LŨNG ÂM U
“Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ trải nghiệm của hai phụ nữ vượt qua những ‘lũng âm u’: một vô tội, một có tội. May thay, cả hai gặp được người của Thiên Chúa: một gặp được Đaniel, thời Cựu Ước; một gặp được Giêsu, thời Tân Ước. Và tuyệt vời thay! Cả hai thoát khỏi ‘lũng âm u’ và bước đi trong ân sủng xót thương của Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng”.
Trước hết, câu chuyện oan khiên của cô Susanna, một người kính sợ Chúa; dù sắp chết trong ‘lũng âm u’, cô vẫn cậy trông vào Ngài. Sách Đaniel kể, “Susanna khóc lóc, ngước mắt lên trời, vì tâm hồn cô tin tưởng nơi Chúa”; trên đường đi đến án tử, cô đã gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa qua sự phân xử của cậu bé Đaniel. Người phụ nữ của Tin Mừng hôm nay cũng ê chề không kém, cô cũng trải qua những giờ phút hải hùng của ‘lũng âm u’ đời mình; khác chăng ở đây, không oan khiên, không lên tiếng và cũng không phủ nhận. Thay vào đó, cô lặng trân một cách nhục nhã, chờ đợi sự trừng phạt dành cho mình với một trái tim nát tan. May mắn hơn, chính nơi sâu thẳm của ‘lũng âm u’ lòng mình, cô gặp được Con Thiên Chúa.
Cô ấy là một tội nhân? Đúng thế. Vậy mà câu chuyện không thiên về việc cô có phải là tội nhân hay không; thay vào đó, thiên về thái độ đối với tội nhân. Ngạc nhiên thay! Chúa Giêsu có một thái độ khác với mọi người, Ngài nhìn thấy sự sỉ nhục do tội của một con người cũng có thể là một trải nghiệm mạnh mẽ có khả năng mang lại cho họ lòng thống hối thực sự. Trước người phụ nữ đã hiển nhiên phạm tội và bị sỉ nhục vì tội đã phạm, Chúa Giêsu đã đối xử với cô bằng lòng trắc ẩn; bởi lẽ, với Ngài, phẩm giá của con người luôn luôn đứng trên tội lỗi; nói cách khác, phẩm giá thay thế tội lỗi của họ. Với Ngài, mỗi người vốn đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa đều đáng được xót thương; Ngài ghét tội, chứ không ghét bỏ tội nhân. Thái độ của Ngài chỉ còn là xót thương; vì lẽ, nơi một con người đang ngoi ngóp trong ‘lũng âm u’, trải nghiệm một nỗi buồn vì phạm tội, trải nghiệm nỗi sỉ nhục, thì tâm hồn họ đã là một mảnh đất mỡ màu sẵn sàng cho hạt ân sủng xót thương của Thiên Chúa gieo xuống. Những người Pharisêu ‘công chính’ không thấy được điều đó.
Thiên Chúa xót thương người phụ nữ có tội lẫn người phụ nữ vô tội; và với mỗi người, cách thức Ngài cứu chữa lại khác nhau. Chúa Giêsu cũng đang thương xót đám đông, những người hăm he ném đá người phụ nữ; Ngài chỉ cho họ chìa khoá để mở cửa xót thương của lòng mình, “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi!”. Sau đó, Ngài thay đổi họ bằng sự im lặng; Ngài cúi xuống ‘viết trên đất’, để họ cũng có thể cúi xuống ‘đọc trong lòng’. Ngài giúp họ trầm mình im ắng nhìn xuống mà bớt hung hãn nhìn lên để kết án; thay vào đó, nhìn xuống bản thân. Quả thế, thuật im lặng của Ngài thật hiệu quả; họ bỏ đi, “bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất”.
