TRÓI BUỘC VÀ THÁO CỞI
“Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một sự trùng hợp giàu ý nghĩa khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘trói buộc và tháo cởi’, nô lệ và tự do. Ba bạn trẻ thời Đaniel từ chối làm nô lệ cho các thần ngoại; họ bị trói, bị ném vào lò. Kỳ diệu thay! Thiên Chúa cởi trói cho họ. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng nói đến nô lệ và tự do, nhưng ở một cấp độ cao hơn, con người bị ‘trói buộc’ bởi tội lỗi và chỉ được ‘tháo cởi’ nhờ “sự thật”.
Ba bạn trẻ Do Thái không khuất phục Nabucodonosor, họ từ chối bái lạy tượng thần của vua; vì thế, họ bị ném vào lò. Thiên Chúa ‘tháo cởi’ họ, họ tự do đi lại trong lò lửa cháy phừng. Tuyệt vời hơn, Ngài cũng ‘tháo cởi’ cho cả tâm hồn nhà vua, để ông nhận biết Ngài.
Ở một cấp độ cao hơn, trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói, “Nếu các ngươi cứ ở trong lời Ta, các ngươi sẽ thật là môn đệ của Ta, và sẽ được biết sự thật, và sự thật giải thoát các ngươi”. Đây là những lời có khả năng tạo nên một sự khác biệt trong đời sống chúng ta; trọng tâm giáo huấn này gồm hai điều: đến với Chúa Giêsu để ‘biết sự thật’ và để sự thật đó ‘giải thoát’ chúng ta.
Giáo huấn của Chúa Giêsu đặc biệt hữu ích trên cả bình diện tâm lý lẫn tâm linh. Trước hết, bình diện tâm lý, “sự thật” là một quà tặng lớn nhất cho một tinh thần tốt. Thông thường, khi một người phải vật lộn với nhiều trầm cảm khác nhau, lý do là vì họ đang bối rối khi nhìn các khía cạnh cuộc sống; họ liên tục đặt ra những câu hỏi ‘Tại sao? Tại sao?’, và điều đó chắc chắn dẫn đến trầm cảm chỉ vì một lý do đơn giản: những câu hỏi dựa trên những suy nghĩ sai lầm. Thế mà, “Liệu pháp sự thật” sẽ giúp xét xem lại những ‘câu hỏi tại sao’ này dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Thiên Chúa nghĩ gì về vấn đề này? Và ‘những sự thật’ đang chờ được khám phá sẽ là những ‘sự thật giải thoát’. Chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua trầm cảm khi nhìn cuộc sống mình theo cách Thiên Chúa nhìn. Như vậy, tiến trình ‘trói buộc và tháo cởi’ là tiến trình đặt mình trước Thiên Chúa để được Ngài rọi soi hầu có thể hy vọng, vì hy vọng sẽ mang lại tự do, và tự do sẽ giải thoát phiền muộn và bối rối.
Ở cấp độ tâm linh, những nguyên tắc này còn được áp dụng nhiều hơn. Sự thật về tội lỗi, sự thật về sự tha thứ, sự cứu rỗi và thiên đàng phải được nhận thức cũng như được ôm ấp một cách sâu sắc và đầy đủ. Phủ nhận sự thật về tội lỗi hoặc sự tha thứ, chúng ta sẽ sống trong dối trá và bị ‘trói buộc’ bởi sự dối trá đó. Đang khi tự do thiêng liêng đích thực sẽ dẫn đến cứu rỗi và vĩnh cửu thiên đàng vốn chỉ có được khi chúng ta hết lòng đón nhận lẽ thật thiêng liêng và hoàn hảo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhận thức rõ tội lỗi của mình, ăn năn tội, tìm kiếm sự tha thứ của Ngài để sửa đổi đời sống và sống một đời sống ân sủng mới mà chúng ta được mời gọi.
