Điều này không làm cho những ý tưởng mới không quan trọng; nó chỉ có nghĩa là nếu vắng bóng một thời điểm cách mạng nào đó, thì ảnh hưởng của họ có xác suất được thanh lọc dần qua đạo Công Giáo Hoa Kỳ, lên khuôn Giáo hội hoặc bị lên khuôn lại bởi các thực tại của đạo này theo những cách không ngờ tới. Vì vậy, chúng ta nên xem xét chúng kết hợp với xu hướng phi trí thức có nhiều khả năng sẽ lên khuôn lại định chế Công Giáo Hoa Kỳ trong thời chúng ta. Xu hướng đó, thực tại đó, là sự sụp đổ cơ cấu trên qui mô lớn.
Sự suy giảm không có gì là mới đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng người tham dự Thánh lễ và ơn gọi trong các thập niên 1960 và 1970 đã nhường chỗ cho sự ổn định trong những thập niên 1980 và 1990, khi Giáo hội được cứu khỏi sự suy giảm số lượng đáng kể một phần do di dân gốc Tây Ban Nha. Nhưng vào khoảng thời gian phát hiện các vụ lạm dụng tình dục tồi tệ nhất, từ đầu đến giữa thập niên 2000, sự suy giảm lại tiếp tục, với việc tự nhận mình là người Công Giáo giảm xuống và việc tham dự Thánh lễ của người Công Giáo lần đầu tiên giảm xuống dưới mức tham dự của người Thệ Phản Tin lành.
Tệ hơn trước khi tốt hơn
Lẽ tự nhiên là người ta hy vọng rằng xu hướng mới này chỉ là tạm thời, phát sinh từ sự thất vọng đối với phẩm trật của Giáo hội và số lượng người Công Giáo sẽ ổn định trở lại nếu các giám mục được tri nhận là đã giải quyết được cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Nhưng có nhiều khả năng sự suy giảm sẽ tăng tốc, với nhiều lực lượng làm xói mòn vị thế định chế của Giáo hội trong hai mươi năm tới:
• thứ nhất, thay đổi thế hệ ở hàng ghế nhà thờ - hoặc, đối với thế hệ trẻ, ra khỏi những hàng ghế này - khi Thế hệ im lặng sùng đạo và những người Công Giáo thế hệ Baby Boomer vốn có liên kết lỏng lẻo hơn qua đi, và những đứa cháu và con cái của họ ngày càng không thực hành đạo hoặc không còn thống thuộc đạo khi đến tuổi trưởng thành;
• thứ hai, hậu quả tiếp tục từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, với các cuộc điều tra của tiểu bang như báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania tiếp tục làm nổi bật các cáo buộc lạm dụng và che đậy ít nhất suốt năm năm tới;
• thứ ba, sự căng thẳng định chế về sự thiếu hụt ơn gọi của Giáo hội, sẽ gia tăng do sự thay đổi thế hệ khi đoàn ngũ lớn cuối cùng các linh mục nghỉ hưu hoặc qua đời;
• thứ tư, một cuộc khủng hoảng tài chính, bị thúc đẩy bởi các yếu tố trước đó và cũng bởi sự thay đổi về sắc tộc và kinh tế xã hội, khi Giáo Hội da trắng thuộc tầng lớp trung thượng lưu của thời kỳ hậu Công đồng Vatican II trở thành một Giáo Hội gốc Tây Ban Nha thuộc tầng lớp trung hạ lưu – là tầng lớp, bất kể phong phú về đức tin ra sao, vẫn sẽ có ít tiền bạc hơn dành cho các trường học và cao đẳng, nhà thờ và tổ chức từ thiện hơn so với đạo Công Giáo năm 1980 hoặc năm 2010;
• thứ năm, tác động tổng hợp của việc nhập cư đang chậm lại từ Mỹ Latinh, do tỷ lệ sinh thấp hơn ở hầu hết các nước Latinh, và sự tăng tiến của Phái Ngũ tuần ở Mỹ Latinh và trên toàn bán cầu Nam, sẽ khiến những người nhập cư mới có nhiều khả năng là những người sùng đạo Thệ phản hơn là Công Giáo;
• thứ sáu, sự thù địch gia tăng đối với Công Giáo, đặc biệt ở các quốc gia tự do hơn, có khả năng đẩy nhanh quá trình thế tục hóa các định chế giáo dục và chăm sóc sức khỏe Công Giáo;
• và cuối cùng, tác động của việc tạm ngừng tham dự Thánh lễ vì đại dịch, điều này phần nào vẫn chưa thể biết được, nhưng không có xác suất tích cực đối với việc tham dự Thánh lễ và quyên góp trong mười năm tới.
Tất nhiên, Chúa Thánh Thần có thể có những kế hoạch khác cho Giáo hội. Nhưng sự đổi mới đòi có sự thay đổi tôn giáo mạnh mẽ - nghĩa là sự hoán cải lớn lao, không chỉ là sự trở về của những người đã bỏ đi. Kể từ thập niên 1960, vấn đề nan giải chính của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là làm thế nào để tiếp cận số lượng lớn những người Công Giáo đã được rửa tội và thêm sức nhưng rời xa Giáo hội, và nó có thể dựa vào lòng trung thành về văn hóa và sắc tộc của nhiều người Công Giáo đạo ròng thịnh vượng không còn thực hành đức tin một cách nhất quán. nhưng vẫn ủng hộ các định chế Công Giáo. Giờ đây, Giáo hội đang bước vào một kỷ nguyên rất khác, trong đó con cháu của những người Công Giáo bỏ đạo hoặc chỉ gắn bó về văn hóa chưa được rửa tội, chưa được thêm sức, chưa kết hôn trong Giáo hội và không có bất cứ lòng trung thành thực sự nào cả. Nhiều người không còn “bỏ đạo”, mà đơn giản chỉ còn là những người không tin.
Dưới đây là một số thống kê để bổ túc vào bức tranh này, được thu thập trong một báo cáo năm 2019 của Viện Lãnh đạo Công Giáo [Catholic Leadership Institute]. Vào đầu thập niên 2000, có gần một triệu vụ rửa tội Công Giáo ở Hoa Kỳ mỗi năm. Đến năm 2015, con số đó giảm xuống còn khoảng 700,000. Nếu xu hướng đó tiếp tục, có thể chỉ còn 350,000 vụ vào thập niên 2030.