Những ngày Tuần Thương, Giáo Hội mời gọi chúng ta trầm mình để nhìn Chúa Giêsu, nhìn tha nhân và nhìn vào bản thân mình. Nhìn Chúa Giêsu đang chơi vơi trên thập giá, những ước mong tình yêu của con người; nhìn vào tha nhân để thấy họ là hình ảnh, tác phẩm tuyệt diệu của Thiên Chúa; và nhìn vào bản thân để thấy mình lắm tội mà lại được lắm tình. Chính cái nhìn này sẽ đưa chúng ta đi đến một tâm tình hoán cải đích thực. Cậy trông thực sự vào lòng thương xót Chúa, chúng ta sẽ ngưng xét đoán tha nhân; trái lại, biết thấu cảm, yêu thương và trao ban nhiều hơn. Không được như thế, chúng ta cũng có nguy cơ rơi vào ‘lũng âm u’, nhưng lại không dám tin vào lòng thương xót của Chúa, bởi chưa một lần biết xót thương.
Steven J. Lawson nhận định, “Có lẽ bạn đang gặp bão tố hay qua ‘lũng âm u’. Có bao giờ bạn nghĩ rằng, chính vì mục đích riêng của Ngài mà Thiên Chúa có thể đang dẫn bạn vào bão tố hay lũng tối? Ngài có sức mạnh để bảo vệ bạn vượt qua bão tố và bóng tối; và cuối cùng, cũng có một kế hoạch để dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy nhìn vào Chúa Kitô, tin cậy vào Lời Ngài. Khi mọi sự xem ra tan tành, bạn vẫn có thể đang làm một điều gì đó đúng đắn, ‘Đưa tay cho Ngài!’”.
Anh Chị em,
Bao lần Chúa Giêsu dẫn chúng ta vượt qua ‘lũng âm u’ và bão tố; hãy cảm tạ Ngài và học lấy thái độ trắc ẩn của Ngài đối với anh chị em mình. Như Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy mở ra những con đường xót thương, đặc biệt cho những anh chị em đang ngắc ngoải trong ‘lũng âm u’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa thấy tội con, thấy cả trái tim con. Xin cho con biết, con đang được Chúa xót thương; từ đó, con biết đem những ai đang ở trong ‘lũng âm u’ ra với ân sủng xót thương của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng”.
Kính thưa Anh Chị em,
Phụng vụ Lời Chúa hôm nay tiết lộ trải nghiệm của hai phụ nữ vượt qua những ‘lũng âm u’: một vô tội, một có tội. May thay, cả hai gặp được người của Thiên Chúa: một gặp được Đaniel, thời Cựu Ước; một gặp được Giêsu, thời Tân Ước. Và tuyệt vời thay! Cả hai thoát khỏi ‘lũng âm u’ và bước đi trong ân sủng xót thương của Thiên Chúa như lời Thánh Vịnh đáp ca tuyên xưng, “Lạy Chúa, dầu qua lũng âm u, con sợ gì nguy khốn, vì có Chúa ở cùng”.
Trước hết, câu chuyện oan khiên của cô Susanna, một người kính sợ Chúa; dù sắp chết trong ‘lũng âm u’, cô vẫn cậy trông vào Ngài. Sách Đaniel kể, “Susanna khóc lóc, ngước mắt lên trời, vì tâm hồn cô tin tưởng nơi Chúa”; trên đường đi đến án tử, cô đã gặp được lòng thương xót của Thiên Chúa qua sự phân xử của cậu bé Đaniel. Người phụ nữ của Tin Mừng hôm nay cũng ê chề không kém, cô cũng trải qua những giờ phút hải hùng của ‘lũng âm u’ đời mình; khác chăng ở đây, không oan khiên, không lên tiếng và cũng không phủ nhận. Thay vào đó, cô lặng trân một cách nhục nhã, chờ đợi sự trừng phạt dành cho mình với một trái tim nát tan. May mắn hơn, chính nơi sâu thẳm của ‘lũng âm u’ lòng mình, cô gặp được Con Thiên Chúa.