Nhiều người đã nhìn thấy những bức ảnh về những tổ đại bàng khổng lồ trên những vách đá cheo leo, nhưng ít ai có thể nhìn thấy bên trong tổ. Khi xây tổ, đại bàng mẹ bắt đầu với những cành cây nhọn, những phiến đá sắc và một số vật dụng khác xem có vẻ hoàn toàn không phù hợp với dự án. Nhưng sau đó, ‘cô’ lót ổ bằng một lớp đệm dày bằng len, lông vũ và lông của những con vật ‘cô’ đã giết, để làm nệm êm và dễ chịu cho trứng. Khi những con chim đến tuổi bay, sự êm ấm của tổ và sự xa xỉ của những bữa ăn miễn phí khiến chúng khá miễn cưỡng rời đi. Đó cũng là lúc đại bàng mẹ bắt đầu ‘xáo tổ’. Với bộ móng cứng của mình, ‘cô’ xáo tấm thảm lông, đưa những mảnh đá và những cành cây sắc nhọn lên trên bề mặt. Khi càng nhiều chất độn bị xới tung lên, tổ càng trở nên khó chịu đối với đại bàng con. Những bất tiện này và những cấp bách ngày càng tăng, thúc giục đại bàng con rời khỏi nơi ở thoải mái một thời của chúng và chuyển sang hành vi trưởng thành hơn.
Anh Chị em,
Như người ta nhìn những gai gốc, đá nhọn trong tổ đại bàng, những ngày Tuần Thương, Hội Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm những gai gốc khó chịu của thập giá. Điều này thật cần thiết cho tiến trình ‘tháo cởi’ những gì tội lỗi đã ‘trói buộc’; và đó là sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta hiểu được thế nào là tội lỗi, thế nào là tình yêu và sự thứ tha của Ngài, thế nào là sự thúc giục phải trở về. Có thể chúng ta đang bị ‘trói buộc’ bởi một tội lỗi nào đó, ‘trói buộc’ bởi những chuẩn mực xã hội nào đó khi chúng ta đánh giá con người theo bằng cấp, nghề nghiệp, ngoại hình… Những chuẩn mực ấy đang ‘trói buộc’; vậy mà điều quan trọng là Thiên Chúa muốn chúng ta tự do để sống thánh thiện, nên hoàn thiện và để làm việc thiện. Nói cách khác, Ngài muốn chúng ta được ‘tháo cởi’ để tự do nên giống Ngài và thuộc trọn về Ngài. Điều này chỉ hiện thực khi chúng ta thấm nhuần Lời Chúa; Ngài muốn chúng ta ‘được trói’ với Lời Ngài; nhờ đó, được ‘tháo cởi’, giải thoát.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đang bị ‘trói buộc’ bởi nhiều điều thế gian đang mời mọc; xin ‘tháo cởi’ con bằng sự thật của thập giá và Lời Chúa, vì chỉ có Lời Ngài mới là sự thật sẽ giải thoát con”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Sự thật sẽ giải thoát các ngươi”.
Kính thưa Anh Chị em,
Một sự trùng hợp giàu ý nghĩa khi cả hai bài đọc hôm nay nói đến ‘trói buộc và tháo cởi’, nô lệ và tự do. Ba bạn trẻ thời Đaniel từ chối làm nô lệ cho các thần ngoại; họ bị trói, bị ném vào lò. Kỳ diệu thay! Thiên Chúa cởi trói cho họ. Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu cũng nói đến nô lệ và tự do, nhưng ở một cấp độ cao hơn, con người bị ‘trói buộc’ bởi tội lỗi và chỉ được ‘tháo cởi’ nhờ “sự thật”.
Ba bạn trẻ Do Thái không khuất phục Nabucodonosor, họ từ chối bái lạy tượng thần của vua; vì thế, họ bị ném vào lò. Thiên Chúa ‘tháo cởi’ họ, họ tự do đi lại trong lò lửa cháy phừng. Tuyệt vời hơn, Ngài cũng ‘tháo cởi’ cho cả tâm hồn nhà vua, để ông nhận biết Ngài.
Giáo huấn của Chúa Giêsu đặc biệt hữu ích trên cả bình diện tâm lý lẫn tâm linh. Trước hết, bình diện tâm lý, “sự thật” là một quà tặng lớn nhất cho một tinh thần tốt. Thông thường, khi một người phải vật lộn với nhiều trầm cảm khác nhau, lý do là vì họ đang bối rối khi nhìn các khía cạnh cuộc sống; họ liên tục đặt ra những câu hỏi ‘Tại sao? Tại sao?’, và điều đó chắc chắn dẫn đến trầm cảm chỉ vì một lý do đơn giản: những câu hỏi dựa trên những suy nghĩ sai lầm. Thế mà, “Liệu pháp sự thật” sẽ giúp xét xem lại những ‘câu hỏi tại sao’ này dưới ánh sáng của Thiên Chúa. Thiên Chúa nghĩ gì về vấn đề này? Và ‘những sự thật’ đang chờ được khám phá sẽ là những ‘sự thật giải thoát’. Chúng ta sẽ dễ dàng vượt qua trầm cảm khi nhìn cuộc sống mình theo cách Thiên Chúa nhìn. Như vậy, tiến trình ‘trói buộc và tháo cởi’ là tiến trình đặt mình trước Thiên Chúa để được Ngài rọi soi hầu có thể hy vọng, vì hy vọng sẽ mang lại tự do, và tự do sẽ giải thoát phiền muộn và bối rối.
