khỏi xét xử, khổ đau, nhưng chúng ta có thể sống với chúng trong sự hiệp nhất với Đức Ki-tô, với cái nhìn cụ thể qua sự vinh quang của Người (`xem Rom. 8: 17). Nhiều khi, trong lời cầu nguyện của chúng ta, chúng ta đòi hỏi Thiên Chúa sự giải thoát khỏi tội lỗi tinh thần và thể xác, và làm như vậy với sự cậy tin mãnh liệt. Tuy nhiên chúng ta thường có cảm tưởng như không được lắng nghe, và để rồi chúng ta có nguy cơ mất sự tin cậy và kiên nhẫn. Trong thực tế, không có tiếng khóc than nào mà không được nghe thấy bởi Thiên Chúa, bằng sự bền bỉ và nguyện cầu thành khẩn, chúng ta cảm thông với Thánh Phao-lô rằng “những đau khổ của hiện tại này không phải là cái để so sánh với sự vinh quang được mặc khải cho chúng ta” (Rom. 8: 18). Cầu nguyện không miễn cho chúng ta khỏi xét xử và đau khổ, quả thực – như Thánh Phao-lô nói – “chúng ta cũng chẳng rên xiết tự lương tâm chúng ta khi chúng ta chờ đợi sự chấp thuận, sự cứu vớt thân xác chúng ta” (Rom. 8: 23), nhưng cho phép chúng ta sống và đối phó bằng một sức mạnh mới, với sự tin cậy tương tự của Chúa Giê-su – theo Thư gửi tín hữu Do Thái – “trong những ngày ấy, Người bị nhục hình, Người dâng lời cầu nguyện và khẩn khoản nài xin cùng những tiếng khóc than và nước mắt lên với người mà có thể cứu vớt Người khỏi cái chết và Người đã được nhậm lời vì sự tôn kính của Người” (5: 7). Sự đáp trả của Đức Chúa Cha với Đức Chúa Con cùng những tiếng khóc than và những giọt nước mắt cuả Người đã không được giải thoát ngay tức thì, khỏi thập giá, khỏi cái chết, nhưng đó là sự viên mãn tràn đầy hơn nhiều, một sự đáp trả sâu sắc hơn nhiều, qua thập giá và qua cái chết, Thiên Chúa đã trả lời bằng sự phục sinh của Đức Chúa Con, với một đời sống mới. Cầu nguyện được Thánh Thần làm cho sinh động cũng như dẫn dắt chúng ta sống với cuộc hành trình của đời sống mỗi ngày cùng với những xét xử và đau khổ của nó, trong chứa chan hy vọng và tin tưởng vào Thiên Chúa người mà đã trả lời y như trả lời Con Một của mình.

Cuối cùng, thứ ba là việc cầu nguyện của người có niềm tin tôn giáo cũng được mở ra những chiều kích của nhân loại và mọi loài thụ tạo, “vì muôn loài thụ tạo van64hao1 hức ngóng chờ sự mặc khải của con cái Chúa” (Rom. 8: 19). Điều này muốn nói rằng cầu nguyện được chống đỡ bởi Thần Khí của Đức Ki-tô nói trong những nơi sâu thẳm của sự sống chúng ta, không bao giờ tự nó khép kín, là không bao giờ chỉ cầu nguyện bản thân, mà phải được cởi mở để chia sẻ những đau thương của thời đại chúng ta, của tha nhân. Nó trở nên sự can thiệp giúp đỡ tha nhân, và sự giải thoát như vậy từ bản thân, dòng hy vọng cho mọi loài thụ tạo, một sự phô diễn nói lên tình yêu của Thiên Chúa rằng được tuôn đổ vào trong tâm hồn chúng ta qua Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta (xem Rom. 5: 5). Đây là dấu chỉ của việc cầu nguyện đích thực không phải dành cho bản thân. Và vì lẽ đó nó giải phóng chúng ta, vì lẽ đó nó giúp cứu chuộc thế gian.

Anh chị em thân mến, Thánh Phao-lô đã dạy chúng ta rằng bằng cầu nguyện của chúng ta, tự chúng ta phải cởi mở trước sự hiện diện và hành động của Thánh Thần, người mà cầu nguyện trong chúng ta với những tiếng rên xiết không tài nào diễn tả, để mang cúng ta gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, với toàn tâm chúng ta và với mọi sự sống của chúng ta. Thần Khí của Đức Ki-tô trở thành sức mạnh cho lời nguyện cầu “yếu đuối” của chúng ta, là ánh sáng cho lời nguyện cầu “u ám” của chúng ta, ban cho chúng ta tự do nội tại chân chính, dạy chúng ta bằng sự đối mặt trước những xét xử của chúng ta, bằng sự tin tưởng tuyệt đối chúng ta không còn cô đơn, mở ra cho chúng ta tới những chân trời của nhân loại và sự sáng tạo “đó là sự rên xiết trong những đau đớn thai sinh” (Rom. 8: 22). Xin cảm ơn.