CHÚA NHẬT II VỌNG –B-
Isaia 40: 1-5, 9-11; Tvịnh 84; 2 Phêrô 3: 8-14; Máccô 1: 1-8

Trong một khoá tĩnh tâm gần đây, các thành viên tham dự đã trao đổi với nhau về cơn đại dịch covid đã thay đổi cuộc sống của họ như thế nào. Nào người: làm việc ở nhà, người không gặp được các con và cháu, người sợ đi mua hàng tại các siêu thị địa phương, nào những người bị phân lập và chán nản về số lượng 250 ngàn người chết. Mỗi người trong chúng ta có thể thêm vào danh sách đó biết bao nhiêu chuyện khác. Và hơn nửa, hiện tại có người buồn phiền, và ai biết được đến bao giờ chúng ta sẽ được trở lại đời sống như lúc trước?

Trong bối cảnh của cuộc sống lưu đày và những đau khổ hiện nay của chúng ta, nào hãy hướng về niềm khao khát hy vọng trong tương lai khi nghe lời của ngôn sứ Isaia. Làm sao mà chúng ta lại không thể đọc bài trích từ sách ngôn sứ Isaia mà mọi người thich với câu mở đầu: “Thiên Chúa anh em phán: Hãy an ủi, hãy an ủi dân Ta"? Lời này có thể nhắc bạn nhớ lại lúc còn bé, khi bạn bị ngã, trầy xước đầu gối, và mẹ của bạn ẳm bạn đặt vào lòng của bà và an ủi "Này, này con đừng khóc nữa. Mọi sự sẽ ổn định thôi" phải không? Đó có phải là những lời chúng ta mong muốn nghe lúc này, trong lúc cơ thể con người bị thương tích, buồn phiền và sợ hải?

Mùa Vọng được xem là mùa chờ đợi. Nhưng, nó cũng giống như ta đang chờ đợi một gói hàng từ hiệu Amazon đến phải không? Chờ đợi trong những ngày này khó khăn hơn lệ thường, vì bị khuấy động bởi nỗi đau với cảm nhận là chúng ta không thể bớt được sự đau khổ mà chúng ta mong được. Nổi đau khổ phở cập cho tất cả mọi người, không thể được giải quyết bằng bản năng của con người.

Ở bắc bán cầu, trời sẽ đến lúc đêm tối kéo dài nhất trong năm. Ánh sáng ban ngày sẽ ngắn lại. Bóng tối phủ trùm lâu hơn, gây nên nhiều nổi buồn phiền cho con người theo nhiều cách. Nhiều góa phụ, người ly dị và những người chưa gặp được gia đình vì bệnh covid, cảm thấy những ngày này còn khó khăn hơn hầu hết chúng ta đang phải vật lộn với những cuộc chia ly do đại dịch gây ra. Nhiều người đang bị những ám ảnh về bóng đen tâm thức và về đàng thiêng liêng tối tăm kéo dài trong những Mùa Vọng trước. Lúc đó có người dùng thuốc để bớt buồn phiền, chúng ta biết sự mong đợi và đói khát cần được chữa lành sâu đậm. Chúng ta quay về Kinh Thánh và đặt niềm tin chúng ta vào lời hứa của Thiên Chúa đã nói với chúng ta là Ngài vẫn đang quan tâm nuôi dưỡng chúng ta, về đấng đang đến để an ủi chúng ta. Lạy Chúa, xin hãy đến mau! Xin hãy nhanh lên Chúa ơi. Ngài ở đâu? "

Khung mẫu chủ đề của các Chúa Nhật Mùa Vọng trong năm phụng vụ đều như nhau. Chủ đề Chúa Nhật thứ nhất là: Chúa Kitô sẽ trở Lại. Chủ đề Chúa nhật thứ 2 và thứ 3 là: Chúa Kitô đến hôm nay. Chủ đề Chúa Nhật thứ 4 là: Chúa Kitô đã đến. Tất cả các bài đọc trong Mùa Vọng nói khá rõ ràng rằng: chi có duy nhất một Thiên Chúa mới có thể thực hành việc chúc lành trên thế giới chúng ta. Các bài trích sách kinh thánh chỉ hướng dẫn chúng ta cách sống trong những ngày này trước khi Thiên Chúa đến ban cho đời sống mới cho muôn vật. Hôm nay ngôn sứ Isaia khuyên chúng ta nên tin cậy và hy vọng vào tương lai mà Thiên Chúa sẽ làm cho chúng ta. Ngôn sứ nhắc chúng ta nhớ rằng cho dù chúng ta đã phạm tội, nhưng “tội lỗi chúng ta đã được tha thứ". Thiên Chúa có ý định làm cho chúng ta điều Ngài sẽ cứu thoát chúng ta ra khỏi những gì đang trói giữ chúng ta trong lúc này.

