Pansexualism
Thuyết Phiếm Tính Dục - Quan niệm rằng tất cả mọi sự trong đời sống nhân loại, cả cá nhân lẫn xã hội, phải được giải thích theo các quyến rũ tính dục và ham muốn. Thông thường được coi như tương đương với thuyết của Freud (e). (Từ nguyên Hi Lạp pan, tất cả + chữ Latinh sexus, tính dục.)

Pantheism
Thuyết Phiếm Thần – Là bất cứ quan điểm nào cho rằng tất cả mọi sự đều thiêng liêng, hay Thiên Chúa và Vũ Trụ là thực sự giống nhau, hay cuối cùng thì không có sự phân biệt thật sự (gì) giữa Thiên Chúa và (thế giới là) điều mà tín hữu trong sự sáng tạo gọi là thế giới. (Từ nguyên Hi Lạp pan, tất cả + theos, thần.).

Pantheon
Các Thần, đền các thần - Tất cả các thần thánh của một dân thờ đa thần. Cũng là một đền thờ tất cả mọi thần thánh, hay ít ra là các thần chính của một quốc gia. Đền Pantheon ở Roma được Agrippa xây năm 27 trước Công nguyên, được xây dựng lại bởi Hadrian vào thế kỷ thứ Hai, và năm 609 được cải biến thành một thánh đường Thiên Chúa giáo. Điện Panthéon tại Paris, nguyên là nhà thờ thánh Geneviève bị chiếm giữ trong cuộc Cách Mạng Pháp để làm một đền vô thần; sau khi đổi chủ nhiều lần, cuối cùng bây giờ trở thành một Đài Kỷ Niệm Quốc Gia và là nơi chôn cất các nhân vật Pháp nổi danh. (Từ nguyên Hi Lạp pantheion, đền thờ các thần.).

Pantokrator
Đấng Toàn năng - Danh hiệu của Chúa bằng tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “Đấng Toàn Năng”. Cũng là một hình ảnh quen thuộc của Chúa Kitô, được mô tả như là đấng cai trị từ Thiên Đàng.

Papabile
Khả Cử Viên Giáo Hoàng - Một từ ngữ tiếng Ý chỉ một giáo sĩ cao cấp, khi trống ngôi Giáo Hoàng, hay khi dự trù có sự trống ngôi, được mọi người coi như có thể được bầu làm Giáo Hoàng kế vị. (Từ nguyên Ý papabile, có khả năng làm Giáo hòang.)

Papal Choir
Ca Đoàn Giáo Hoàng - Đi trở ngược lại thời xưa, ca đoàn giáo hoàng được Đức Giáo Hoàng Lêo Cả tái thành lập. Ca đoàn này gồm có các ca viên được lựa chọn kỹ càng và được điều khiển bởi một ca trưởng cũng là một nhạc sĩ sáng tác.

Papal Cross
Thánh Giá Giáo Hoàng - Một biểu hiệu được gọi là thánh giá của Tổng Giám Mục, được dùng nhiều trong nghệ thuật hơn là trong thực hành. Các thánh giá của Giáo Hoàng và Tổng Giám Mục là những thánh giá được gắn trên các cây gậy.

Papal Election
Bầu Giáo Hoàng

Papal Flag
Cờ Tòa thánh. Là cờ của quốc gia Vatican, gồm hai phần trắng và vàng bằng nhau theo chiều dọc. Phần trắng mang ấn của quốc gia Vatican, gồm mũ ba tầng và hai chìa khóa chéo, với dòng chữ ghi Stato della Città del Vatiacano (Thành phố quốc gia Vatican).