Tỷ lệ người Công Giáo kết hôn trong Giáo hội đã giảm 55% kể từ đầu thập niên 1990, khi có khoảng 325,000 cuộc hôn nhân mỗi năm. Dự kiến, xu hướng đó có thể cho con số ít hơn 100,000 cuộc hôn nhân Công Giáo hàng năm vào cuối thập niên 2030.
Rước lễ lần đầu và thêm sức cũng theo một mô hình tương tự, với việc suy giảm rửa tội trong mỗi trường hợp: 1/5 người Công Giáo đã rửa tội không Rước lễ lần đầu, 2/3 người không được thêm sức và 85% người Công Giáo được thêm sức không thực hành đức tin của họ khi đến hai mươi mốt tuổi.
Những xu hướng trên — tất cả đều có trước đại dịch — đều có những tác động tài chính không thể tránh khỏi. Viện Lãnh đạo Công Giáo ước tính rằng có khoảng cách 5 tỷ đô la giữa số tiền mà Giáo hội nhận được ngay bây giờ để tài trợ cho các hoạt động của mình và số tiền sẽ nhận được khi Thế hệ X thay thế thế hệ Baby Boomers làm thế hệ nắm giữ sức mạnh của hầu bao.
Tất nhiên, một Giáo hội có ít lễ rửa tội, thêm sức, hôn phối, và, cuối cùng, số giáo dân sẽ cần ít tiền hơn để duy trì chính mình. Nhưng trong những hoàn cảnh đã biến đổi như vậy, như báo cáo đã trình bày, “các mô hình hiện tại của đời sống giáo phận và giáo xứ không thể duy trì được”.
Một sự biến đổi như vậy sẽ không để lại một khía cạnh nào của đời sống Công Giáo mà không bị ảnh hưởng. Thật vậy, cái bóng của nó đã lên khuôn các xu hướng trí thức mà tôi vừa mô tả: Bạn có thể coi việc đòi một cách tiếp cận mới đối với nền chính trị Công Giáo và việc dấn thân văn hóa Công Giáo, một phần, như là nỗ lực phải coi là quan yếu đối với các lựa chọn đã dẫn Giáo hội Hoa Kỳ tới thời đại suy thoái mới này.
Nhưng nếu sự suy thoái tự nó tăng tốc, điều gì sẽ xảy ra với những ý tưởng táo bạo? Một khả thể, mà một người hoài nghi trong giới trí thức có thể dễ dàng nại tới, là trong vài thập niên tới, các ý tưởng Công Giáo sẽ ngày càng trở nên không ăn có gì với các thực tại Công Giáo, vì xây dựng thế giới Kitô giáo trong không khí trong khi Giáo hội thực sự đang suy tàn.
Vẫn có tương lai
Viễn cảnh không vui trên là điều có thể xảy ra nhưng không hoàn toàn có khả năng xảy ra, vì một lý do: Tất cả các ý tưởng Công Giáo được phác thảo ở trên đại diện cho những nỗ lực tăng cường cam kết dấn thân, tạo ra một phương thức Công Giáo đầy đủ hơn đối với chính trị và văn hóa hơn là đã phổ biến từ thập niên 1960. Và trong một Giáo hội đang bị thu hẹp, ảnh hưởng của những thành viên dấn thân hơn của Giáo hội sẽ gia tăng, chứ không suy giảm. Các nhà lạc quyên tạo ngân qũy cho giáo phận trong tương lai sẽ nhờ đến những người duy dân túy và duy hòa nhập, và có lẽ cả những người duy tân cựu, bởi vì những nhà tài trợ Công Giáo đạo ròng hâm hấp của thời nay sẽ không còn nữa. Các giáo xứ trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những người duy biển đức để đổi mới hoặc sinh tồn. Trong một Giáo hội nhỏ hơn, yếu hơn, ảnh hưởng của những ý tưởng có vẻ kỳ lạ đối với những người Công Giáo bình thường ngày nay có khả năng được tăng cường, vì Giáo hội trở thành một định chế nhiều hơn do, vì và từ những kẻ lập dị.
Vì vậy, trong một số hình thức, những ý tưởng Công Giáo này có thể ngày càng trở nên quan trọng đối với các thực tại Công Giáo khi Giáo hội trải qua một thời kỳ tái sắp xếp. Nhưng ảnh hưởng của họ sẽ tỏ hiện trong một Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ yếu hơn về định chế và nhân khẩu học so với Giáo hội trong nhiều thập niên, hoặc thậm chí kể từ thế kỷ XIX.
Thực tại trên sẽ tạo ra cả các nghĩa vụ lẫn các cám dỗ. Nghĩa vụ đầu tiên là các nhà trí thức phải xem xét cuộc khủng hoảng nội bộ của Giáo hội một cách nghiêm túc theo các điều kiện của nó, chứ không chỉ sử dụng các vấn đề thực tế của Công Giáo như một chiếc dùi cui trong các cuộc tranh luận lý thuyết.
Ngoại trừ một phần các người duy biển đức, hầu hết giấy mực của các trường phái mà tôi vừa mô tả đều xoay quanh những vấn đề về chính sách công, trật tự chính trị, lòng trung thành đảng phái và việc tái sắp xếp ý thức hệ. Một nhà báo chuyên mục khó mà cho rằng đây là những vấn đề không quan trọng. Nhưng cần phải đổ nhiều giấy mực hơn nữa, và cần phải suy nghĩ và nỗ lực nhiều hơn nữa cho những vấn đề nội bộ mà Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang đối đầu - những vấn đề về việc các giáo xứ, trường học và giáo phận sẽ chuyển tiếp ra sao sang những thực tại có thể có vào năm 2040, việc đổi mới có thể đạt được cách nào bên trong các cơ cấu đang suy yếu, việc các hình thức chiêm niệm và hoạt động của đời sống Công Giáo có thể được hồi sinh ra sao, làm thế nào để có thể cho năm nghìn người ăn khi nguồn cung cấp bánh và cá dường như đang ở trong một suy giảm nhanh chóng.
