Đức Thánh Cha phân biệt giũa Tinh Thần Tin Mừng và sự Khốn khổ

VATICAN (Zenit.org).- Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mời thế giới chiến đấu đánh bại sự nghèo khó xúc phạm nhân phẩm, bằng tính điềm đạm và tình liên đới, hoa quả của sự nghèo khó tin mừng được Chúa Giêsu tuyển chọn.

Đức Giáo Hoàng đã đưa ra sự phân biệt này giữa sự nghèo xúc phạm Thiên Chúa và sự nghèo được Chúa tuyển chọn qua bài giảng của ngài hôm Thứ Năm 1/1 trong Đền Thờ Thánh Phêrô mửng lễ Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, và là ngày Hoà Bình Thế Giới.

Bài giảng của ngài được dành cho sứ điệp ngài gởi ngày thế giới, chủ trương đánh bại sự nghèo như là một phương tiện hoàn thành hoà bình.

Đức Thánh Cha ghi nhận sự khác biệt giữa sụ nghèo tin mừng và sự nghèo “mà Thiên Chúa không muốn,”, ngài kêu mời đánh bại cái sau bằng cái trước.

Đức Thánh Cha đã giải thích rằng khi trở thành người, Chúa Giêsu muốn nên nghèo: “Sự giáng sinh của Chúa Giêsu tại Belem mạc khải cho chúng ta rằng Thiên Chúa chọn cảnh nghèo cho chính mình khi đến ở giữa chúng ta. Tình thương đối vơi chúng ta đã thúc đẩy Chúa Giêsu không những trở thành người, mà còn trở nên nghèo.”

Tuy nhiên, Ngài nói tiếp, có một sự nghèo, một sự thiếu thốn, mà Thiên Chúa không muốn và cần phải đánh bại nó.”

Đức Giám Mục thành Roma nói, “đó là một cảnh nghèo ngăn trở người ta và các gia đình không được sống theo phẩm giá của mình, một sự nghèo xúc phạm lẽ công bằng và sự bình đẳng, và như vậy là đe doạ sự chung sống hoà bình.”

Ngài khẳng định rằng sự nghèo như thế khổng hẳn là vật chất, nhưng cũng bao hàm những hình thức nghèo gặp được trong những nước giàu và phát triển: những hiện tượng như sự loại trừ và sự khốn khổ tương quan, luân lý và thiêng liêng.

Tình liên đới toàn cầu hóa

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã nói sự nghèo này được phản chiếu trong những sự như bịnh dịch, sự đói của những trẻ em và sự khủng hoảng lương thực. Và giải pháp, ngài nói, đòi hỏi các quốc gia phải: duy trì một mức độ cao tình liên đới

Đức Giáo Hoàng tố giác cách riêng sự chạy đua vũ trang, mà ngài định nghĩa là “không thể chấp nhận” và “phi nhân quyền.”

Ngài tiếp tục gợi ý rằng cuộc suy thoái kinh tế hiện nay ngụ ý đến một thử thách: “ Chúng ta có sẵn sàng đọc nó, trong sự trọn vẹn của nó, như là một thách đố cho tương lai, và không hẳn là một sự khẩn cấp để có câu giải đáp ngắn hạn không? Chúng ta có sẵn sàng thực hiện môt cuộc duyệt xét sâu sắc về kiểu mẫu phát triển nổi bật, hầu sửa chữa nó một cách có hệ thống và dài hạn không?”.

“Điều này được đòi hỏi, trên thực tế, bên kia những khó khăn tài chính trực tiếp, bởi tình trạng sinh thái của cải của hành tinh và, trên hết, bởi sự suy thoái luân lý và văn hóa, mà những triệu chứng đã hiển nhiên lâu nay trên khắp thế giới,” Đức Thánh Cha nói tiếp.

Trường học sự sống

Như vậy Ngài kêu gọi thực hiện một “vòng tròn nhân đức” giữa sự nghèo” được chọn” và sự nghèo “phải đánh,” như vậy “phải đánh sự nghèo xấu xa, đàn áp rất nhiều người nam và nữ và đe doạ hòa bình của mọi người, cần phải tái khám phá tính điềm đạm và tình liên đới, như là những giá trị tin mừng đồng thời phổ quát.”

“Sự khốn khổ không thể bị đánh cách hiệu nghiệm, nếu không cố gắng ‘thực hiện sự bình đẳng,’ giảm thiểu sự không đồng đều giữa những kẻ phung phí cái dư thừa, và những kẻ không có cả cái cần thiết”.

Đức Thánh Cha đã khẳng định: “ Cảnh nghèo của Chúa giáng sinh tại Bêlem, ngoài một đối tượng được thờ lạy cho những Kitô hữu, cũng là môt trường học sự sống cho con ngưòi. Cảnh nghèo này dạy chúng ta rằng muốn đánh bại cảnh khốn khổ, cả hai vật chất và thiêng liêng, con đường phải theo là con đường liên đới, đã thúc đẩy Chúa Giêsu chia sẻ thân phận nhân bản của chúng ta.”

Đức Giáo Hoàng khẳng định Chúa Kitô mang đến một “cuộc cách mạng hoà bình không phải theo ý thức hệ, nhưng là thiêng liêng, không phải là không tưởng, nhưng là thực tế, và do vậy, đòi hỏi sự kiên nhẫn vô cùng, có lẽ một thời gian rất lâu, tránh mọi sự đổ vở và theo con đường khó nhất: con đường của những lương tâm trưởng thành trong trách nhiệm.”