Papal Letter
Thư Giáo Hoàng - Một tài liệu hay một thông tư do chính Giáo Hoàng ban hành hay do một nhân vật được chính thức chỉ định bởi ngài. Thông thường các vần đề liên quan đến đức tin và luân lý là đề tài của các lá thư được gọi là sắc lệnh, sắc luật (decreta). Các thư khác có tính cách học thuyết thường được gọi là thư tiểu luận. Chúng được đưa vào các sưu tập của giáo luật và được xếp hạng với các luật của công nghị theo tầm quan trọng. Gratian và các nhà giáo luật nhấn mạnh rằng mọi thư của giáo hoàng có tính cách phổ biến đều có thẩm quyền với toàn thể Giáo hội. Có rất nhiều thư giả mạo của giáo hoàng thời Trung cổ. Từ thế kỷ 13 đến thế kỷ 20, một văn kiện giáo hoàng được trở nên chính thức khi niêm yết trên cửa lớn của đền thờ thánh Phêrô, đền thờ Lateran, hoặc Giáo phủ tòa thánh và trong Piazza del Campo di Fiori. Hiện nay, văn kiện giáo hoàng có hiệu lực khi được in trong Acta Apostolocae Sedis. Các bài viết của giáo hoàng được công bố bằng nhiều hình thức, chẳng hạn tông thư, hiến chế, phúc nghị, sắc chỉ và đoản sắc. Các thư gốc được lưu trong văn khố Roma. Cũng có các bộ sưu tập tư nhân về thư giáo hoàng.

Papal Secretary Of State
Quốc vụ khanh Tòa thánh – Là Vị phụ tá thân cận nhất của giáo hoàng. Văn phòng của ngài được thành lập dưới triều Đức Giáo Hoàng Innocente XII năm 1692 và được duyệt lại hoàn toàn dưới triều Giáo Hoàng Phaolô VI năm 1967. Vai trò của quốc vụ khanh Tòa thánh là phát triển tất cả mọi nhiệm vụ được Đức Giáo Hoàng trao phó, để coi sóc các thánh bộ (cộng đoàn) và uỷ ban của Tòa Thánh, với sự chú ý đặc biệt đến Uỷ Ban Truyền Thông Xã Hội, và nói chung là giúp đỡ Đức Giáo Hoàng trong việc chăm sóc Giáo Hội hoàn vũ.

Papal States
Lãnh Địa của Giáo Hoàng - Miền đất được trao cho các giáo hoàng như là vị cai quản phần đời từ năm 754 đến 756 bởi Pepin, vua của người Franks, cho Đức Giáo Hoàng Stephen II, bao gồm lãnh địa của công tước Rôma, của quan trấn thủ Ravenna, và của miền Ancona. Lãnh điạ này sau đó được bành trướng thêm bởi hoàng đế Charlemagne năm 787 và Nữ Bá Tước Matilda miền Tuscany năm 1115. Cho đến cuộc Cách Mạng Pháp, lãnh địa của Giáo Hoàng vẫn y nguyên như dưới thời vua Charlemagne. Vào thế kỷ 19 phong trào quốc gia kết hợp các tiểu quốc thành một nước Ý đã thành công. Ngày 20 tháng 9, 1870, quân lính Ý chiếm Rôma. Tuy nhiên phải chờ tới Hiệp Ước Lateranô năm 1929, quyền sở hữu chính thức của các lãnh điạ của giáo hoàng mới được Đức Giáo Hoàng công nhận.

Papist
Người thần phục Giáo hoàng, Người thuộc Giáo Hoàng - Một từ ngữ khinh mạn được dung tại các nước nói tiếng Anh để chỉ người Công Giáo. Nguồn gốc của từ này có từ cuộc Cái Cách Tin Lành, khi Martin Luther (1483-1546) và John Calvin (1509-64) viết các bài bút chiến chống lại Tòa Thánh.

Parachurch
Nhóm Ngoài Giáo Hội - Một cộng đoàn tôn giáo bất thường, thường chỉ có một nhóm nhỏ những người bất mãn với bất cứ giáo hội chính thức nào khác.