Mỗi trường phái mà tôi vừa mô tả đều có một điều gì đó để đóng góp. Người duy biển đức có mối quan tâm tự nhiên nhất trong các vấn đề bảo toàn và đổi mới định chế, nhưng các người duy hòa nhập có thể có một vai trò đặc thù trong việc giúp Giáo hội tự quản trị hữu hiệu hơn, trong một thời đại khi mối liên hệ của nó với nhà nước và xã hội sẽ trở nên căng thẳng hơn so với mới đây. Những người duy tân cựu có thể thuyết minh một cách cụ thể chủ nghĩa cực đoan của họ ở bình diện địa phương, trong các phong trào mới và các cộng đồng theo phong cách Công nhân Công Giáo, dù Chủ nghĩa xã hội Công Giáo như một ý thức hệ toàn quốc vẫn chỉ là hữu danh [nominal].
Những người duy dân túy Công Giáo, tức những người có xác suất là phe có ảnh hưởng chính trị nhiều nhất trong hầu hết các tương lai có thể tưởng tượng được, có nghĩa vụ phải suy nghĩ làm cách nào các chính sách công của nhà nước thế tục có khả năng lên khuôn cho khung cảnh trong đó Giáo hội có thể cố gắng ổn định, phục hồi và phát triển.
Trong khi đó, tất cả các cuộc tranh luận cũ nhưng chưa được giải quyết ở thời hậu Vatican II vẫn còn đó: các cuộc tranh luận về vai trò của phụ nữ trong thừa tác vụ và việc quản trị Giáo hội, về vai trò nói chung của giáo dân trong cùng các lãnh vực, về việc Giáo hội nên phục vụ ra sao những người Công Giáo trong những hoàn cảnh bản thân không hợp lệ và tội lỗi, về việc phụng vụ sẽ như thế nào giữa các viễn kiến cạnh tranh nhau về cải cách.
Có một cách trong đó, các tranh luận về đạo Công Giáo chính trị, mối liên hệ thích hợp của Giáo hội với chủ nghĩa duy tục và chủ nghĩa tự do, có thể mang lại thời gian trì hoãn đáng hoan nghênh khỏi một số cuộc tranh cãi dường như không bao giờ kết thúc này. Nhưng chúng sẽ không bao giờ kết thúc cả vì chúng quan trọng, không những ở Rome và Washington, DC, mà còn đối với đời sống hàng ngày của giáo xứ, và các phong trào có định hướng thúc đẩy một đạo Công Giáo chính trị sâu sắc hơn và toàn diện hơn cũng sẽ bị kéo trở lại với các cuộc tranh cãi phi chính trị. (Những người duy hòa nhập làm gì với thẩm quyền của phụ nữ trong Giáo hội? Làm thế nào các người duy biển đức tiếp cận những người Công Giáo đồng tính? Những người duy tân cựu “cựu” bao nhiêu về mặt phụng vụ?)
Bất cứ ảnh hưởng chính trị thế tục nào do những ý tưởng này đạt được sẽ diễn ra cùng với những nghĩa vụ và các cám dỗ của nó. Và những ý tưởng này thực sự có thể đạt được ảnh hưởng, ngay cả trong bối cảnh giáo hội suy tàn. Bao lâu một loại định chế Công Giáo có xu hướng ưu tú biểu lộ được nhiều co giãn hơn đại chúng Công Giáo, và tư tưởng Công Giáo chịu nói với những bộ óc nghiêm túc đang tìm cách thoát khỏi những rối loạn của thời đại, thì ta dễ tưởng tượng những khuôn mẫu của hiện tại sẽ được nhấn mạnh trong tương lai. Người Công Giáo sẽ tiếp tục được đại diện quá mức ở các bình diện chính trị cao nhất, nhất là nền chính trị bảo thủ, cho dù Giáo hội của họ mất đi số lượng thành viên đông đảo và năng lực định chế.
Với sự đại diện quá mức đó sẽ xuất hiện nhiều cơ hội cho điều mà nhà duy hoà nhập của Harvard, Adrian Vermeule, gọi là “hòa nhập từ bên trong”. Nhưng cũng sẽ có cơn cám dỗ muốn kể sức mạnh của Công Giáo chủ yếu ở những người đại diện ưu tú của mình, muốn đánh giá sự thành công của Công Giáo về mặt ảnh hưởng chính sách đưa ra chứ không phải những linh hồn được cứu rỗi, hoặc đàng khác, cho rằng chính quyền lực ưu tú là công cụ đầy đủ để phục hưng tôn giáo— đủ mạnh để đạt được những mục tiêu đáng lẽ đã có thể đạt được sớm hơn, nếu thế hệ những người Công Giáo chính trị trước không quá rụt rè, quá yêu chuộng chủ nghĩa tự do, để định hình thực tại từ trên xuống.
Một số thực tại có thể được định hình từ trên cao. Nhưng trong một nền dân chủ, quyền lực luân chuyển giữa giới tinh hoa và quần chúng — không chỉ theo một hướng — và có những trận chiến mà một đạo Công Giáo ưu tú đơn giản không thể chiến thắng trừ khi đạo Công Giáo đại chúng phục hồi. Vì vậy, nếu điều trước hưng thịnh trong khi điều sau suy tàn hoặc suy yếu, thì đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy Giáo hội cần được phục hồi-từ-dưới bằng hoặc nhiều hơn là hòa nhập-từ-bên trong.