Khi chúng ta quên hay không nghĩ đến Thiên Chúa, chúng ta cũng như dân Ísrael phải sống lưu đày ở nơi mà chúng ta không thể tự giải thoát chúng ta được. Và đó là những gì đã xãy đến cho dân Ísrael. Họ bị lưu đày qua Babylon vì đã không trung thành với lời giao ước của họ với Thiên Chúa. Họ đã phạm tội, nhưng bây giờ Thiên Chúa đã tha thứ cho họ. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa sẽ đưa họ về quê hương, và tại nơi đó họ sẽ là dân của Thiên Chúa một lần nữa. Con đường đã được chuẩn bị sẵn không còn mấp mô để Thiên Chúa nhanh chóng trở lại. Sự tái lâm của Thiên Chúa là điều rõ ràng cho tất cả các dân tộc: "Rồi vinh quang của Thiên Chúa sẽ tỏ rạng…" Ngôn sứ được sai đi loan bào tin mừng rằng: đất Giêrusalem (Si-on) đã bị tàn phá và sẽ được hồi phục và sẽ đến phiên họ sẽ phải ra đi loan báo tin mừng cho các thành phố khác ở Judea.

Thật là một Tin mừng phải không? Thiên Chúa sẽ đến trên đường cao tốc của Ngài với những người bị lưu đày đã bị bẳt làm nô lệ ở Babylon. Thiên Chúa dùng người chinh phạt Cyrus để giải phóng dân Ngài. Ông là người gốc Ba-Tư đã đánh thắng các chủ nhân Babylon của họ. Cyrus sẽ cho người bị lưu đày được trở về quê hương của họ. Họ sẽ trở về và Thiên Chúa là mục tử sẽ chăn dắt họ. Thiên Chúa đã dùng cánh tay quyền lực để cứu thoát họ, Ngài sẽ là mục tử nhân lành hồi phục họ. Có những lúc chúng ta bị vướng phải những trói buộc khác nhau và chúng ta cần cánh tay quyền lực của Thiên Chúa để cứu chúng ta ra khỏi nơi lưu đày. Nhưng, do chúng ta đã bị thương tổn trong những ngày lang thang trong quá khứ, chúng ta cần Thiên Chúa nhân lành, chăn dắt chúng ta trên đường đổi mới và bình an.

Chắc là năm vừa qua chúng ta đã tỏ ra yếu đuối thế nào và đã do dự. Chúng ta là con người yếu đuối mong được chữa lành từ bản thân đến xã hội mà chúng ta không thể tự thực hiện được. Nhưng Thiên Chúa đã phán là Ngài ban cho chúng ta sự sống. Thiên Chúa có thể làm như thế được không? Thiên Chúa có sẵn lòng cứu thoát chúng ta không? Ngôn sứ Isaia trả lời - Thật thế! " Ở đây Đấng sẽ đến với oai hùng, Thiên Chúa sẽ cai trị với cánh tay quyền lực của Ngài" Và hơn thế nữa… Chúng ta sẽ có được sự sống mới, để phát triển trong một tương lai mới, vì vị mục tử nhân lành của chúng ta là Thiên Chúa, Ngài luôn chăm sóc cho đàn chiên và an ủi đàn chiên giống như một người mẹ đang ôm đứa con đau ốm ngồi trên đùi. Lời của Thiên Chúa lôi kéo chúng ta ra khỏi nơi lưu đày, thoát khỏi quá khứ đau thương và đổ vỡ để đên một tương lai mới, về lại quê hương.

Thiên Chúa đã nói với dân Israel là mọi tội lỗi của họ đã được tha, khoản nợ của họ đã được xóa đi và một con đường rộng mở để đưa họ về quê hương. Đó là Tin Mừng thánh Máccô mạc khải trong Phúc âm về Chúa Giêsu. Đấng sẽ lau sạch dân Ngài với phép Rữa trong Chúa Thánh Thần, Đó chẳng phải là tin tốt sao? Chúng ta có thể tạm dừng lại đây một chút để lời loan báo đó thấm vào trong thâm tâm chúng ta trong khi chúng ta chào đón và lãnh nhận lời hứa của Mùa Vọng về cuộc sống mới.

