Ngược với sự dự đóan về những chuyện động trời, những tiết lộ WikiLeaks mới nhất có liên hệ đến Tòa Thánh Vatican đã là những câu chuyện 'ba xàm' vô bổ.
"Những rì rỏ trên thực tế là 'chẳng có gì cả'", tờ La Stampa của Ý cho biết.
Còn ông Giovanni Maria Vian, chủ bút tờ báo L'Osservatore Romano của Tòa Thánh, phát biểu: "Nếu có gì đáng nói, thì các tiết lộ trên chỉ thể hiện những sáng kiến nghèo nàn của một số người đả lựa lọc và tung tin, nhưng dù với lòng nhiệt thành quá đáng như thế, những tin đó chỉ phản ảnh những ý kiến cũ kỹ đã từng được lưu hành trong báo chí của nước Ý từ lâu"
Chính vì vậy mà các quan chức của Vatican đã có phản ứng quá ư là 'bình thản'?
Trong một tuyên bố chính thức ngày 11 Tháng 12, phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, cho biết các 'tiết lộ' chỉ phản ánh "nhận thức và ý kiến" không mấy sâu sắc của các cá nhân. Tuy nhiên Cha cũng khuyên mọi người hãy cẩn trọng khi đọc những tin như thế này.
L'Osservatore Romano đã cố ý và dè dặt tránh bình luận về các tiết lộ từ WikiLeaks. Và các phóng viên chuyên theo dõi tình hình Vatican, mà người ta thường gọi bằng một tên lóng là "Vaticanistas," phần lớn cũng chỉ 'ầm ừ cho qua chuyện' khi đề cập đến những tin gọi là 'bí mật' này.
Họ thường mô tả các 'tiết lộ' là không 'sốt dẻo,' chỉ là tin cũ được đóng hộp cho có vẻ mới. Giá trị của chúng, các nhà quan sát đồng ý, là chúng cung cấp một cái nhìn thú vị về phía bên trong của các giới chức Hoa Kỳ khi nghĩ về Vatican.
Phân tích gia Andrea Tornielli đã mượn lời của Đức cố Hồng Y Domenico Tardini, cố ngoại trưởng Vatican, mô tả trạng thái của môi trường ngoại giao trên thế giới.
Khi có người nêu ý kiến với Đức Hồng y rằng ngọai giao đòan của Vatican là 'số Một', ngài đã 'diễu' lại: "Thế à? vậy thì hãy tưởng tượng những phái đòan khác thì như thế nào?" (ý nói rằng ngọai giao đòan của Tòa Thánh cũng có nhiều khuyết điểm mà được đứng nhất, thì quả rằng các nước khác phải là tệ đến như thế nào?)
Tornielli viết vào blog trên tờ báo Il Giornale rằng quan điểm nhẹ nhàng nhưng hiện thực của vị cố Hồng Y "trở thành chính xác, sau sự kiện WikiLeaks."
Tornielli cho biết, những tiết lộ chỉ chiếu sáng chút ít về nền ngoại giao của Vatican. Nhưng lại nói rất nhiều về những sai lầm ngớ ngẩn của nền ngoại giao Hoa Kỳ, nhất là việc thất bại bảo mật để các thông tin lộ ra ngòai công cộng.
Một số các ý kiến của nhà ngoại giao Mỹ đã làm nhiều người phải 'nhướng mày.'
Có một ý kiến mô tả Bộ trưởng Ngoại giao Vatican ĐHY Tarcisio Bertone là một "nghị gật," không bao giờ dám chống lại giáo hoàng, hay là chống lại chính sách của Giáo Hội.
Dĩ nhiên cái ý kiến cho rằng một ông bộ trưởng phải 'chống' lại Tổng Thống hay đi ngược lại chính sách của quốc gia thì mới xứng danh là 'bộ trưởng,' làm cho ĐHY Bertone phì cười, ngài tuyên bố với thông tấn xã Ý Adkronos:
"Tôi rất tự hào được mô tả là một 'nghị gật' như thế. Lời mô tả đầy màu sắc này phản ánh rất trung thực sự hỗ trợ của tôi cho công việc mục vụ của Đức Giáo hoàng. "
Nhưng một Vaticanista tên là Massimo Franco, viết cho tờ nhật báo Corriere della Sera ở Milan, thì chỉ trích phản ứng hấp tấp của Vatican.