Trong khi đó, những người Công Giáo trong giới ưu tú có thể cảm thấy một cơn cám dỗ khác: biến sự suy yếu ngày càng tăng của Giáo hội họ thành cái cớ để cho phép mình được kết nạp bởi các phong cách chính trị không Công Giáo. Không có gì sai với việc đưa ra những phán đoán chính trị thận trọng. Nhưng với việc Giáo hội trong tình trạng suy yếu và nền chính trị đảng phái sôi sục, các trí thức Công Giáo có thể muốn đồng nhất hóa một cách chặt chẽ hơn với những người đồng đảng phái của họ hơn là với những người đồng chủ nghĩa tôn giáo [coreligionist] với họ. Họ có thể có khuynh hướng đặt hy vọng vào công việc của nhà nước hoặc phong trào hơn là vào Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Sự hấp dẫn của các trường phái tư tưởng Công Giáo mới là lập luận của họ cho rằng những người Công Giáo tự do cánh hữu và tự do cánh tả đã chính xác rơi vào cái bẫy này, và rằng có nhiều lựa chọn thay thế hoàn toàn có tính Công Giáo hơn bên ngoài nhị phân Paul Ryan-Joe Biden. Nhưng trong mối liên hệ của các khuynh hướng mới với chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và chủ nghĩa xã hội cánh tả - theo cách mà những người duy hòa nhập và dân túy đôi khi liên minh với các chính trị gia bảo thủ thối nát hoặc theo chủ nghĩa sô vanh trong khi những người duy tân cựu phục vụ cánh tả chống giáo sĩ - có thể thấy vấn đề bị họ phê phán được tóm tắt lại.
Các người duy biển đức phải đối mặt với một cơn cám dỗ khác: Sự tập chú của họ vào địa phương và nội bộ có thể trở thành cái cớ để phớt lờ các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, và một sự chán ghét chính đáng đối với các cuộc cãi vã đảng phái có thể trở thành cái cớ để không tiếp nhận các nghĩa vụ công dân. Trừ khi các Kitô hữu cẩn thận, các cộng đồng tôn giáo có thể tái tạo các hình thức thế tục của việc ly khai dựa trên giai cấp, trong đó các giáo xứ và trường học có ý hướng với những tín hữu được giáo dục tốt thực tế có thể cô lập mình trước tình trạng bất ổn xã hội.
Một cách lý tưởng, các điều kiện của cảnh suy giảm Công Giáo có thể tạo nên sự đoàn kết nhiều hơn nơi những người Công Giáo còn ở lại. Nhưng điều ngược lại thường xảy ra: Sự kiện suy giảm khiến số phần các cuộc tranh luận dường như cao một cách tuyệt vọng.
Quyền lợi định chế đang giảm dần được tranh đấu khốc liệt hơn. Cảm thức khủng hoảng khuếch đại các khác biệt mà trong thời lạc quan và dư thừa có thể được tranh luận trong một tinh thần hiếu hòa và huynh đệ. Và điều này, tất nhiên, chỉ làm cho cảnh suy giảm có xác suất gia tốc, bởi vì những người ở bên ngoài Giáo hội, và những người chỉ gắn bó ở bên lề, xem xét xem liệu những người Công Giáo nhiệt thành nhất có hành động giống như những Kitô hữu hay không, hay thay vào đó coi việc huynh đệ tương tàn hoặc Twitter của mình như nhau.
Cuộc tranh luận về đạo Công Giáo chính trị (bao gồm cả những đóng góp của riêng tôi) cho đến nay biểu lộ nhiều tệ nạn trong số này. Về mặt lý tưởng nên ngược lại, vì nền tảng của đức tin Công Giáo nên cung cấp một quan điểm về chính trị đương thời ít ràng buộc vào thời đại hơn và ý thức rõ hơn về bản chất ngẫu nhiên và tạm thời của mọi sắp xếp chính trị.
Dưới phạm trù vĩnh cửu [Sub specie aeternitatis] không hệ thống chính trị nào là hoàn hảo, và không hệ thống chính trị nào là cuối cùng. Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ dưới hệ thống rõ ràng không hoàn hảo của chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ. Ngay cả trong sự suy tàn hiện tại, nó vẫn có những điểm mạnh so với Giáo hội ở các quốc gia giàu có khác, và chúng ta không thể biết chắc rằng sự suy tàn hiện tại là điều không thể đảo ngược, và sự hưng thịnh kia không thể xảy ra một lần nữa.
Có lẽ số phận của các trường phái khác nhau này là giúp đổi mới chủ nghĩa tự do qua thách đố và phê phán, làm cho xã hội Mỹ hiếu khách hơn với đức tin Công Giáo bằng cách du nhập việc hoài nghi chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa tư bản như một loại vật dằn [ballast] tiếp thêm sinh lực. Có lẽ một John Courtney Murray của thế kỷ XXII sẽ viết một cách biết ơn về ảnh hưởng của những người duy hòa nhập hoặc những người duy tân cựu của thế kỷ XXI — những người, như tiên tri Giôna ở Ninivê, giúp cứu trật tự tự do bằng cách than vãn những tệ nạn của nó và tiên tri sự tận diệt của nó.
Hoặc có lẽ hệ thống được biết như là chủ nghĩa tự do thực sự tuyệt mệnh, bị phán xét và thấy thiếu sót, và những gì đang xảy ra trong các trường phái mà tôi đã mô tả là sự ngọ nguậy nổi dậy của kỷ nguyên hậu tự do, việc gõ và rờ quanh ngưỡng cửa dẫn đến một thế giới rất khác. Trong trường hợp này, chúng ta nên hy vọng một triết gia chính trị tương lai của Đế quốc Guadalupe sẽ viết ra một cách biết ơn về việc các trường phái Công Giáo khác nhau trong thế kỷ XXI đã tinh chỉnh lẫn nhau ra sao qua cuộc tranh luận đầy khí thế của họ, và cách các nhà phê bình tự do của họ đã thách thức họ một cách xây dựng ra sao, để thời đại hậu tự do không đơn giản quay trở lại với những tội lỗi, sai lầm và tàn ác của chế độ cũ.
Hoặc có thể những thực tại Công Giáo khó khăn là các khía cạnh quan trọng duy nhất trong hoàn cảnh của chúng ta, những ý tưởng chủ yếu là âm nhạc lúc chạng vạng, và Giáo hội đang tiến nhanh vào một thời kỳ hậu Kitô giáo trong đó sẽ không có “lựa chọn”, mà chỉ có sự cần thiết.
Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ biết rằng các con là môn đệ của Thầy, nếu các con có tình yêu dành cho nhau. Bất chấp số phận nào đang chờ đợi chúng ta, những người Công Giáo và Kitô giáo của mọi xác tín chính trị nên nhớ lời khuyên đó và chứng minh lòng chung thủy của họ bằng cách bước vào một tương lai không chắc chắn không chỉ với tư cách là những người tranh luận, mà còn như những người bạn.