Thánh Máccô giới thiệu Phúc âm của ông bằng cách xem lại lời tiên tri của ngôn sứ Isaia. Tác giả Phúc âm đưa chúng ta trở lại sa mạc và chuẩn bị cho chúng ta nghe lời hứa của ngôn sứ Isaia được thực hiện. Các người bị lưu đày sẽ được trở về quê hương và thánh Gioan Tẩy Giả đang dọn đường cho họ, loan báo Đấng quyền năng hơn ông, vì Đấng đó sẽ đến với năng quyền của Chúa Thánh Thần. Tác giả Phúc âm hướng chúng ta đến Chúa Giêsu như là Đấng sẽ đáp ứng mọi hy vọng của dân chúng đã được thức tỉnh với lời loan báo của ngôn sứ.

Thánh Gioan Tẩy Giả rao giảng trong ánh sáng và sự hoang vắng của sa mạc, một nơi tốt để nghe một thông điệp mà không bị phân tâm và là một dịp để suy ngẫm về đời sống của chúng ta. Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi chúng ta nên ăn năn sám hối, nên tự xét lại đời sống của chúng ta. Vừa rồi có người nói "Cơn đại dịch Covid này làm cho tôi có thì giờ rãnh và đã cho tôi có cơ hội để suy ngẫm. Nó khiến cho tôi nhận ra rằng tôi đã bỏ phí biết bao nhiêu dịp để bày tỏ sự biết ơn. Không chỉ những điều tôi có, nhưng ngay cả những mối liên hệ với gia đình và bạn bè. Tôi rất tiếc tôi không diễn tả được hết những tâm tình này. Bây giờ tôi sẽ cố gắng gọi đến mỗi người, nhất là những người đau ốm, lớn tuổi sống cô đơn. Tôi cũng để ý thấy có rất nhiều người thất nghiệp, mà tôi thì vẫn đủ sống. Tôi đã cố gắng chia sẻ quần áo và lương thực với họ, đang cần được giúp đở. Tôi cũng có dịp đứng trong khoản cách an toàn, mang khẩu trang để nói chuyện với họ, và biết được những cố gắng phấn đấu đầy dũng cảm của họ. Nói một cách khác, ở một khía cạnh nào đó, cơn đại dịch Covid là một phúc lành lạ thường".

Những suy tư của từng người khiến chúng ta nhớ đến những nét khác lạ trong thời buổi này. Trong lúc Mùa Vọng mời gọi chúng ta chờ đợi với sự háo hức mong đợi sự xuất hiện của Chúa Kitô, thì cũng có một sự chờ đợi khác đang tỏ ra. Đó là chính Đấng mà chúng ta đang chờ đợi cũng đang chờ chúng ta. Bởi vì qua chính chúng ta, Chúa Kitô sẽ bước vào thế giới hôm nay. Theo lời ngôn sứ Isaia, chúng ta là người cần được an ủi. Nhưng, chúng ta được mời gọi bởi Đấng chúng ta mong đợi để an ủi người khác. Đấng đó đang chờ đợi chúng ta thực hiện điều đó bằng ơn của Chúa Thánh Thấn để chúng ta có thể làm được.

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP

2nd ADVENT (B)
Isaiah 40: 1-5, 9-11; Psalm 85; 2 Peter 3: 8-14; Mark 1: 1-8

At a recent Zoom retreat the retreatants were sharing how much the pandemic has altered their lives. It is a long list each of us could add to: working at home; loss of up-close contact with children and grandchildren; fear of going to the local supermarket; Zoom family gatherings; isolation and depression and of course 250,000 deaths. Well, you know all this and much more. The present is glum, who knows when we will get back to some semblance of our old lives?

In the light of our current exile and afflictions we turn a hopeful and yearning ear to the prophet Isaiah. How can we not be drawn to a reading, a favorite of many, that opens, "Comfort, give comfort to my people says your God."? Does it remind you of when you were a child and fell, scraping your knees and your mother scooped you up, sat you on her lap, soothing you saying, "There, there, don’t cry, everything is going to be all right."? Aren’t those the words we long to hear now when the whole human body is wounded, grieving and afraid?

Advent is described as a season of waiting. But it is not just like waiting for a package from Amazon to arrive, is it? Waiting these days is harder than usual, stirred by pain and the knowledge that we cannot get the relief we yearn for by ourselves. The pain is too universal, not resolved by mere human effort.