Ở cấp độ tâm linh, những nguyên tắc này còn được áp dụng nhiều hơn. Sự thật về tội lỗi, sự thật về sự tha thứ, sự cứu rỗi và thiên đàng phải được nhận thức cũng như được ôm ấp một cách sâu sắc và đầy đủ. Phủ nhận sự thật về tội lỗi hoặc sự tha thứ, chúng ta sẽ sống trong dối trá và bị ‘trói buộc’ bởi sự dối trá đó. Đang khi tự do thiêng liêng đích thực sẽ dẫn đến cứu rỗi và vĩnh cửu thiên đàng vốn chỉ có được khi chúng ta hết lòng đón nhận lẽ thật thiêng liêng và hoàn hảo của Thiên Chúa. Chúng ta phải nhận thức rõ tội lỗi của mình, ăn năn tội, tìm kiếm sự tha thứ của Ngài để sửa đổi đời sống và sống một đời sống ân sủng mới mà chúng ta được mời gọi.
Nhiều người đã nhìn thấy những bức ảnh về những tổ đại bàng khổng lồ trên những vách đá cheo leo, nhưng ít ai có thể nhìn thấy bên trong tổ. Khi xây tổ, đại bàng mẹ bắt đầu với những cành cây nhọn, những phiến đá sắc và một số vật dụng khác xem có vẻ hoàn toàn không phù hợp với dự án. Nhưng sau đó, ‘cô’ lót ổ bằng một lớp đệm dày bằng len, lông vũ và lông của những con vật ‘cô’ đã giết, để làm nệm êm và dễ chịu cho trứng. Khi những con chim đến tuổi bay, sự êm ấm của tổ và sự xa xỉ của những bữa ăn miễn phí khiến chúng khá miễn cưỡng rời đi. Đó cũng là lúc đại bàng mẹ bắt đầu ‘xáo tổ’. Với bộ móng cứng của mình, ‘cô’ xáo tấm thảm lông, đưa những mảnh đá và những cành cây sắc nhọn lên trên bề mặt. Khi càng nhiều chất độn bị xới tung lên, tổ càng trở nên khó chịu đối với đại bàng con. Những bất tiện này và những cấp bách ngày càng tăng, thúc giục đại bàng con rời khỏi nơi ở thoải mái một thời của chúng và chuyển sang hành vi trưởng thành hơn.
Anh Chị em,
Như người ta nhìn những gai gốc, đá nhọn trong tổ đại bàng, những ngày Tuần Thương, Hội Thánh mời gọi chúng ta chiêm ngắm những gai gốc khó chịu của thập giá. Điều này thật cần thiết cho tiến trình ‘tháo cởi’ những gì tội lỗi đã ‘trói buộc’; và đó là sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Qua đó, chúng ta hiểu được thế nào là tội lỗi, thế nào là tình yêu và sự thứ tha của Ngài, thế nào là sự thúc giục phải trở về. Có thể chúng ta đang bị ‘trói buộc’ bởi một tội lỗi nào đó, ‘trói buộc’ bởi những chuẩn mực xã hội nào đó khi chúng ta đánh giá con người theo bằng cấp, nghề nghiệp, ngoại hình… Những chuẩn mực ấy đang ‘trói buộc’; vậy mà điều quan trọng là Thiên Chúa muốn chúng ta tự do để sống thánh thiện, nên hoàn thiện và để làm việc thiện. Nói cách khác, Ngài muốn chúng ta được ‘tháo cởi’ để tự do nên giống Ngài và thuộc trọn về Ngài. Điều này chỉ hiện thực khi chúng ta thấm nhuần Lời Chúa; Ngài muốn chúng ta ‘được trói’ với Lời Ngài; nhờ đó, được ‘tháo cởi’, giải thoát.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, con đang bị ‘trói buộc’ bởi nhiều điều thế gian đang mời mọc; xin ‘tháo cởi’ con bằng sự thật của thập giá và Lời Chúa, vì chỉ có Lời Ngài mới là sự thật sẽ giải thoát con”, Amen.
(Tgp. Huế)