Sự suy giảm không có gì là mới đối với Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ. Sự sụt giảm nghiêm trọng về số lượng người tham dự Thánh lễ và ơn gọi trong các thập niên 1960 và 1970 đã nhường chỗ cho sự ổn định trong những thập niên 1980 và 1990, khi Giáo hội được cứu khỏi sự suy giảm số lượng đáng kể một phần do di dân gốc Tây Ban Nha. Nhưng vào khoảng thời gian phát hiện các vụ lạm dụng tình dục tồi tệ nhất, từ đầu đến giữa thập niên 2000, sự suy giảm lại tiếp tục, với việc tự nhận mình là người Công Giáo giảm xuống và việc tham dự Thánh lễ của người Công Giáo lần đầu tiên giảm xuống dưới mức tham dự của người Thệ Phản Tin lành.
Tệ hơn trước khi tốt hơn
Lẽ tự nhiên là người ta hy vọng rằng xu hướng mới này chỉ là tạm thời, phát sinh từ sự thất vọng đối với phẩm trật của Giáo hội và số lượng người Công Giáo sẽ ổn định trở lại nếu các giám mục được tri nhận là đã giải quyết được cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục. Nhưng có nhiều khả năng sự suy giảm sẽ tăng tốc, với nhiều lực lượng làm xói mòn vị thế định chế của Giáo hội trong hai mươi năm tới:
• thứ nhất, thay đổi thế hệ ở hàng ghế nhà thờ - hoặc, đối với thế hệ trẻ, ra khỏi những hàng ghế này - khi Thế hệ im lặng sùng đạo và những người Công Giáo thế hệ Baby Boomer vốn có liên kết lỏng lẻo hơn qua đi, và những đứa cháu và con cái của họ ngày càng không thực hành đạo hoặc không còn thống thuộc đạo khi đến tuổi trưởng thành;
• thứ hai, hậu quả tiếp tục từ cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, với các cuộc điều tra của tiểu bang như báo cáo của Đại bồi thẩm đoàn Pennsylvania tiếp tục làm nổi bật các cáo buộc lạm dụng và che đậy ít nhất suốt năm năm tới;
• thứ ba, sự căng thẳng định chế về sự thiếu hụt ơn gọi của Giáo hội, sẽ gia tăng do sự thay đổi thế hệ khi đoàn ngũ lớn cuối cùng các linh mục nghỉ hưu hoặc qua đời;
• thứ tư, một cuộc khủng hoảng tài chính, bị thúc đẩy bởi các yếu tố trước đó và cũng bởi sự thay đổi về sắc tộc và kinh tế xã hội, khi Giáo Hội da trắng thuộc tầng lớp trung thượng lưu của thời kỳ hậu Công đồng Vatican II trở thành một Giáo Hội gốc Tây Ban Nha thuộc tầng lớp trung hạ lưu – là tầng lớp, bất kể phong phú về đức tin ra sao, vẫn sẽ có ít tiền bạc hơn dành cho các trường học và cao đẳng, nhà thờ và tổ chức từ thiện hơn so với đạo Công Giáo năm 1980 hoặc năm 2010;
• thứ năm, tác động tổng hợp của việc nhập cư đang chậm lại từ Mỹ Latinh, do tỷ lệ sinh thấp hơn ở hầu hết các nước Latinh, và sự tăng tiến của Phái Ngũ tuần ở Mỹ Latinh và trên toàn bán cầu Nam, sẽ khiến những người nhập cư mới có nhiều khả năng là những người sùng đạo Thệ phản hơn là Công Giáo;
• thứ sáu, sự thù địch gia tăng đối với Công Giáo, đặc biệt ở các quốc gia tự do hơn, có khả năng đẩy nhanh quá trình thế tục hóa các định chế giáo dục và chăm sóc sức khỏe Công Giáo;
• và cuối cùng, tác động của việc tạm ngừng tham dự Thánh lễ vì đại dịch, điều này phần nào vẫn chưa thể biết được, nhưng không có xác suất tích cực đối với việc tham dự Thánh lễ và quyên góp trong mười năm tới.
Tất nhiên, Chúa Thánh Thần có thể có những kế hoạch khác cho Giáo hội. Nhưng sự đổi mới đòi có sự thay đổi tôn giáo mạnh mẽ - nghĩa là sự hoán cải lớn lao, không chỉ là sự trở về của những người đã bỏ đi. Kể từ thập niên 1960, vấn đề nan giải chính của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ là làm thế nào để tiếp cận số lượng lớn những người Công Giáo đã được rửa tội và thêm sức nhưng rời xa Giáo hội, và nó có thể dựa vào lòng trung thành về văn hóa và sắc tộc của nhiều người Công Giáo đạo ròng thịnh vượng không còn thực hành đức tin một cách nhất quán. nhưng vẫn ủng hộ các định chế Công Giáo. Giờ đây, Giáo hội đang bước vào một kỷ nguyên rất khác, trong đó con cháu của những người Công Giáo bỏ đạo hoặc chỉ gắn bó về văn hóa chưa được rửa tội, chưa được thêm sức, chưa kết hôn trong Giáo hội và không có bất cứ lòng trung thành thực sự nào cả. Nhiều người không còn “bỏ đạo”, mà đơn giản chỉ còn là những người không tin.
Dưới đây là một số thống kê để bổ túc vào bức tranh này, được thu thập trong một báo cáo năm 2019 của Viện Lãnh đạo Công Giáo [Catholic Leadership Institute]. Vào đầu thập niên 2000, có gần một triệu vụ rửa tội Công Giáo ở Hoa Kỳ mỗi năm. Đến năm 2015, con số đó giảm xuống còn khoảng 700,000. Nếu xu hướng đó tiếp tục, có thể chỉ còn 350,000 vụ vào thập niên 2030.
Tỷ lệ người Công Giáo kết hôn trong Giáo hội đã giảm 55% kể từ đầu thập niên 1990, khi có khoảng 325,000 cuộc hôn nhân mỗi năm. Dự kiến, xu hướng đó có thể cho con số ít hơn 100,000 cuộc hôn nhân Công Giáo hàng năm vào cuối thập niên 2030.
