NEW YORK - Theo Nữ Tiến Sĩ Mary Ann Glendon đã đưa ra đề nghị cho giải pháp có liên quan đến những vấn nạn di dân của Hoa Kỳ đòi hỏi cần phải có một sự cam kết mới về tình đoàn kết.

Tiến Sĩ Glendon, Chủ Tịch của Hàn Lâm Viện Giáo Hoàng đặc trách Khoa Học Xã Hội và cũng là giáo sư luật học tại trường Đại Học Havard, viết trong tờ tạp chí Những Điều Đầu Tiên (First Things) của số xuất bản vào tháng Sáu, đã biện luận rằng một sự cam kết về tình đoàn kết như vậy là cần thiết để tối ưu hóa những điểm mạnh và giảm thiểu hóa những điểm yếu của vấn đề di dân đối với tất cả các bên liên quan.

Những lời bình luận của Tiến Sĩ Glendon được đưa ra khi cuộc tranh luận ở cấp quốc gia đang diễn ra, vốn một mặt áp đạt sự hoang mang sợ hãi, mặt khác thì lại làm ngơ đến những vấn nạn có liên quan đến những chính sách về di dân theo đường lối phóng khoáng.

Về phần mình, Tiến Sĩ Glendon nhận thấy rằng thế giới hiện đang chứng khiến một làn sóng di dân khổng lồ. Trên khắp cả thế giới, có gần hơn 200 triệu người di dân và những người tị nạn.

Nữ Tiến Sĩ nói rằng, mặc cho cuộc đối thoại đang diễn ra, đặc biệt là tại Hoa Kỳ, về viêc cần phải làm gì với làn sóng di dân không lồ, cuộc tranh luận phần lớn lại im tiếng về mối quan hệ của hiện tương này với “sự băng giá về mặt nhân khẩu học” hiện đang xảy ra tại Châu Âu và Bắc Mỹ.

Tiến Sĩ Glendon lưu ý rằng vì sự thử nghiệm về mặt xã hội, cũng như về điều mà Tiến Sĩ gọi là “nền văn hóa chỉ biết đến sự thỏa mãn cá nhân” (cultural of self-fulfillment) tại những vùng này, nên người ta càng ngày càng có ít con cái hơn, và do đó cấu trúc nền tảng về mặt xã hội của gia đình cũng đang dần bị đổi thay đi.

Những Lợi Ích

Điểm mà hầu hết ai cũng bỏ qua chính là các xã hội nào chấp nhận việc có ít con cái hơn thì sẽ phải chấp nhận nhiều người di dân hơn. Tiến Sĩ Glendon viết: “Vấn đề ở đây không phải là ai có được những công ăn việc làm mà hầu hết những người Mỹ không muốn. Mà vấn đề ở đây chính là ai sẽ thay thế cho lực lượng lao động mà các thế hệ đang về hưu không thể cung ứng được.”

Tuy nhiên, Hoa Kỳ có những lợi ích đáng kể trong việc giải quyết vấn nạn có liên quan đến nhân khẩu học mà Châu Âu không có.

Hoa Kỳ có một lịch sử về việc đa nguyên lẫn kinh nghiệm trong việc thu hút và lôi kéo hàng trăm triệu dân nhập cư đến từ khắp nơi trên thế giới. Hơn nữa, hầu hết những người nhập cư tại Hoa Kỳ phần lớn đến từ các quốc gia có Đạo Kitô Giáo, và do đó, họ sẽ chia một di sản tương đồng về văn hóa với những nguời Mỹ.

Tuy nhiên, đối với bất kỳ tiến trình đồng hóa một cách thành công nào đi chăng nữa, thì những người Mỹ sẽ phải né tránh làn sống nhập cư ồ ạt vào những nhóm đa văn hóa nhỏ khác như tổ chức “Latino” chẳng hạn.

Bà nói tiếp: “Những người Mỹ sẽ phải nói về ‘nguyên tắc của quy luật lệ’ và những vấn nạn về mặt kinh tế có liên quan đến những triển vọng hòng cấp quốc tịch hay ân xá cho một làn sóng cực lớn gồm những người nhập cư – tức những vấn nạn vốn dĩ rất khác so với những ai diện đối với những làn sóng nhập cư đông đúc vào đầu thế kỷ thứ 20.”

Lời Mời Gọi Cho Tình Đoàn Kết

Tiến Sĩ Glendon kết thúc phần bài viết của Bà bằng cách hỏi tất cả các tham dự viên trong cuộc tranh luận, hãy tái kiểm nghiệm lại năm nguyên tắc của bản tuyên cáo chung giữa các Đức Giám Mục Hoa Kỳ và các Đức Giám Mục Mexicô, dưới nhan đề: “Không Còn Là Những Người Lạ Nữa: Hãy Cùng Nhau Chúng Ta Hướng Về Cuộc Hành Trình của Niềm Hy Vọng” (Strangers No Longer: Together on the Journey of Hope.)

Những nguyên tắc đó gồm:

  • (1) Dân chúng có quyền tìm đến những cơ hội tốt tại xứ sở gốc của họ.
  • (2) Một khi các cơ hội nơi quốc gia của họ đã không còn nữa, thì những người đó có quyền để di cư hòng tìm kiếm ra công ăn/việc làm khác.
  • (3) Những quốc gia có quyền tự chủ có quyền để bảo vệ các vùng biên giới của họ, thế nhưng những quốc gia có triển vọng về mặt kinh tế, thì bắt buộc họ phải có nhiệm vụ để đáp ứng với làn sóng di dân khổng lồ ngày nay.
  • (4) Những người tị nạn chính trị hay những người muốn tị nạn cần phải được bảo vệ; và
  • (5) Nhân phẩm và những quyền của những di dân bất hợp pháp cũng cần phải được tôn trọng.
Thì đối với năm nguyên tắc như đã kể trên, Tiến Sĩ Glendon đưa ra một nguyên tắc thứ sáu nữa, đó là: “nhu cầu về một xã hội đa dạng cao, xã hội vốn được trị bằng luật lệ thì hãy nên cẩn thận hơn về những thông điệp mà nó muốn gởi ra cho những ai vốn mong muốn trở thành một phần của xã hội này.”

Bằng việc trích dẫn lại lời của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, Tiến Sĩ Glendon khẳng định rằng sự đoàn kết áp đặt ra những ràng buộc có liên quan đến những điểm mạnh lẫn những điểm yếu. Trong khi những điểm mạnh giúp chăm lo cho những nhu cầu của những điểm yếu, thì những người thiệt thòi không thể trở thành những người lãnh nhận quá bị động hay xem thường cơ cấu xã hội, mà thay vào đó họ phải biết đóng góp hết tất cả những gì mà họ có thể vì lợi ích chung.

Trông có vẽ như những nguyên tắc này phần nào đó đang gặp sự căng thẳng, thế nhưng Tiến Sĩ Glendon lại cho rằng chúng chính là nền tảng cho những giải pháp hợp lý đối với việc tranh đấu rất gay go vốn quá nặng về mặt chính sách.