Cô ấy là một tội nhân? Đúng thế. Vậy mà câu chuyện không thiên về việc cô có phải là tội nhân hay không; thay vào đó, thiên về thái độ đối với tội nhân. Ngạc nhiên thay! Chúa Giêsu có một thái độ khác với mọi người, Ngài nhìn thấy sự sỉ nhục do tội của một con người cũng có thể là một trải nghiệm mạnh mẽ có khả năng mang lại cho họ lòng thống hối thực sự. Trước người phụ nữ đã hiển nhiên phạm tội và bị sỉ nhục vì tội đã phạm, Chúa Giêsu đã đối xử với cô bằng lòng trắc ẩn; bởi lẽ, với Ngài, phẩm giá của con người luôn luôn đứng trên tội lỗi; nói cách khác, phẩm giá thay thế tội lỗi của họ. Với Ngài, mỗi người vốn đã được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa đều đáng được xót thương; Ngài ghét tội, chứ không ghét bỏ tội nhân. Thái độ của Ngài chỉ còn là xót thương; vì lẽ, nơi một con người đang ngoi ngóp trong ‘lũng âm u’, trải nghiệm một nỗi buồn vì phạm tội, trải nghiệm nỗi sỉ nhục, thì tâm hồn họ đã là một mảnh đất mỡ màu sẵn sàng cho hạt ân sủng xót thương của Thiên Chúa gieo xuống. Những người Pharisêu ‘công chính’ không thấy được điều đó.
Thiên Chúa xót thương người phụ nữ có tội lẫn người phụ nữ vô tội; và với mỗi người, cách thức Ngài cứu chữa lại khác nhau. Chúa Giêsu cũng đang thương xót đám đông, những người hăm he ném đá người phụ nữ; Ngài chỉ cho họ chìa khoá để mở cửa xót thương của lòng mình, “Ai trong các ngươi sạch tội, hãy ném đá chị này trước đi!”. Sau đó, Ngài thay đổi họ bằng sự im lặng; Ngài cúi xuống ‘viết trên đất’, để họ cũng có thể cúi xuống ‘đọc trong lòng’. Ngài giúp họ trầm mình im ắng nhìn xuống mà bớt hung hãn nhìn lên để kết án; thay vào đó, nhìn xuống bản thân. Quả thế, thuật im lặng của Ngài thật hiệu quả; họ bỏ đi, “bắt đầu là những người nhiều tuổi nhất”.
Steven J. Lawson nhận định, “Có lẽ bạn đang gặp bão tố hay qua ‘lũng âm u’. Có bao giờ bạn nghĩ rằng, chính vì mục đích riêng của Ngài mà Thiên Chúa có thể đang dẫn bạn vào bão tố hay lũng tối? Ngài có sức mạnh để bảo vệ bạn vượt qua bão tố và bóng tối; và cuối cùng, cũng có một kế hoạch để dẫn bạn ra khỏi đó. Hãy nhìn vào Chúa Kitô, tin cậy vào Lời Ngài. Khi mọi sự xem ra tan tành, bạn vẫn có thể đang làm một điều gì đó đúng đắn, ‘Đưa tay cho Ngài!’”.
Anh Chị em,
Bao lần Chúa Giêsu dẫn chúng ta vượt qua ‘lũng âm u’ và bão tố; hãy cảm tạ Ngài và học lấy thái độ trắc ẩn của Ngài đối với anh chị em mình. Như Chúa Giêsu, chúng ta cũng hãy mở ra những con đường xót thương, đặc biệt cho những anh chị em đang ngắc ngoải trong ‘lũng âm u’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa thấy tội con, thấy cả trái tim con. Xin cho con biết, con đang được Chúa xót thương; từ đó, con biết đem những ai đang ở trong ‘lũng âm u’ ra với ân sủng xót thương của Ngài”, Amen.
(Tgp. Huế)