Nhận được Thông Báo chính thức số 65/2009/TTGMH của Toà Tổng Giám Mục Huế ra ngày 23 tháng 09 năm 2009 về “Vụ việc Lona Lý”, Giáo Xứ Sáo Cát hoàn toàn thống nhất với Tòa Tổng Giám Mục “để tỏ bày nỗi bức xúc và ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của chính quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với giáo quyền địa phương” ( trích Thông Báo số 65/2009/TTGMH).

Khuya 13 và ngày 14 tháng 09 năm 2009, đã xảy ra một biến cố đặc biệt liên quan tới CƠ -SỞ -TÀI - SẢN- TÔN- GIÁO CỦA GIÁO XỨ LOAN LÝ đã bị lực lượng chính quyền từ cấp Thị Trấn Lăng Cô đến cấp tỉnh Thừa Thiên, rắp tâm cưỡng đoạt bằng một sức mạnh hùng hậu bất hợp luật chưa từng thấy bao giờ tại Thị Trấn Lăng Cô nói riêng, và Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thừa Thiên, Huế nói chung!

Đến nay, hầu như khắp nơi ai cũng có thể biết rõ sự thật từng chi tiết cùng với hình ảnh tường thuật biến cố đặc biệt nầy nhờ các phương tiện truyền thông đại chúng toàn cầu.

Mới đây đã có nhiều bài viết về biến cố Loan Lý. Nơi đây, chúng tôi dừng lại vài phút về biến cố Loan Lý đặc biệt nầy trong tưong quan với các giá trị đáng quan tâm.

1. Biến cố Loan Lý trong tưong quan với các văn bản pháp quy của Nước CHXHCNVN.
2. Biến cố Loan Lý và thể diện chính quyền
3. Biến cố Loan Lý và ngành giáo dục Thị Trấn Lăng Cô
4. Biến cố Loan Lý và công bằng xã hội
5. Biến cố Loan Lý và đạo đức học
6. Biến cố Loan Lý và luật hình sự

1. Biến cố Loan Lý trong tương quan với các văn bản pháp quy của Nước CHXHCNVN.

- Mọi người phải tôn trọng Hiến Pháp và pháp luật để bảo vệ sự công bằng cho người khác. “Sống và làm việc theo Hiến Pháp và Pháp Luật” (HP điều 31). “Tôn trọng và chấp hành Hiến Pháp và Pháp Luật” (HP, điều 109). “Các cơ quan Nhà nước,. .. và mọi công dân phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, đấu tranh phòng ngừa và chống. ..các vi phạm Hiến pháp và pháp luật. Mọi hành động xâm phạm. ..quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” (HP,điều 12).

- “Nghiêm cấm việc xâm phạm tài sản tôn giáo” (x. Pháp lệnh Tín Ngưỡng,Tôn Giáo, số 21/2004/PL-UBTVQH11, điều 26 ra ngày 18 tháng 06 năm 2004).

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền từ cấp Thị Trấn đến Tỉnh Thừa Thiên đã cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý không căn cứ pháp lý, không chứng từ lịch sử và không ngay tình là một hành động nghịch Hiến pháp và Luật pháp !

2. Biến cố Loan Lý và thể diện chính quyền

Bộ mặt của Chính Quyền bị xấu hẳn do những người cán bộ đã không tôn trọng các điều khoản Hiến Pháp và Luật Pháp, nên họ đã cố tình quyết định và hành động bất hợp luật trong việc cưỡng đoạt cơ sở -tài sản- tôn- giáo của giáo xứ Loan Lý, làm cho thể diện Chính Quyền mất đi uy tín trong dân và quần chúng tôn giáo.

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành động nghịch Hiến pháp và Luật pháp, đã làm cho thể diện chính quyền xấu đi. Cần phải sửa sai hành động bất hợp luật của cán bộ trong biến cố nầy để bảo vệ thể diện chính quyền.

3. Biến cố Loan Lý và ngành giáo dục thuộc Thị Trấn Lăng Cô

Ngành giáo dục cần đi đúng Nghị định 43 "quy hoạch hệ thống trường ốc đúng môi trường, và thi hành quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo "Không dùng nơi sinh hoạt tôn giáo để làm trường ốc”.