Ông cho rằng những lời tuyên bố của Vatican, kêu gọi "'cẩn trọng' là thừa và đồng thời có tính cách tự vệ. "
Dù cho Vatican có nói gì chăng nữa, thì các tin tức bị rò rỉ đã rõ ràng "gây xúc động và siêu nhạy cảm."
Cha Lombardi phát ngôn viên của Vatican nhấn mạnh rằng nhiều ý kiến bày tỏ bởi các quan chức Vatican không thể được quy cho là của Tòa Thánh, và cũng không nhất thiết là chính xác.
Franco cho biết nỗ lực trên của cha Lombardi, đặt khoảng cách giữa các quan chức Vatican và nội dung của những tiết lộ, là một hành động đáng nghi ngờ, nó tạo ra cảm tưởng rằng "Vatican đang cố gắng 'trừ tà' những nghi vấn, đã phổ biến rộng rãi, rằng những lời phê bình (Tòa Thánh) được phát xuất ra từ bên trong (Tòa Thánh)."
Một số nhà phân tích khác chỉ quan tâm sơ sài đến nét đại cương. Thí dụ ông Vittorio Messori, một nhà báo chuyên biện hộ cho Công giáo và là phóng viên của tờ Corriere della Sera, cho biết nền ngoại giao của Mỹ là đầy "lỗ hổng."
Ông lưu ý rằng rất nhiều ý tưởng là những sao chép lại từ "những lời nghe ngóng, các cuộc hội thoại với nhà báo, những lời bâng quơ không chỉ rõ nguồn tin, và một chút những tin đồn."
Tuy nhiên ông Messori đã tìm thấy một câu đáng gọi là "một viên ngọc quí."
Trong một thông báo trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Israel và Jordan vào tháng 5 năm 2009, một nhà ngoại giao đã viết: "Đức Giáo Hoàng Benedict đôi khi làm những chính trị gia và phóng viên phải ngỡ ngàng vì sự quyết tâm theo đuổi những gì mà ĐGH tin là có lợi ích tốt nhất cho Giáo Hội, như tha thứ cho phe Le Febvre hoặc xem xét việc phong thánh cho ĐGH Pius XII."
Messori nói rằng ông "không thể tưởng tượng được một lời khen nào tốt hơn cho vị Giám mục Roma" là làm hết sức trong nhiệm vụ của mình.
"Những rì rỏ trên thực tế là 'chẳng có gì cả'", tờ La Stampa của Ý cho biết.
Còn ông Giovanni Maria Vian, chủ bút tờ báo L'Osservatore Romano của Tòa Thánh, phát biểu: "Nếu có gì đáng nói, thì các tiết lộ trên chỉ thể hiện những sáng kiến nghèo nàn của một số người đả lựa lọc và tung tin, nhưng dù với lòng nhiệt thành quá đáng như thế, những tin đó chỉ phản ảnh những ý kiến cũ kỹ đã từng được lưu hành trong báo chí của nước Ý từ lâu"
Chính vì vậy mà các quan chức của Vatican đã có phản ứng quá ư là 'bình thản'?
Trong một tuyên bố chính thức ngày 11 Tháng 12, phát ngôn viên Vatican, Cha Federico Lombardi, cho biết các 'tiết lộ' chỉ phản ánh "nhận thức và ý kiến" không mấy sâu sắc của các cá nhân. Tuy nhiên Cha cũng khuyên mọi người hãy cẩn trọng khi đọc những tin như thế này.
L'Osservatore Romano đã cố ý và dè dặt tránh bình luận về các tiết lộ từ WikiLeaks. Và các phóng viên chuyên theo dõi tình hình Vatican, mà người ta thường gọi bằng một tên lóng là "Vaticanistas," phần lớn cũng chỉ 'ầm ừ cho qua chuyện' khi đề cập đến những tin gọi là 'bí mật' này.
Họ thường mô tả các 'tiết lộ' là không 'sốt dẻo,' chỉ là tin cũ được đóng hộp cho có vẻ mới. Giá trị của chúng, các nhà quan sát đồng ý, là chúng cung cấp một cái nhìn thú vị về phía bên trong của các giới chức Hoa Kỳ khi nghĩ về Vatican.
Phân tích gia Andrea Tornielli đã mượn lời của Đức cố Hồng Y Domenico Tardini, cố ngoại trưởng Vatican, mô tả trạng thái của môi trường ngoại giao trên thế giới.
