Đây là chiên Thiên Chúa!

Trong bài Phúc Âm, chúng ta nghe thánh Gioan giới thiệu Chúa Giêsu cho mọi người: Đây là Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian!” Trong Kinh Thánh, cũng như trong nhiều văn hóa khác, con chiên tượng trưng cho người vô tội, người hiền lành không hề làm hại ai, nhưng lại bị kẻ khác hành hạ đày đọa giết chóc. Cũng hình ảnh đó, trong thư thứ nhất của thánh Phêrô khi nói về Chúa Kitô “con chiên không tì vết” khi bị” nguyền rủa, không hề nguyền rủa lại, chịu đau đớn khổ nhục mà không hề oán trách”. Chúa Giêsu, nói một cách khác là Nguời vô tội chịu đau khổ đến tột bực.

Có một vài người viết là sự đau khổ của những kẻ vô tội chính là nguồn gốc của vô thần”. Sau vụ Auschwitz, vấn đề được nêu lên một cách chua chát. Đã có nhiều sách và nhiều kịch bản viết về đề tài này. Người ta có cảm tưởng đây là một phiên tòa kết tội và quan tòa ra lệnh cho bị cáo phải đứng lên. Bị cáo trong trường hợp này là Thiên Chúa và là Đức Tin.

Đức Tin trước trường hợp này phải trả lời như thế nào? Trước tiên điều cần thiết là chúng ta những người có đức tin cùng những người vô thần hãy tỏ ra là thật khiêm tốn, bởi vì nếu đức tin không thể trả lời “giải thích” được sự “đau khổ” thì cách lý luận của người vô thần lại càng không thể nào làm được. Sự đau khổ của người vô tội là một điều gì quá sức tinh khiết và nhiệm mầu không thể đóng khung lại trong sự giải thích nghèo nàn của chúng ta. Đứng trước sự đau khổ của bà quá Naim và của những người chị của Lazarô, Chúa Giêsu là người có thể giải thích được mọi sự nhưng đã không làm gì hơn mà chỉ để cho tình cảm xâm chiếm lòng mình và bật khóc.

Lời giải thích của người Kitô hữu trước vấn đề đau khổ bao gồm trong một ngôn từ: Chúa Giêsu Kitô! Chúa Giêsu không phải đến để cho chúng ta những giải thích uyên bác về sự đau khổ, Chúa đến mang lấy sự đau khổ trong thầm lặng. Một khi mang vào mình sự đau khổ, Chúa đã biến đổi nội dung của đau khổ: một đấu hiệu của tai họa, một sự nguyền rủa thành một khí cụ của sự cứu rổi. Thêm vào đó Chúa đã biến đổi thành một giá trị cao cả, một giá trị lớn lao trong cuộc đời này. Sau tội lỗi, sự cao cả của một con người được đo lường bằng sự nhận biết về tội lỗi và những chua xót của chính tội lỗi. Điều này liên kết với nhau và không thể tách rời ra được nghỉa là trong sự vô tội hay trong sự đau khổ, nhưng cả hai yếu tố này cùng ở trong một con người. Đó chính là sự đau khổ làm cho đến gần được với Thiên Chúa. Chỉ có một mình Chúa, nếu ngài đau khổ thì sự đau khổ đó của kẻ vô tội ở trong ý nghỉa tuyệt đối.

Chúa Giêsu không chỉ cho một ý nghỉa về sự đau khổ của vô tội, nhưng chính Chúa đem lại một sức mạnh mới, một sự phong phú nhiệm mầu. Chúng ta hãy nhìn vào điều gì đã phát sinh từ sự đau khổ của Chúa Giêsu: sự sống lại và niềm hy vọng cho toàn thể nhân loại. Nhưng chúng ta hãy nhìn chung quanh chúng ta. Có biết bao sức lực và lòng dủng cảm đã được tạo nên cho một cặp vợ chồng chấp nhận nuôi nấng một đúa con khuyến tật, luôn nằm trên gường bệnh trong nhiều năm! Có biết bao những tấm lòng vàng bao quanh họ! Biết bao là tình yêu thương mà mà chứa hề xẩy ra trước đó!

Tuy vậy, điều quan trọng hơn hết, khi người ta nói về sự đau khổ của người vô tội, không phải chỉ cần giải thích mà thôi mà chính là làm sao để đừng gia tăng thêm nữa vì những hành vi của chúng ta nhưng chính là làm sao để giảm tối thiểu sự đau khổ đó! Đứng trước một cảnh tượng một em bé đang lạnh lẽo, đói khát, đang khóc lóc thì có một người kêu lên cùng Thiên Chúa: “ Lạy Chúa Chúa đang ở đâu? Tại sao Chúa không giúp gì em bé vô tội đau khổ này? Và Chúa đã trả lời cho ông ta: Ngươi có thấy ta đã làm và tìm cách cứu vớt em bé dó sao: Đó là Ta đã tạo dựng nên ngươi đó!”