Paraclete
Đấng Bảo Trợ, Đấng bào chữa - Một tước hiệu của Chúa Thánh Thần. Chúa Kitô đã là và vẫn là đấng bảo trợ đầu tiên. Khi Người sắp rời thế gian dưới dạng hữu hình, Người đã hứa ban cho “một đấng Bảo Trợ khác” để cho những ai đi theo Người không bị mồ côi. Đấng Bảo Trợ này đến vào ngày Lễ Hiện Xuống. Ngài là đấng bảo trợ cho Nhiệm Thể, cầu xin với Thiên Chúa cho những nhu cầu của nhân loại, giữ gìn Giáo Hội khỏi sai lầm, thánh hiến các linh hồn qua việc giảng dậy Lời Chúa và qua các phép Bí Tích. Chúa Thánh Thần, có phận sự dậy dỗ, làm nhân chứng và “thuyết phục thế gian tội lỗi”, là tình yêu Thiên Chúa tạo nên các hiệu quả của ơn Chúa trên thế gian, và đây là việc dành riêng cho Ngôi Ba của Thiên Chúa Ba Ngôi. (Từ nguyên Hi Lạp para-, bên cạnh + kalein, kêu gọi: paraklet_s, bào chữa.)

Paradigm
Khuôn Mẫu, mô biểu - Khuôn mẫu hay mẫu mực toàn hảo, trinh bầy tất cả các đường lối khác nhau để một cái gì có thể được bắt chước hay hoàn thành. Theo nghĩa này, Chúa Kitô là khuôn mẫu của sự thánh thiện Công Giáo. (Từ nguyên Latinh paradigma; từ chữ Hi Lạp paradeigma, mô biểu, kiểu mẫu.)

Paradise
Thiên Đàng - Đồng nghĩa với Thiên cung. Chúa Giêsu nói về Thiên Đàng khi Người hứa với tên trộm lành trên thập giá (Luca 23:43). Trong hai đoạn Thánh Kinh khác cũng được dùng thay cho Thiên cung, khi nói đến “cây sự sống trồng trong Thiên Đàng của Chúa (Khải Huyền 2:7). Thánh Phaolô viết về một người trong Chúa Kitô “đã được nhắc lên tận thiên đàng” (2 Cor. 12:4). (Từ nguyên Hi Lạp paradeisos, công viên, vườn Eden, thiên đàng; từ chữ Persian pairida_za, vùng đất có vây quanh.)

Paradox
Nghịch Lý, nghịch biện - Một sự mâu thuẫn hiển nhiên và có thật. Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo của nghịch lý: Thiên Chúa đã làm người, sự sống đến từ sự chết, sự thành công đến từ thất bại, điên rồ là khôn Ngoan, hạnh phúc là phải than khóc, muốn tìm kiếm thì phải mất đi, và kẻ cao trọng nhất là kẻ bé mọn nhất. Những gì nghịch lý về các mầu nhiệm đức tin là lý trí con người không thể nào hiểu thấu ý nghĩa của mầu nhiệm, khiến cho những gì có vẻ mâu thuẫn đối với lý trí con người, lại hoàn toàn đúng đối với đức tin. (Từ nguyên Latinh paradoxum; từ chữ Hi Lạp paradoxon, trái với ý kiến chung, trái với mong đợi.)

Paraenesis
Khuyến thiện, Lời Khuyên Nhủ - Nguyên thủy từ này có nghĩa là lời khuyên, lời cố vấn (Chữ Hi Lạp parainein, khuyên răn). Dưới hình thức của một bài trong Kinh thánh, đây là một bài giảng hay lời khuyên nhủ bình dân, thí dụ, thư của thánh Giacôbê. Lời khuyên được biểu hiệu trong các đoạn nói về luân lý trong Cựu Ước, và được thấy trong các tông phụ như Clement I và Người Chăn Cừu thành Hermas. Ngoài Giacôbê, thánh Phaolô cũng hay dùng, thí dụ: các thư gửi cho tín hữu Galát và Êphêsô.

Paralipomenon
Sách Sử Biên Niên - Tên dùng trong ấn bản phổ thông của hai sách Sử Biên Niên. Thánh Giêrôminô mượn các thành ngữ này từ Bản Bẩy Mươi dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp, có nghĩa là “những gì bị bỏ quên”, ngầm chỉ rằng các sách này bổ túc cho Sách Các Vua quyển thứ nhất và thứ hai. Mục đích của tác giả là khuyên khích người đồng hương trung thành với luật lệ, nhất là về việc thờ phượng trong Đền Thánh Giêrusalem.