Khi có người nêu ý kiến với Đức Hồng y rằng ngọai giao đòan của Vatican là 'số Một', ngài đã 'diễu' lại: "Thế à? vậy thì hãy tưởng tượng những phái đòan khác thì như thế nào?" (ý nói rằng ngọai giao đòan của Tòa Thánh cũng có nhiều khuyết điểm mà được đứng nhất, thì quả rằng các nước khác phải là tệ đến như thế nào?)
Tornielli viết vào blog trên tờ báo Il Giornale rằng quan điểm nhẹ nhàng nhưng hiện thực của vị cố Hồng Y "trở thành chính xác, sau sự kiện WikiLeaks."
Tornielli cho biết, những tiết lộ chỉ chiếu sáng chút ít về nền ngoại giao của Vatican. Nhưng lại nói rất nhiều về những sai lầm ngớ ngẩn của nền ngoại giao Hoa Kỳ, nhất là việc thất bại bảo mật để các thông tin lộ ra ngòai công cộng.
Một số các ý kiến của nhà ngoại giao Mỹ đã làm nhiều người phải 'nhướng mày.'
Có một ý kiến mô tả Bộ trưởng Ngoại giao Vatican ĐHY Tarcisio Bertone là một "nghị gật," không bao giờ dám chống lại giáo hoàng, hay là chống lại chính sách của Giáo Hội.
Dĩ nhiên cái ý kiến cho rằng một ông bộ trưởng phải 'chống' lại Tổng Thống hay đi ngược lại chính sách của quốc gia thì mới xứng danh là 'bộ trưởng,' làm cho ĐHY Bertone phì cười, ngài tuyên bố với thông tấn xã Ý Adkronos:
"Tôi rất tự hào được mô tả là một 'nghị gật' như thế. Lời mô tả đầy màu sắc này phản ánh rất trung thực sự hỗ trợ của tôi cho công việc mục vụ của Đức Giáo hoàng. "
Nhưng một Vaticanista tên là Massimo Franco, viết cho tờ nhật báo Corriere della Sera ở Milan, thì chỉ trích phản ứng hấp tấp của Vatican.
Ông cho rằng những lời tuyên bố của Vatican, kêu gọi "'cẩn trọng' là thừa và đồng thời có tính cách tự vệ. "
Dù cho Vatican có nói gì chăng nữa, thì các tin tức bị rò rỉ đã rõ ràng "gây xúc động và siêu nhạy cảm."
Cha Lombardi phát ngôn viên của Vatican nhấn mạnh rằng nhiều ý kiến bày tỏ bởi các quan chức Vatican không thể được quy cho là của Tòa Thánh, và cũng không nhất thiết là chính xác.
Franco cho biết nỗ lực trên của cha Lombardi, đặt khoảng cách giữa các quan chức Vatican và nội dung của những tiết lộ, là một hành động đáng nghi ngờ, nó tạo ra cảm tưởng rằng "Vatican đang cố gắng 'trừ tà' những nghi vấn, đã phổ biến rộng rãi, rằng những lời phê bình (Tòa Thánh) được phát xuất ra từ bên trong (Tòa Thánh)."
Một số nhà phân tích khác chỉ quan tâm sơ sài đến nét đại cương. Thí dụ ông Vittorio Messori, một nhà báo chuyên biện hộ cho Công giáo và là phóng viên của tờ Corriere della Sera, cho biết nền ngoại giao của Mỹ là đầy "lỗ hổng."
Ông lưu ý rằng rất nhiều ý tưởng là những sao chép lại từ "những lời nghe ngóng, các cuộc hội thoại với nhà báo, những lời bâng quơ không chỉ rõ nguồn tin, và một chút những tin đồn."
Tuy nhiên ông Messori đã tìm thấy một câu đáng gọi là "một viên ngọc quí."
Trong một thông báo trước chuyến đi của Đức Giáo Hoàng đến Israel và Jordan vào tháng 5 năm 2009, một nhà ngoại giao đã viết: "Đức Giáo Hoàng Benedict đôi khi làm những chính trị gia và phóng viên phải ngỡ ngàng vì sự quyết tâm theo đuổi những gì mà ĐGH tin là có lợi ích tốt nhất cho Giáo Hội, như tha thứ cho phe Le Febvre hoặc xem xét việc phong thánh cho ĐGH Pius XII."
Messori nói rằng ông "không thể tưởng tượng được một lời khen nào tốt hơn cho vị Giám mục Roma" là làm hết sức trong nhiệm vụ của mình.