Các phương tiện truyền thông thế giới trong những ngày này đang chiếu đi chiếu lại phiên tòa xử cha Tađêô Nguyễn Văn Lý tại Huế hôm thứ Sáu 30/3/2007 trong đó cha Lý bị một tên công an mặc thường phục bịt miệng ngài ngay giữa phiên tòa. Hình ảnh này gây kinh ngạc cho nhiều người phương Tây đang sống tại các nước dân chủ và phơi bày bộ mặt thật của tự do và dân chủ tại Việt Nam.
Khi Hà Nội trong một diễn biến hiếm hoi muốn trình diễn với thế giới bộ mặt “tiến bộ” của mình, họ đã không ngờ tới việc công diễn trước cộng đồng thế giới cảnh công an tát và bịt miệng một người đã 60 tuổi – một linh mục Công Giáo – và vặn ngược tay ngài lôi ra khỏi phòng xử. Nhưng đó chính là những gì các phóng viên thế giới và các nhà ngoại giao thấy, và giờ đây toàn thế giới thấy, trong phiên xử cha Lý.
Phiên tòa chính trị được nhiều nhà ngoại giao và các phương tiện truyền thông thế giới quan tâm đã diễn ra vội vã, chóng vánh trong nửa ngày với những bản án nặng nề “tuyên truyền chống chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa”. Trong bài tường trình gởi về cho CNN từ Hà Nội, Kay Johnson bày tỏ kinh ngạc khi thấy số phận của không phải một mình cha Lý mà cả 4 người nữa đã được quyết định “nhanh như điện giật” trong vòng nửa ngày!
Trong những năm qua, các nhà ngoại giao Tây phương đã thúc giục Hà Nội đề cao “sự minh bạch và các luật lệ rõ ràng” như những yếu tố để chống lại tham ô và tạo bầu khí ổn định trong xã hội. Các nhà ngoại giao cũng khuyến cáo Hà Nội phải để cho các phong trào dân chủ được hoạt động. Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch Á Châu cho biết ông không biết các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn gởi thông điệp gì trong phiên tòa công khai tại Huế.
“Có lẽ họ muốn nói với mọi người rằng họ rất mạnh và rất tự tin rằng, OK quý vị có thể tham dự phiên tòa chúng tôi,” như một cử chỉ cho thấy thiện chí muốn “minh bạch và các luật lệ rõ ràng”.
Tuy nhiên, Brad Adams nói tiếp: “nhưng rồi sao? Họ chỉ xạo và đó chỉ là một phiên tòa kangaroo”.
Nói như cha Lý đó là phiên tòa “xử theo luật rừng”.
Theo Kay Johnson, hành vi bịt miệng bị cáo giữa phiên tòa là một chuyện đáng kinh ngạc nhưng lời kết tội của công tố viên còn đầy tính chất khôi hài hơn nữa.
Theo công tố viên, khi công an xét nhà cha Lý vào Tết Âm Lịch năm nay, công an đã thu được 8 máy điện toán, 9 điện thoại di động, 147 SIM cards và 200 kg tài liệu lên án chính sách độc đảng. Chỉ bấy nhiêu đó thôi đã đủ là bằng cứ để kết tội cha Lý trong một phiên tòa nửa ngày, nửa ngày thôi rằng ngài đã phạm vào các điều 88: “tội tuyên tuyền chống nhà nước”, và điều 87 và 89 tội “phá hoại sự đoàn kết quốc gia” và “phá rối an ninh quốc gia”.