Rước lễ lần đầu và thêm sức cũng theo một mô hình tương tự, với việc suy giảm rửa tội trong mỗi trường hợp: 1/5 người Công Giáo đã rửa tội không Rước lễ lần đầu, 2/3 người không được thêm sức và 85% người Công Giáo được thêm sức không thực hành đức tin của họ khi đến hai mươi mốt tuổi.
Những xu hướng trên — tất cả đều có trước đại dịch — đều có những tác động tài chính không thể tránh khỏi. Viện Lãnh đạo Công Giáo ước tính rằng có khoảng cách 5 tỷ đô la giữa số tiền mà Giáo hội nhận được ngay bây giờ để tài trợ cho các hoạt động của mình và số tiền sẽ nhận được khi Thế hệ X thay thế thế hệ Baby Boomers làm thế hệ nắm giữ sức mạnh của hầu bao.
Tất nhiên, một Giáo hội có ít lễ rửa tội, thêm sức, hôn phối, và, cuối cùng, số giáo dân sẽ cần ít tiền hơn để duy trì chính mình. Nhưng trong những hoàn cảnh đã biến đổi như vậy, như báo cáo đã trình bày, “các mô hình hiện tại của đời sống giáo phận và giáo xứ không thể duy trì được”.
Một sự biến đổi như vậy sẽ không để lại một khía cạnh nào của đời sống Công Giáo mà không bị ảnh hưởng. Thật vậy, cái bóng của nó đã lên khuôn các xu hướng trí thức mà tôi vừa mô tả: Bạn có thể coi việc đòi một cách tiếp cận mới đối với nền chính trị Công Giáo và việc dấn thân văn hóa Công Giáo, một phần, như là nỗ lực phải coi là quan yếu đối với các lựa chọn đã dẫn Giáo hội Hoa Kỳ tới thời đại suy thoái mới này.
Nhưng nếu sự suy thoái tự nó tăng tốc, điều gì sẽ xảy ra với những ý tưởng táo bạo? Một khả thể, mà một người hoài nghi trong giới trí thức có thể dễ dàng nại tới, là trong vài thập niên tới, các ý tưởng Công Giáo sẽ ngày càng trở nên không ăn có gì với các thực tại Công Giáo, vì xây dựng thế giới Kitô giáo trong không khí trong khi Giáo hội thực sự đang suy tàn.
Vẫn có tương lai
Viễn cảnh không vui trên là điều có thể xảy ra nhưng không hoàn toàn có khả năng xảy ra, vì một lý do: Tất cả các ý tưởng Công Giáo được phác thảo ở trên đại diện cho những nỗ lực tăng cường cam kết dấn thân, tạo ra một phương thức Công Giáo đầy đủ hơn đối với chính trị và văn hóa hơn là đã phổ biến từ thập niên 1960. Và trong một Giáo hội đang bị thu hẹp, ảnh hưởng của những thành viên dấn thân hơn của Giáo hội sẽ gia tăng, chứ không suy giảm. Các nhà lạc quyên tạo ngân qũy cho giáo phận trong tương lai sẽ nhờ đến những người duy dân túy và duy hòa nhập, và có lẽ cả những người duy tân cựu, bởi vì những nhà tài trợ Công Giáo đạo ròng hâm hấp của thời nay sẽ không còn nữa. Các giáo xứ trong tương lai sẽ phụ thuộc vào những người duy biển đức để đổi mới hoặc sinh tồn. Trong một Giáo hội nhỏ hơn, yếu hơn, ảnh hưởng của những ý tưởng có vẻ kỳ lạ đối với những người Công Giáo bình thường ngày nay có khả năng được tăng cường, vì Giáo hội trở thành một định chế nhiều hơn do, vì và từ những kẻ lập dị.
Vì vậy, trong một số hình thức, những ý tưởng Công Giáo này có thể ngày càng trở nên quan trọng đối với các thực tại Công Giáo khi Giáo hội trải qua một thời kỳ tái sắp xếp. Nhưng ảnh hưởng của họ sẽ tỏ hiện trong một Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ yếu hơn về định chế và nhân khẩu học so với Giáo hội trong nhiều thập niên, hoặc thậm chí kể từ thế kỷ XIX.
Thực tại trên sẽ tạo ra cả các nghĩa vụ lẫn các cám dỗ. Nghĩa vụ đầu tiên là các nhà trí thức phải xem xét cuộc khủng hoảng nội bộ của Giáo hội một cách nghiêm túc theo các điều kiện của nó, chứ không chỉ sử dụng các vấn đề thực tế của Công Giáo như một chiếc dùi cui trong các cuộc tranh luận lý thuyết.
Ngoại trừ một phần các người duy biển đức, hầu hết giấy mực của các trường phái mà tôi vừa mô tả đều xoay quanh những vấn đề về chính sách công, trật tự chính trị, lòng trung thành đảng phái và việc tái sắp xếp ý thức hệ. Một nhà báo chuyên mục khó mà cho rằng đây là những vấn đề không quan trọng. Nhưng cần phải đổ nhiều giấy mực hơn nữa, và cần phải suy nghĩ và nỗ lực nhiều hơn nữa cho những vấn đề nội bộ mà Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ đang đối đầu - những vấn đề về việc các giáo xứ, trường học và giáo phận sẽ chuyển tiếp ra sao sang những thực tại có thể có vào năm 2040, việc đổi mới có thể đạt được cách nào bên trong các cơ cấu đang suy yếu, việc các hình thức chiêm niệm và hoạt động của đời sống Công Giáo có thể được hồi sinh ra sao, làm thế nào để có thể cho năm nghìn người ăn khi nguồn cung cấp bánh và cá dường như đang ở trong một suy giảm nhanh chóng.