Paraliturgical
Á Phụng Vụ - Một hình thức thờ phượng công cộng được người Công Giáo thực hành mà không theo các nghi thức phụng vụ chính thức, hay cố tình loại bỏ hay thay đổi các lời nói hay cử chỉ luật giáo hội đòi hỏi.

Parallelism
Đối Cách, đối ngẫu - Đối chiếu một câu với một câu khác. Đây là hình thức cá biệt của thơ phú Do Thái. Khi câu thứ hai lập lại ý tưởng của câu thứ nhất, đối cách này được gọi là đồng nghĩa (Thánh Vịnh 50:4). Khi câu hai đối nghĩa với câu thứ nhất thì được gọi là đối nghĩa (Thánh Vịnh 1:6). Khi câu thứ hai phụ diễn câu thứ nhất thì gọi là tổng hợp song hành (Thánh Vịnh 7:2). Nếu sự bành trướng tiếp tục trong nhiều câu sau đó từng bước một, thì được gọi là phép tiến dần hay leo thang.

Parareligious
Bán Tôn Giáo - Từ ngữ này chỉ các nhóm có một vài mục đích tôn giáo nhưng chú ý chính đến các mục tiêu khác như chính trị, y tế, hay cải tổ xã hội.

Paray Le Monial
Paray Le Monial - Một thành phố miền Trung nước Pháp, nơi Đức Mẹ hiện ra với Margaret Mary Alacoque, một nữ tu dòng Đức Mẹ Thăm Viếng, ngày 27 tháng 12, 1763, trong khi bà đang cầu nguyện trước Thánh Thể. Bà đã thấy ở trên Thánh Tâm có một thập giá bao quanh bởi vòng gai. Nhiều lần khác nữa Thánh Tâm cũng hiện ra. Giáo Hội chấp thuận việc Rước Lễ Thứ Sáu đầu tháng, Giờ Thánh, và một ngày lễ đặc biệt dành để kính Thánh Tâm Chúa, do sự yêu cầu của Chúa Kitô với Margaret Mary. Năm 1873 khi các cuộc hành hương được tái lập, người công giáo Anh kéo đến Paray le Monial, nơi nhà nguyện của dòng tu trở nên trung tâm được chú ý. Vương Cung Thánh Đường Thánh Tâm, trước đây là đan viện của Dòng các tu sĩ Cluny và bây giờ là nhà thờ của giáo xứ, cũng được khách hành hương chiếu cố cùng với Viện Bảo Tàng Thánh Thể, tại đây có nhiều sách vở, và vật dụng nghệ thuật liên quan đến Thánh Thể. Đức Giáo Hoàng Lêo XIII gọi Paray le Monial là “thành phố yêu quý của Thiên Đàng.”

Pardon
Tha thứ, Ân Xá - Một hành động khoan dung đối với một tội nhân. Có thể là tha thứ một phần hay tất cả hình phạt, hay rõ hơn là tha thứ sự xúc phạm thay cho người bị xúc phạm. Trong luật dân sự và luật giáo hội, một ân xá cũng là một văn kiện tuyên bố việc giải trừ các án phạt cho một tội lỗi. Và ngày nay một “ân xá” cũng đồng nghĩa với “ơn tiểu xá hay toàn xá” (Từ nguyên Latinh per, qua + donare, cho, tặng: perdonare, tha thứ.)

Pardoners
Người Ban Ân Xá - Một người có quyền thuyết giảng và thu nhận các tiền đóng góp. Trong thời Trung Cổ, đây là tên dành cho các vị thuyết giảng ân xá đi thu tiền đóng góp để xây nhà thờ hay để yểm trợ các cuộc Thánh Chiến. Có quá nhiều sự lạm dụng xẩy ra cho nên công Đồng Trentinô cấm không cho ban ân xá khi điều kiện là phải đóng góp tiền nong hay của cải.