Ngành giáo dục cần trở về lại bản chất ngay chính, lương thiện, trí thức, không để rơi vào tình trạng bất lương trong giáo dục. Bản chất giáo dục đòi hỏi sự lương thiện trong khi chính Ban Giám Hiệu Trường lại cố tình đồng lõa với lực lượng chính quyền cưỡng đoạt cơ sở-tài-sản-tôn-giáo của Loan Lý làm Trường của mình một cách không lương thiện!

“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” (Hiến Pháp Điều 35). “Phát triển giáo dục” phải chăng là đi cướp đoạt cơ -sở- tài -sản -tôn- giáo của Loan Lý để mở rộng cho nhu cầu của mình, và lấy đó làm vinh danh, và cho rằng đó là sự phát triển giáo dục? Các cán bộ thẩm quyền Thị Trấn Lăng Cô, Ban Giám Hiệu Trường Tiểu Học Lăng Cô, đang có đủ đất đai và môi trường cho học đường, đã không đem hết tài năng và sức lực, với chức quyền bổng lộc của Nhà Nước để ra công làm công việc phát triển quy hoạch hệ thống trường ốc cho ngành giáo dục của Thị Trấn theo Nghị định 43 của Chính phủ nên đã nhúng tay vào những hành động sai trái - cưỡng đoạt cơ -sở- tài -sản -tôn- giáo của Loan Lý bất hợp luật!

* Ngành giáo dục Thị Trấn Lăng Cô đã đồng loã với lực lượng hùng hậu của chính quyền, cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý để làm trường của mình, là một hành động nghịch Hiến pháp và Luật pháp, nghịch với đường lối của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, đã làm cho ngành giáo dục mất đi phẩm tính lương thiện. Cần phải sửa sai hành động của Ban Giám Hiệu trong biến cố nầy.

4. Biến cố Loan Lý và công bằng xã hội

- Để bảo vệ công lý và công bằng xã hội, Hiến Pháp đòi hỏi ”thực hiện công bằng xã hội ” (Hiến Pháp, điều 3). Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong chuyến công du đầu tháng 03/2008 tại các nước Anh, Ai-len và Đức, đã mạnh dạn Tuyên bố với chính giới và báo giới Âu châu rằng tại Việt Nam, Nhà nước đang xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh "!

Mọi hành vi "chiếm dụng, chiếm đoạt, tước đoạt, cưỡng đoạt, cướp đoạt " vì bất cứ lý do nào mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu đều không có giá trị pháp lý, tự nó bị vô hiệu và do đó, đều vi phạm Hiến pháp, Luật pháp và quyền con người, quyền của tập thể, vi phạm công bằng xã hội…. Ngay cả " Không ai được tự ý vào chổ ở của người khác ( nhà giáo dân Loan Lý bị xâm nhập trong biến cố), nếu người đó không đồng ý " ( Hiến pháp điều 73). "Không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật, quyền sở hữu đối với tài sản của mình ". (Luật dân sự điều 169). "Không ai có thể bị tước đoạt tài sản của mình cách độc đoán" (Tuyên Ngôn Quốc Tế của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đã khẳng định - số17).

Các cán bộ có thẩm quyền trong chính quyền các cấp và ngành giáo dục thuộc Thị Trấn Lăng Cô đã cưỡng đoạt bất công, bất hợp luật trên chính cơ -sở -tài- sản- tôn- giáo của Loan Lý. Không có luật pháp nào của Nước CHXHCNVN chấp nhận hành động bất hợp luật đó. Hiến Pháp đòi hỏi “thực hiện công bằng xã hội”(Hiến Pháp, điều 3).

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành vi nghịch Hiến pháp và Luật pháp, đã đi ngược với công bằng xã hội. Cần phải sửa sai các cán bộ chính quyền và Ban Giám Hiệu, họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trong biến cố nầy.

5. Biến cố Loan Lý và đạo đức học

Ngoài các văn bản pháp quy đã được Nhà Nước chính thức phổ biến, một sự thật sơ cấp nhất đáng mọi người quan tâm đang lưu hành hiện nay trong chương trình của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo dành cho các học sinh, đặc biệt tại Trường Tiểu học Thị Trấn Lăng Cô: Trong “Vở Bài Tập Đạo Đức 3 ”: Ở mục bài tập 2, a/ Tài sản của người khác là của riêng mỗi người nên cần được tôn trọng. Xâm phạm chúng là việc làm vi phạm pháp luật. Mọi người cần tôn trọng. b/ Tự ý sử dụng khi chưa được phép: “không nên làm”. Ở mục bài tập 3: “ Em đã biết tôn trọng tài sản của người khác chưa?”… Bài tập kết luận và học thuộc lòng: Tài sản của mỗi người thuộc về riêng họ. Tự ý sử dụng tài sản của người khác là thiếu tự trọng và vi phạm pháp luật. Cơ -sở- tài -sản –tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý cần phải được tôn trọng.