Mỗi trường phái mà tôi vừa mô tả đều có một điều gì đó để đóng góp. Người duy biển đức có mối quan tâm tự nhiên nhất trong các vấn đề bảo toàn và đổi mới định chế, nhưng các người duy hòa nhập có thể có một vai trò đặc thù trong việc giúp Giáo hội tự quản trị hữu hiệu hơn, trong một thời đại khi mối liên hệ của nó với nhà nước và xã hội sẽ trở nên căng thẳng hơn so với mới đây. Những người duy tân cựu có thể thuyết minh một cách cụ thể chủ nghĩa cực đoan của họ ở bình diện địa phương, trong các phong trào mới và các cộng đồng theo phong cách Công nhân Công Giáo, dù Chủ nghĩa xã hội Công Giáo như một ý thức hệ toàn quốc vẫn chỉ là hữu danh [nominal].
Những người duy dân túy Công Giáo, tức những người có xác suất là phe có ảnh hưởng chính trị nhiều nhất trong hầu hết các tương lai có thể tưởng tượng được, có nghĩa vụ phải suy nghĩ làm cách nào các chính sách công của nhà nước thế tục có khả năng lên khuôn cho khung cảnh trong đó Giáo hội có thể cố gắng ổn định, phục hồi và phát triển.
Trong khi đó, tất cả các cuộc tranh luận cũ nhưng chưa được giải quyết ở thời hậu Vatican II vẫn còn đó: các cuộc tranh luận về vai trò của phụ nữ trong thừa tác vụ và việc quản trị Giáo hội, về vai trò nói chung của giáo dân trong cùng các lãnh vực, về việc Giáo hội nên phục vụ ra sao những người Công Giáo trong những hoàn cảnh bản thân không hợp lệ và tội lỗi, về việc phụng vụ sẽ như thế nào giữa các viễn kiến cạnh tranh nhau về cải cách.
Có một cách trong đó, các tranh luận về đạo Công Giáo chính trị, mối liên hệ thích hợp của Giáo hội với chủ nghĩa duy tục và chủ nghĩa tự do, có thể mang lại thời gian trì hoãn đáng hoan nghênh khỏi một số cuộc tranh cãi dường như không bao giờ kết thúc này. Nhưng chúng sẽ không bao giờ kết thúc cả vì chúng quan trọng, không những ở Rome và Washington, DC, mà còn đối với đời sống hàng ngày của giáo xứ, và các phong trào có định hướng thúc đẩy một đạo Công Giáo chính trị sâu sắc hơn và toàn diện hơn cũng sẽ bị kéo trở lại với các cuộc tranh cãi phi chính trị. (Những người duy hòa nhập làm gì với thẩm quyền của phụ nữ trong Giáo hội? Làm thế nào các người duy biển đức tiếp cận những người Công Giáo đồng tính? Những người duy tân cựu “cựu” bao nhiêu về mặt phụng vụ?)
Bất cứ ảnh hưởng chính trị thế tục nào do những ý tưởng này đạt được sẽ diễn ra cùng với những nghĩa vụ và các cám dỗ của nó. Và những ý tưởng này thực sự có thể đạt được ảnh hưởng, ngay cả trong bối cảnh giáo hội suy tàn. Bao lâu một loại định chế Công Giáo có xu hướng ưu tú biểu lộ được nhiều co giãn hơn đại chúng Công Giáo, và tư tưởng Công Giáo chịu nói với những bộ óc nghiêm túc đang tìm cách thoát khỏi những rối loạn của thời đại, thì ta dễ tưởng tượng những khuôn mẫu của hiện tại sẽ được nhấn mạnh trong tương lai. Người Công Giáo sẽ tiếp tục được đại diện quá mức ở các bình diện chính trị cao nhất, nhất là nền chính trị bảo thủ, cho dù Giáo hội của họ mất đi số lượng thành viên đông đảo và năng lực định chế.
Với sự đại diện quá mức đó sẽ xuất hiện nhiều cơ hội cho điều mà nhà duy hoà nhập của Harvard, Adrian Vermeule, gọi là “hòa nhập từ bên trong”. Nhưng cũng sẽ có cơn cám dỗ muốn kể sức mạnh của Công Giáo chủ yếu ở những người đại diện ưu tú của mình, muốn đánh giá sự thành công của Công Giáo về mặt ảnh hưởng chính sách đưa ra chứ không phải những linh hồn được cứu rỗi, hoặc đàng khác, cho rằng chính quyền lực ưu tú là công cụ đầy đủ để phục hưng tôn giáo— đủ mạnh để đạt được những mục tiêu đáng lẽ đã có thể đạt được sớm hơn, nếu thế hệ những người Công Giáo chính trị trước không quá rụt rè, quá yêu chuộng chủ nghĩa tự do, để định hình thực tại từ trên xuống.
Một số thực tại có thể được định hình từ trên cao. Nhưng trong một nền dân chủ, quyền lực luân chuyển giữa giới tinh hoa và quần chúng — không chỉ theo một hướng — và có những trận chiến mà một đạo Công Giáo ưu tú đơn giản không thể chiến thắng trừ khi đạo Công Giáo đại chúng phục hồi. Vì vậy, nếu điều trước hưng thịnh trong khi điều sau suy tàn hoặc suy yếu, thì đó sẽ là một dấu hiệu cho thấy Giáo hội cần được phục hồi-từ-dưới bằng hoặc nhiều hơn là hòa nhập-từ-bên trong.
Trong khi đó, những người Công Giáo trong giới ưu tú có thể cảm thấy một cơn cám dỗ khác: biến sự suy yếu ngày càng tăng của Giáo hội họ thành cái cớ để cho phép mình được kết nạp bởi các phong cách chính trị không Công Giáo. Không có gì sai với việc đưa ra những phán đoán chính trị thận trọng. Nhưng với việc Giáo hội trong tình trạng suy yếu và nền chính trị đảng phái sôi sục, các trí thức Công Giáo có thể muốn đồng nhất hóa một cách chặt chẽ hơn với những người đồng đảng phái của họ hơn là với những người đồng chủ nghĩa tôn giáo [coreligionist] với họ. Họ có thể có khuynh hướng đặt hy vọng vào công việc của nhà nước hoặc phong trào hơn là vào Chúa Kitô và Giáo hội của Người.