Nhiều nhà ngoại giao và các ký giả kinh ngạc không thấy có chút gì liên quan giữa 8 máy điện toán, 9 điện thoại di động, 147 SIM cards và 200 kg tài liệu và những tội trạng được đưa ra nhằm kết án cha Lý 8 năm tù. Tuy nhiên, qua phiên tòa này, các nhà ngoại giao, các ký giả, và giờ đây cộng đồng thế giới hiểu rõ tại sao một thanh niên trẻ như Nguyễn Phong, mới 32 tuổi cũng bị kết án, giữa phiên tòa đã can đảm nói: “Vì đất nước và nhân dân Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho dân chủ”; và tại sao cha Lý đã hiên ngang, dõng dạc nói giữa phiên tòa tâm tình của người dân Việt Nam hôm nay:
Tấm hình xúc động lương tâm thế giới |
Xô đẩy lô kéo giữa phiên tòa |
Phiên tòa chính trị được nhiều nhà ngoại giao và các phương tiện truyền thông thế giới quan tâm đã diễn ra vội vã, chóng vánh trong nửa ngày với những bản án nặng nề “tuyên truyền chống chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa”. Trong bài tường trình gởi về cho CNN từ Hà Nội, Kay Johnson bày tỏ kinh ngạc khi thấy số phận của không phải một mình cha Lý mà cả 4 người nữa đã được quyết định “nhanh như điện giật” trong vòng nửa ngày!
Trong những năm qua, các nhà ngoại giao Tây phương đã thúc giục Hà Nội đề cao “sự minh bạch và các luật lệ rõ ràng” như những yếu tố để chống lại tham ô và tạo bầu khí ổn định trong xã hội. Các nhà ngoại giao cũng khuyến cáo Hà Nội phải để cho các phong trào dân chủ được hoạt động. Brad Adams, giám đốc Human Rights Watch Á Châu cho biết ông không biết các nhà lãnh đạo Việt Nam muốn gởi thông điệp gì trong phiên tòa công khai tại Huế.
“Có lẽ họ muốn nói với mọi người rằng họ rất mạnh và rất tự tin rằng, OK quý vị có thể tham dự phiên tòa chúng tôi,” như một cử chỉ cho thấy thiện chí muốn “minh bạch và các luật lệ rõ ràng”.
Tuy nhiên, Brad Adams nói tiếp: “nhưng rồi sao? Họ chỉ xạo và đó chỉ là một phiên tòa kangaroo”.
Nói như cha Lý đó là phiên tòa “xử theo luật rừng”.
Theo Kay Johnson, hành vi bịt miệng bị cáo giữa phiên tòa là một chuyện đáng kinh ngạc nhưng lời kết tội của công tố viên còn đầy tính chất khôi hài hơn nữa.
Theo công tố viên, khi công an xét nhà cha Lý vào Tết Âm Lịch năm nay, công an đã thu được 8 máy điện toán, 9 điện thoại di động, 147 SIM cards và 200 kg tài liệu lên án chính sách độc đảng. Chỉ bấy nhiêu đó thôi đã đủ là bằng cứ để kết tội cha Lý trong một phiên tòa nửa ngày, nửa ngày thôi rằng ngài đã phạm vào các điều 88: “tội tuyên tuyền chống nhà nước”, và điều 87 và 89 tội “phá hoại sự đoàn kết quốc gia” và “phá rối an ninh quốc gia”.
Nhiều nhà ngoại giao và các ký giả kinh ngạc không thấy có chút gì liên quan giữa 8 máy điện toán, 9 điện thoại di động, 147 SIM cards và 200 kg tài liệu và những tội trạng được đưa ra nhằm kết án cha Lý 8 năm tù. Tuy nhiên, qua phiên tòa này, các nhà ngoại giao, các ký giả, và giờ đây cộng đồng thế giới hiểu rõ tại sao một thanh niên trẻ như Nguyễn Phong, mới 32 tuổi cũng bị kết án, giữa phiên tòa đã can đảm nói: “Vì đất nước và nhân dân Việt Nam, tôi sẽ tiếp tục chiến đấu cho dân chủ”; và tại sao cha Lý đã hiên ngang, dõng dạc nói giữa phiên tòa tâm tình của người dân Việt Nam hôm nay:
“Đả đảo đảng cộng sản Việt Nam!”.