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành động nghịch với Đạo dức học. Cần phải sửa sai hành động phi đạo đức của lực lượng chính quyền và Ban Giám Hiệu trong biến cố nầy.

6. Biến cố Loan Lý và luật hình sự

Nhìn lại biến cố dặc biệt của Loan Lý đêm khuya 13 và ngày 14 tháng 09 năm 2009, một biến cố đặc biệt liên quan tới CƠ -SỞ -TÀI- SẢN- TÔN -GIÁO CỦA GIÁO XỨ LOAN LÝ đã bị chính quyền từ cấp Thị Trấn Lăng Cô đến cấp tỉnh Thừa Thiên, rắp tâm cưỡng đoạt bằng một sức mạnh hùng hậu bất hợp luật chưa từng thấy bao giờ tại Thị Trấn Lăng Cô nói riêng và Huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên, Huế nói chung. Biến cố ấy:

- Có còn "nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, luật pháp" của Nước CHXHCNVN nữa không?(x. HP,điều 12).
- Có còn là "mọi hành động xâm phạm. ..quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân đều bị xử lý theo pháp luật” không (HP,điều 12)?
- Có phải “ Các cơ quan Nhà nước,. .. phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật” không ? (HP,điều 12).
- Có phải Đài Phát Thanh Tiếng Nói Việt Nam sáng ngày 17/04/2009 nói rằng: “Những người bảo vệ luật pháp lại vi phạm pháp luật”!?
- Mọi hành vi chiếm đoạt, tước đoạt, cưỡng đoạt, cướp đoạt cơ-sở -tài -sản- tôn- giáo hay quyền sở hữu của Giáo Xứ Loan Lý, dù bất cứ lý do gì, khi người ta không đồng ý, tự nó đều vô hiệu và nghịch với Hiến pháp, Luật pháp và đạo đức.
- Chiếu luật, sẽ bị quy trách Luật Hình Sự của Nước CHXHCNVN các điều sau đây: điều 133 - tội cướp tài sản; điều 135- tội cưỡng đoạt tài sản; điều 137 - tội công nhiên chiếm đoạt tài sản; điều 139- lợi dụng chức vụ quyền hạn hoặc lợi dụng cơ quan tổ chức để chiếm đoạt tài sản.

* Lực lượng hùng hậu của chính quyền các cấp đã cố tình cưỡng đoạt cơ -sở -tài -sản- tôn- giáo của Giáo Xứ Loan Lý là một hành động nghịch với mọi giá trị và tự nó bị vô hiệu pháp lý, phải chịu trách nhiệm về hành động của mình trước pháp luật trong biến cố nầy.

* Thông Báo số 65/2009/TTGMH đã chính thức “tỏ bày nỗi bức xúc và ngỡ ngàng trước cách thức giải quyết đơn phương và thô bạo của chính quyền về một sự việc liên quan đến tôn giáo mà không trao đổi, đối thoại và bàn bạc trước với giáo quyền địa phương” ( trích Thông Báo số 65/2009/TTGMH).

Trước những hành động bất công và nghịch lại với mọi giá trị đó, Giáo Xứ Sáo Cát hoàn toàn không chấp nhận.

Cùng với Toà Tổng Giám Mục Huế, Giáo Xứ Sáo Cát hiệp thông với Cha Quản Xứ và Giáo Xứ Loan Lý trong những nỗi đau thương nầy vì nhưng thương tích thể xác và tinh thần phải chịu đựng trước những hành động “THÔ BẠO” ấy!

Xin mọi người cùng với Tòa Tổng Giám Mục lên tiếng để “hiệp thông cầu nguyện cho giáo xứ Loan Lý cũng như cho công bằng và sự thật được tôn trọng trên quê hương Việt Nam của chúng ta" ( trích Thông Báo sô 65/2009/TTGMH).