Sự hấp dẫn của các trường phái tư tưởng Công Giáo mới là lập luận của họ cho rằng những người Công Giáo tự do cánh hữu và tự do cánh tả đã chính xác rơi vào cái bẫy này, và rằng có nhiều lựa chọn thay thế hoàn toàn có tính Công Giáo hơn bên ngoài nhị phân Paul Ryan-Joe Biden. Nhưng trong mối liên hệ của các khuynh hướng mới với chủ nghĩa dân tộc cánh hữu và chủ nghĩa xã hội cánh tả - theo cách mà những người duy hòa nhập và dân túy đôi khi liên minh với các chính trị gia bảo thủ thối nát hoặc theo chủ nghĩa sô vanh trong khi những người duy tân cựu phục vụ cánh tả chống giáo sĩ - có thể thấy vấn đề bị họ phê phán được tóm tắt lại.
Các người duy biển đức phải đối mặt với một cơn cám dỗ khác: Sự tập chú của họ vào địa phương và nội bộ có thể trở thành cái cớ để phớt lờ các vấn đề xã hội rộng lớn hơn, và một sự chán ghét chính đáng đối với các cuộc cãi vã đảng phái có thể trở thành cái cớ để không tiếp nhận các nghĩa vụ công dân. Trừ khi các Kitô hữu cẩn thận, các cộng đồng tôn giáo có thể tái tạo các hình thức thế tục của việc ly khai dựa trên giai cấp, trong đó các giáo xứ và trường học có ý hướng với những tín hữu được giáo dục tốt thực tế có thể cô lập mình trước tình trạng bất ổn xã hội.
Một cách lý tưởng, các điều kiện của cảnh suy giảm Công Giáo có thể tạo nên sự đoàn kết nhiều hơn nơi những người Công Giáo còn ở lại. Nhưng điều ngược lại thường xảy ra: Sự kiện suy giảm khiến số phần các cuộc tranh luận dường như cao một cách tuyệt vọng.
Quyền lợi định chế đang giảm dần được tranh đấu khốc liệt hơn. Cảm thức khủng hoảng khuếch đại các khác biệt mà trong thời lạc quan và dư thừa có thể được tranh luận trong một tinh thần hiếu hòa và huynh đệ. Và điều này, tất nhiên, chỉ làm cho cảnh suy giảm có xác suất gia tốc, bởi vì những người ở bên ngoài Giáo hội, và những người chỉ gắn bó ở bên lề, xem xét xem liệu những người Công Giáo nhiệt thành nhất có hành động giống như những Kitô hữu hay không, hay thay vào đó coi việc huynh đệ tương tàn hoặc Twitter của mình như nhau.
Cuộc tranh luận về đạo Công Giáo chính trị (bao gồm cả những đóng góp của riêng tôi) cho đến nay biểu lộ nhiều tệ nạn trong số này. Về mặt lý tưởng nên ngược lại, vì nền tảng của đức tin Công Giáo nên cung cấp một quan điểm về chính trị đương thời ít ràng buộc vào thời đại hơn và ý thức rõ hơn về bản chất ngẫu nhiên và tạm thời của mọi sắp xếp chính trị.
Dưới phạm trù vĩnh cửu [Sub specie aeternitatis] không hệ thống chính trị nào là hoàn hảo, và không hệ thống chính trị nào là cuối cùng. Đạo Công Giáo Hoa Kỳ đã phát triển mạnh mẽ dưới hệ thống rõ ràng không hoàn hảo của chủ nghĩa tự do Hoa Kỳ. Ngay cả trong sự suy tàn hiện tại, nó vẫn có những điểm mạnh so với Giáo hội ở các quốc gia giàu có khác, và chúng ta không thể biết chắc rằng sự suy tàn hiện tại là điều không thể đảo ngược, và sự hưng thịnh kia không thể xảy ra một lần nữa.
Có lẽ số phận của các trường phái khác nhau này là giúp đổi mới chủ nghĩa tự do qua thách đố và phê phán, làm cho xã hội Mỹ hiếu khách hơn với đức tin Công Giáo bằng cách du nhập việc hoài nghi chủ nghĩa tự do hoặc chủ nghĩa tư bản như một loại vật dằn [ballast] tiếp thêm sinh lực. Có lẽ một John Courtney Murray của thế kỷ XXII sẽ viết một cách biết ơn về ảnh hưởng của những người duy hòa nhập hoặc những người duy tân cựu của thế kỷ XXI — những người, như tiên tri Giôna ở Ninivê, giúp cứu trật tự tự do bằng cách than vãn những tệ nạn của nó và tiên tri sự tận diệt của nó.
Hoặc có lẽ hệ thống được biết như là chủ nghĩa tự do thực sự tuyệt mệnh, bị phán xét và thấy thiếu sót, và những gì đang xảy ra trong các trường phái mà tôi đã mô tả là sự ngọ nguậy nổi dậy của kỷ nguyên hậu tự do, việc gõ và rờ quanh ngưỡng cửa dẫn đến một thế giới rất khác. Trong trường hợp này, chúng ta nên hy vọng một triết gia chính trị tương lai của Đế quốc Guadalupe sẽ viết ra một cách biết ơn về việc các trường phái Công Giáo khác nhau trong thế kỷ XXI đã tinh chỉnh lẫn nhau ra sao qua cuộc tranh luận đầy khí thế của họ, và cách các nhà phê bình tự do của họ đã thách thức họ một cách xây dựng ra sao, để thời đại hậu tự do không đơn giản quay trở lại với những tội lỗi, sai lầm và tàn ác của chế độ cũ.
Hoặc có thể những thực tại Công Giáo khó khăn là các khía cạnh quan trọng duy nhất trong hoàn cảnh của chúng ta, những ý tưởng chủ yếu là âm nhạc lúc chạng vạng, và Giáo hội đang tiến nhanh vào một thời kỳ hậu Kitô giáo trong đó sẽ không có “lựa chọn”, mà chỉ có sự cần thiết.
Bằng cách này, tất cả mọi người sẽ biết rằng các con là môn đệ của Thầy, nếu các con có tình yêu dành cho nhau. Bất chấp số phận nào đang chờ đợi chúng ta, những người Công Giáo và Kitô giáo của mọi xác tín chính trị nên nhớ lời khuyên đó và chứng minh lòng chung thủy của họ bằng cách bước vào một tương lai không chắc chắn không chỉ với tư cách là những người tranh luận, mà còn như những người bạn.