Parental Obedience
Vâng Lời Cha Mẹ - Bổn phận của con cái là vâng phục cha mẹ, theo Điều Răn thứ tư trong Mười Điều Răn ấn định: “Ngươi hãy thờ cha kính mẹ, để được sống lâu trên đất mà Ðức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, ban cho ngươi“ (Xuất hành 20:12). Lệnh truyền này buộc con cái phải tỏ lòng yêu mến, kính trọng, và vâng lời cha mẹ. Tình yêu phải diễn tả rõ qua lời nói, việc làm và thái độ. Sự vâng lời liên quan đến mọi điều thuộc phần chăm sóc của cha mẹ, và buộc cho đến khi con cái trưởng thành. Tuy nhiên, nó không áp dụng cho sự chọn lựa của con cái về bậc sống, hoặc khi đến tuổi trưởng thành, cho sự chọn lựa người bạn đời.

Parents, Duties Of
Bổn Phận của Cha mẹ - Cha mẹ phải cung cấp sự khỏe mạnh về thể lý và trí tuệ của con cái, nhưng họ đặc biệt bị ràng buộc bởi luật thiêng liêng là dậy dỗ con cái cho Chúa và cho sự cưú rỗi đời đờI của con cái. Theo Công Đồng Vatican II, “Bổn phận của cha mẹ là phải tạo dựng một bầu khí gia đình yêu thương và tôn sùng Thiên Chúa, và lo lắng cho tha nhân (nhan), để nuôi dưỡng một nền giáo dục hòa nhập, cá nhân và xã hội cho con cái.” (Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô, 3)

Parish
Giáo xứ - Thông thường trong một giáo phận, giáo xứ là một vùng đất đai được ấn định cho một nhà thờ, một nhóm nhất định các tín hữu, và một cha xứ được bổ nhiệm để coi sóc các linh hồn. Các giáo xứ thể nhân cũng được thành lập để đáp ứng nhu cầu của những người thuộc một sắc dân hay chủng tộc, không phân biệt nơi cư ngụ. Đôi khi các phần đất được chia cắt từ các hạt đại diện tông tòa (phụ tỉnh) và hạt phủ doãn tông tòa được gọi là á giáo xứ. (Từ nguyên Hi Lạp paroikos, sống gần.)

Parish Council
Hội Đồng Mục Vụ giáo xứ - Phỏng theo mẫu của Hội Đồng Giáo Phận, Hội đồng giáo xứ là một nhóm giáo dân được tổ chức để hợp tác với cha xứ trong công tác tông đồ (việc mục vụ) của một giáo xứ. Sau khi mô tả nhiệm vụ của Hội Đồng Giáo Phận, Công Đồng Vatican II xác định “Các hội đồng đó cũng có thể được thấy tại mức độ giáo xứ, liên giáo xứ và liên giáo phận, và cả trên mức độ quốc gia và quốc tế nữa.”(Sắc lệnh Apostolicam Actuositatem, 26). Theo như Giáo Hội trù liệu, hội đồng mục vụ chỉ có tính cách tham vấn cho cha xứ và phải trợ giúp ngài. Khác với các hội đồng mục vụ bên Tin Lành, một hội đồng mục vụ công giáo không họat động theo thể chế ủy ban quản trị. Hội đồng này không thay thế quyền hạn của cha xứ hay buộc cha xứ phải tùy thuộc vào quyết định của họ.

Parishioner
Giáo Dân - Là các tín hữu thuộc vào một giáo xứ nào đó, như được ghi nhận trong số danh bộ của giáo xứ, bởi sự tham gia đều đặn vào các sinh họat của giáo xứ, nhất là phụng vụ Thánh Thể, và tùy khả năng, trợ giúp cho các cơ sở của giáo xứ.

Parochial Mass
Thánh Lễ Giáo Xứ, Thánh lễ cho đoàn dân - Thánh Lễ được dâng mỗi chủ nhật và các ngày lễ buộc cho tòan thể giáo dân của mỗi giáo xứ. Nếu một cha xứ không thể cử hành thánh lễ, cần mời một linh mục khác thay thế, đây là một bổn phận quan trọng. (Từ nguyên Latinh parochialis, thuộc về giáo xứ.)

