Roma: Sự phản đối chiến tranh chống Iraq của Tòa Thánh Vatican dựa trên chủ thuyết chính trị duy thực cũng như đến những lý lẽ đạo đức. Ðức Hồng Y Angelo Sodano, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh đã đưa ra những lời nhận định như trên với các ký giả Ý vào ngày 29/1.

"Từ bên ngoài, dường như chúng tôi giống như những người duy tâm, và đúng như thế, nhưng chúng tôi cũng còn là những nhà chủ thuyết hiện thực nữa.

"Chúng tôi yêu cầu suy tư đến không chỉ nhằm tới một cuộc chiến chính đánh hay không chính đáng, đạo đức hay vô đạo đức, nhưng còn đến sự quấy nhiễu 1 tỉ tín hữu Hồi Giáo có là sự hợp lý hay không".

Ðức Hồng Y Quốc Vụ Khanh nói các vị nguyên thủ các quốc gia phải tế nhị đến hậu quả chính trị cho hành động của họ".

"Tôi đã nói với một người bạn Mỹ 'bài học (chiến tranh) Việt Nam có dạy anh điều gì chăng?"

"Nhưng ngay cả đến các sự việc tại Afghanistan cũng không tiến hành tốt đẹp". Vì lý do này, con người phải khẳng định để hỏi rằng một cuộc chiến có hợp lý hay không".

Ðức Hồng Y Sodano cũng lập lại những lý lẽ đạo đức mạnh mẽ của Vatican chống lại cuộc chiến chống Iraq do Hoa Kỳ cầm đầu.

"Chúng tôi chống chiến tranh. Ðó là một lập trường đạo đức và không còn nhiều cần thiết để nói rằng (cuộc chiến) 'phòng ngừa' hay 'không phòng ngừa', đó là một lời lẽ mơ hồ.

Ðức Hồng Y cũng cho biết Tòa Thánh đang làm việc qua nhiều công cụ khác nhau hầu thích nghi nhằm giúp tránh xảy ra một cuộc chiến. Ðức Hồng Y cũng cho biết đến những phương tiện như liên lạc qua giấy tờ, điện thoại và các cuộc gặp gỡ.

Mùa Thu vừa qua, Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết thư cho Tổng Thống Bush về tình trạng Iraq và Tổng Thống đã viết một lá thư hồi âm. Tuy nhiên chi tiết về cuộc trao đổi này không được tiết lộ ra bên ngoài. Theo những nguồn tin từ Vatican cũng nói rằng một điểm mà Ðức Thánh Cha nêu ra là thế giới vẫn còn thất bại giải quyết một cuộc tranh chấp mà nó vẫn tiếp tục gây ra những thương tổn mỗi ngày ... cuộc tranh chấp giữa Israel và Palestine.

Ðức Hồng Y Sodano đã nói đến cuộc chiến tại Thánh Ðịa khi Ngài nói rằng đó là "những lỗi lầm và mù quáng cả hai bên", nhưng một giải pháp phải tiên quyết liên hệ đến "hai quốc gia với những biên giới an toàn".

Ngài cũng nói đến Giáo Hội Công Giáo tại Thánh Ðịa đã chịu đựng quá đỗi. Nhiều trung tâm hành hương và mục vụ phải đóng cửa, và mới đây các tu sinh từ Jordan đã bị khước từ nhập cảnh để tu học tại Giêrusalem.

Ðức Hồng Y đã liên lạc với các viên chức Israel về tình trạng khó khăn về chiếu khán của các tu sinh và họ hứa là sẽ giải quyết.

Ðức Tổng Giám Mục Jean-Louis Tauran, người phụ giúp Ðức Hồng y trong các công việc ngoại giao đã được hỏi về những tường trình cho rằng Tòa Thánh sẽ gởi đại diện tới Baghad, Iraq, nhằm cố gắng giúp đỡ làm dịu bớt tình hình.

Ðức Hồng Y Angelo Sodano cho biết chưa có dự định cụ thể để gởi một phái đoàn qua Iraq, nhưng Tòa Thánh xét đến việc này là điều có thể xảy ra.