In the northern hemisphere we are approaching the darkest time of the year. Shorter daylight, longer darkness, causing various degrees of seasonal sadness. Many, the widowed, divorced and those without ready access to families, find these days even more difficult than most of us. Struggling with pandemic-induced separations, many are enduring psychological and spiritual darkness more intensely than during previous Advents. While some may turn to chemical means for relief, we know the yearning and hungers we feel require a deeper healing. We turn to Scriptures and place our faith in the promise they voice to us about our nurturing God who is coming to comfort us. Hurry up God! Come soon, where you!?

The pattern for the Advent Sundays during the three-year liturgical cycle is the same each year. The first Sunday’s theme – Christ will come again. The second and third Sunday’s – Christ comes today. The fourth Sunday’s: Christ has come. All the Advent texts are quite clear that only God can complete the work of blessings on our world. The passages guide us how to live in these in-between times before God brings a new age into being. Today Isaiah beckons us to trust and hope in a future God is preparing for us. He reminds us that, though we have sinned, our "guilt is expiated." God has a destiny for us: to release us from whatever holds us in bondage now.

When we forget, or ignore God we too, like the Israelites, go into an exile from which we can’t easily extricate ourselves. Which is what happened to the them. They were taken into Babylonian captivity because they were not faithful to their covenant with God. They had sinned, but now God has forgiven them. Which means, God will return them to their homeland where, once again, they will be God’s people. The roads are to be prepared for a swift and unobstructed return by God. God’s coming will be obvious to all nations: "Then the glory of the Lord will be revealed…." The prophet is sent out to announce the good news that the devastated Jerusalem (Zion) will be restored and will, in turn, announce the good news to the other cities of Judah.

What’s the good news? God is coming on the King’s highway with the exiles who had been taken into bondage in Babylon. God’s instrument to free the exiles was Cyrus, the Persian conqueror who defeated their Babylonian masters and let the exiles return to their homeland. They will return and God will be their shepherd. God, who used a mighty arm to free them, will be their tender shepherd to restore them. There are times when we are trapped in one bondage or another and need God’s mighty arm to bring us out. But then, wounded by our past wanderings, we need our tender shepherd God to guide us on the path of renewal and well-being.

Certainly this past year has revealed how fragile and divisive we are. We humans long for personal and societal healing, which we cannot accomplish on our own. But God has spoken and has life for us. Can God do that? Is God willing to save us? Isaiah provides a definitive answer – Yes! "Here comes with the power, the Lord God who rules by his strong arm." And more... We can have new life, a growth into a new future, because our gentle shepherd God cares for the sheep and gives us comfort, like that mother with her bruised child on her lap. God’s Word draws us exiles from our hurts and broken past to a new future, to a homecoming.

God has told Israel that all her sins are forgiven, her debt canceled and a way is open for her to go home. That’s the good news Mark will reveal in his gospel about Jesus, who will cleanse the people by a baptism of the Holy Spirit. Isn’t that good news? We can pause and let that proclamation settle in us as we anticipate and receive the new life Advent promises.

Mark introduces his gospel by revisiting Isaiah’s prophecy. The evangelist returns us to the desert and prepares us to hear the fulfillment of Isaiah’s promise. Exiles are going to be brought home and John the Baptist is preparing the road for them, announcing the One who is more powerful than himself, because he comes with the presence and power of the Holy Spirit. The evangelist is pointing us to Jesus who will fulfill all the hopes of the people that were stirred by the words of the prophets.

John preached in the clear light and emptiness of the desert, a good place to hear a message, free of distractions and a chance to reflect on our lives. He calls us to repentance, to rethink our way of life. Someone said recently, "This pandemic and the free time it has forced on me, have given me an opportunity for reflection. It makes me realize how much I have taken for granted. Not just the things I own, but my relationships with family and friends. I am sorry I didn’t express my love and gratitude for them enough. Now I make a point of calling different people each day, especially the sick and elderly who live alone. I have also realized, with so many people out of work, that I have more than enough. I have tried to share my clothes and food with the needy. I have also had a chance to talk with him – at a safe distance and masked – and learn about their personal struggles and I have come to admire their fortitude. In some ways this pandemic has been a strange blessing."

What that person realized reminds us of something else about this time. While Advents calls us to wait with eager expectation for the coming of Christ, there is a another waiting. The paradox is that the One for whom we are waiting is waiting for us, because it is in and through us that Christ enters our world today. In terms of Isaiah: we are the ones who need comfort. But we are called by the One we are expecting to give comfort to others. He waits on us to do that and empowers us with His Spirit so we can.