Parousia
Ngày Trở LạI, sự quang lâm, sự tái giáng – Là lần thứ hai Chúa Kitô trở lại trái đất (I Cor 15:23). Trong Tân Ước có nhiều lần việc này được nhắc đến, khi các tác giả mô tả vinh thắng cuối cùng của Chúa Giêsu và sự thiết lập Vương Quốc của Người. (I Thes 4:15-17; Mat 24:3-14; II Pr 1:16).

Parsimony, Law Of
Luật Tiết Kiệm - Nguyên tắc tiết kiệm tư tưởng hay nỗ lực khi dùng các phương tiện cho một mục đích. Như William thành Occam đã nhận định, nó được mệnh danh là “Dao cạo của Occam”, “Các hữu thể không nên gia tăng qúa mức cần thiết” (Entia non sunt multiplicanda praeter necessitatem). Trong bất cứ công việc nào, dù là tâm trí hay thể lực, chỉ nên sử dụng một số thành phần nào đó (thời gian, tư tưởng được diễn tả, hay năng lượng (lương) được dùng tới) như mục đích của công việc đòi hỏi. (Từ nguyên Latinh parsimonia, sự dè sẻn, tiết kiệm.)

Parson
Mục Sư, giáo sĩ Anh giáo - Trong thời Tiền Cải Cách là “Người của Giáo Hội” (Persona Ecclesiae) hay linh mục quản nhiệm một giáo xứ. Bây giờ từ ngữ này được chủ yếu dùng cho các mục sư của Anh Giáo, nhất là những người có bổng lộc. (Từ nguyên tiếng Anh Trung cổ persone, nhân vật, mục sư.)

Parthenos
Trinh Nữ - Từ ngữ trong Thánh Kinh có nghĩa là “trinh nữ”, được dùng trong bản dịch Cựu ước bằng tiếng Hy Lạp thời tiền-Kitô, khi nói đến sự thụ thai đồng trinh của Đấng Thiên Sai (Isaiah 7:14). Cũng là từ ngữ được các Thánh Sử dùng khi nói đến Đức Nữ Đồng Trinh (Mát thêu 1:18-25; Luca 1:26-27). (Từ nguyên Hi Lạp parthenos, đồng trinh.)

Partial Indulgence
Tiểu Xá - Một ân xá chỉ giải trừ một phần các phạt vạ sau khi tội lỗi đã được tha. Tất cả những chi tiết về ngày, tháng, hay năm bây giờ đã bị bỏ hết khi nói đến tiểu xá. Tiêu chuẩn mới dựa vào thiện chí của người được ân xá và tính cách người nhận ân xá thi hành việc làm để được ân xá.

Particle
Miếng Bánh - Một bánh Thánh đã làm phép để phân phát khi cho chịu lễ, hay một mảnh vụn của Mình Thánh. Đức tin Công Giáo dậy và định nghĩa rằng “trong bí tích Thánh Thể cực trọng, tất cả Chúa Kitô chứa đựng trong mỗi mình Thánh và trong bất cứ thành phần nào của Mình Thánh được tách rời hay bẻ ra” (Denzinger 1653). (Từ nguyên Latinh particula, phần nhỏ, mảnh.)

Particular Judgment
Phán Xét Riêng - Việc Chúa Kitô phán xét riêng mỗi cá nhân sau khi người ấy qua đời (Do thái 9:27).

Part, Ind
Tiểu Xá

Parvitas Materiae
Lỗi lầm nhẹ, sự việc không đáng kể. Là lỗi nhẹ, đặc biệt về các tội lỗi đức trong sạch. Theo giáo huấn của giáo hội, “trong các thú vui xác thịt, không có gì có thể coi là lỗi lầm nhẹ” (Alexander VII, Trả lời của Tòa Thánh, 1661). Điều này có nghĩa là các tội về tính dục theo bản chất đều là nặng, miễn là có sự ưng thuận, dù không đạt tới sự thỏa mãn hoàn toàn. Tuy nhiên, trong việc mục vụ, khi một người tự xét mình về tội tự kích thích, giả dụ là chưa có sự thoả mãn hoàn toàn ngay từ lúc đầu, thì là tội nhẹ.

Pascendi
Tông thư Pascendi. Là tông thư của Đức Giáo Hoàng Piô X lên án chủ nghiã Tân Tiến. Tiêu đề đầy đủ của Tông thư này là Pascendi Diminici Gregis, ban hành này 8 tháng 9, 1907.

Pasch
Pascha- Lễ Phục Sinh

Paschal Candle
Nến Phục Sinh - Một cây nến lớn trên đó năm hạt trầm hương được gắn vào như biểu tượng của các vết thương của Chúa Kitô. Cây nến này được làm phép vào ngày Thứ Bẩy Tuần Thánh trong một nghi thức đặc biệt và biểu tượng cho việc Đấng Cứu Chuộc Sống Lại là Ánh Sáng của Thế Gian. Sau đó cây nến này được dùng trong việc làm phép nước giếng rửa tội và được để trong cung thánh trong suốt Mùa Phục Sinh, và được thắp lên trong các nghi thức.

Paschal Lamb
Chiên Phục Sinh - Con chiên bị ăn thịt vào ngày Lễ Vượt Qua của người Do Thái. Theo luật Môisen, các con chiên trước hết phải được hiến tế vào buổi chiều ngày thứ mười bốn của tháng Nisan (tháng thứ 7 năm có 12 tháng, hay tháng thứ 8 của năm nhuận), rồi được mang về nhà để đêm hôm đó bị người ta ăn thịt. (Xuất Hành 12). Chúa Kitô Đấng Xức Dầu “đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (I Corintô 5:7), và như thế trở nên, “Đấng xóa bỏ tội trần gian “ (Gioan 1:29).

Paschal Meal
Bữa Ăn Vượt Qua - Nguyên thủy là Lễ Vượt Qua, như được cử hành bởi người Do Thái. Từ ngữ này đôi khi được dùng về Bí Tích Thánh Thể, để chỉ việc rước Mình Thánh Chúa.

Paschal Mystery
Văn kiện Mầu Nhiệm Vượt Qua (Pascalis Mysterii) - Là văn kiện Pascalis Mysterii do Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 9 tháng 5, 1969. Trong tài liệu này ngài chấp thuận việc tổ chức lại năm và niên lịch phụng vụ cho Nghi lễ Rôma. Mục đích “là giúp tín hữu hiệp thông một cách sâu đậm hơn qua đức tin, đức cậy và đức mến (niềm hy vọng và tình yêu), trong toàn thể mầu nhiệm của Chúa Kitô, được… diễn ra trong chu kỳ của một năm.” Mầu nhiệm Phục Sinh là một từ ngữ dùng chung để diễn tả cộng cuộc cứu chuộc của Chúa Kitô, nhất là các biến cố của Bữa Tiệc Ly, cuộc Khổ Nạn, và đạt tới cao điểm vào Chúa Nhật Phục Sinh. (Từ nguyên Latinh paschalis, từ chữ pascha, Vượt qua, Phục sinh; từ chữ Hi Lạp pasha; từ chữ Do thái pesah, Vượt qua.)

Paschal Time
Mùa Phục Sinh - Năm mươi sáu ngày từ Thứ Bẩy Tuần Thánh tới Kinh chiều ngày Thứ Bẩy sau Lễ Hiện Xuống. Thời gian này trùng với thời gian mừng Chúa Phục Sinh sống lại với các môn đệ trên thế gian, và chín ngày Người bảo họ phải chờ ngày Chúa Thánh Thần hiện xuống. Theo phụng vụ, đây là một thời kỳ vui mừng: các phẩm phục mầu trắng được sử dụng, kinh Vinh Danh được đọc trong Thánh Lễ ngày thường, bài thánh ca Te Deum được hát hàng ngày, kinh Vidi Aquam (Tôi đã thấy nước) thay thế cho kinh Asperges (Vẩy Nước Thánh), và kinh Regina Coeli (Nữ Vương Thiên Đàng) thay thế cho kinh Angelus (Truyền Tin). Tất cả mọi người Công Giáo phải rước Mình Thánh trong thời gian này.