Các giải Oscar của Nền Văn Hóa Sự Chết

Một “mối thù truyền kiếp đối với những người bị tàn tật” (disability vendetta) đang ngự trị Hollywood

HOLLYWOOD, California (Zenit.org).- Lễ trao giải thưởng Academy vừa qua cho thấy sự huy hoàng của hai cuốn phim cổ võ cho quan điểm về trợ tử (euthanasia). Cuốn phim “Cô Bé Trị Giá Triệu Đô La” (Million Dollar Baby), là một câu chuyện kể về một nữ võ sĩ chơi quyền anh bị thương nặng qua một cuộc đọ sức, đã thắng 4 giải Oscar hàng đầu, bao gồm luôn cả giải thưởng cho vị đạo diễn hay nhất là Clint Eastwood. Nữ diễn viên Hilary Swank đạt giải nữ tài tử xuất xắc nhất khi thủ vai Maggie Fitzgerald, người đã kết cục sự nghiệp chơi quyền anh của Cô bởi một chấn thương ở xương sống. Lời khẩn cầu của Cô hòng thoát khỏi sự chịu đựng đau đớn, đã được hoàn toàn chấp thuận.

Còn giải thưởng Oscar dành cho cuốn phim nước ngoài hay nhất rơi vào tay của cuốn phim “Nội Tố” (The Sea Inside), kể về một trường hợp có thật của Ramón Sampedro (thuộc nước Tây Ban Nha), người vốn bị liệt cả tay chân (quadriplegic) sau một tai nạn lái xe hơi. Lời khẩn cầu được kết liễu cuộc đời của Ông trong sự nhẹ nhàng, êm ái đã bị từ chối sau rất nhiều vụ kiện tụng pháp lý, nhưng rồi chính Ông đã tự kết liễu cuộc đời mình bằng cách uống một dung dịch hóa học hỗn hợp.

Giải thưởng thuộc về những cuốn phim chú tâm vào hoàn cảnh của những người bị thương trầm trọng hay bị tê liệt, tàn phế, với rất nhiều lời chỉ trích, phản đối mà những ấn bản điện ảnh của Hollywood cố tình tránh lờ và cường điệu hóa lên, thì đó là điều hết sức nguy hiểm và xem thường phẩm giá con người.

Tờ báo Điện Tín của Anh Quốc vào ngày 23 tháng 1 vừa qua đã tường thuật rằng Hội Chấn Thương Cột Sống Quốc Gia, là một trong những tổ chức có vị thế nhất của Hoa Kỳ đại diện những người tàn tật (disabled people), đã lên tiếng tố cáo Clint Eastwood về một “mối thù truyền kiếp đối với những người bị tàn tật.” Hội mô tả đoạn kết của cuốn phim “Cô Bé Trị Giá Triệu Đô La” như là một cách “tử hình đầy sáng tạo về cuộc sống của những người bị chấn thương tủy sống.” Những người phản đối ở Chicago thuộc nhóm gọi là “Vẫn Chưa Chết” (Not Dead Yet) đã lên tiếng tố cáo cuốn phim “cổ võ việc giết chết đi những người tàn tật như là một giải pháp duy nhất đối với vấn nạn về tàn tật tại quốc gia này.”

Matthew Eppinette, thuộc Trung Tâm Sinh Học Đạo Đức và Phẩm Giá Con Người (Center for Bioethics and Human Dignity), đã chỉ ra trong phần bình luận được xuất bản vào ngày 28 tháng 2 vừa qua của tổ chức này rằng: “Cuốn phim đã phát họa ra hình ảnh của con người giống thể như là họ chính là các con vật vậy, vì chỉ có con vật mới đáng để mà chịu đựng mà thôi. Trong khi đó, việc trợ tử, tự tử hay giúp trợ tử là hoàn toàn sai trái vì lẽ chúng có chủ tâm là chấm dứt đi mạng sống của con người, một cuộc sống vốn dĩ giống với hình ảnh của Thiên Chúa. Hơn nữa, việc bị liệt cả tay chân, không có nghĩa là ngăn cản chúng ta khỏi việc có một mối quan hệ sâu sắc hơn với chính Thiên Chúa. Dĩ nhiên là những người trong hoàn cảnh này phải chịu đau khổ rất lớn, và nặng nề, nhưng lấy ví dụ như cựu nam tài tử Christopher Reeve, là một bằng chứng quá rõ ràng, đã chứng tỏ cho thấy rằng, thậm chí ngay cả với những người bị toàn thân bất toại, thì cuộc sống của họ vẫn sống động và dồi dào không kém, nếu như họ nhận được sự chăm sóc và hổ trợ đúng mực.”

Những Bằng Chứng Đời Thường

Thật ra, rất nhiều người trong hoàn cảnh này đã đưa ra những lời chứng thực khẳng định cho ý chí của họ là muốn sống, chứ không phải muốn chết. Daniel Timmons, đã viết trong tờ Bưu Điện Quốc Gia (National Post) của Gia Nã Đại vào ngày 8 tháng 10 vừa qua, mô tả việc anh không còn dùng đến hai tay và cả hai chân nữa. Anh đã gặp phải biến chứng teo cơ tủy mà y học gọi là Amyotrophic Lateral Sclerosis (hay ALS), hoặc bệnh của Lou Gehrig. Anh cho biết: “Hằng ngày không những anh gặp phải khó khăn về thể lý mà còn cả về một sự đày đọa về tâm lý học nữa. Từ cảm nghiệm của riêng tôi, thì đó quả đúng là một thách đố lớn để có thể nhìn nhận ra được mục đích sống để làm gì khi mà toàn thân bị tê liệt quá nhanh và nỗi sợ hãi cứ mỗi ngày lấn chiếm tâm trí tôi. Dẫu vậy, nhưng tôi không bao giờ muốn tự tử.”

Phẩm giá của chúng ta không phụ thuộc vào nổi đau, và Anh kể tiếp: “Nếu sự chịu đựng của con người ngăn cản họ không nhìn thấy được giá trị của sự sống, thì họ đáng nhận được lòng xót thương của chúng ta. Nhưng đừng có ai lại chủ tâm hành động để giết chết họ.”

Một bệnh nhân khác cũng bị hội chứng ALS tương tự, là Anh Jules Lodish, như đã được mô tả trong tờ báo New York Times vào ngày 7 tháng 11 năm qua. Các nhà báo đến thăm Anh ở thành phố Bethesda thuộc tiểu bang Maryland, là nơi mà Anh đã sống tại đó với căn bệnh này trong suốt 10 năm qua. Giờ đây, cứ mỗi một tế bào trong thân thể của Anh càng ngày càng bị tê liệt đi và Anh đánh vào máy điện toán bằng cách kéo các cơ thịt ở má của Anh. Được hỏi về cảm nghiệm của riêng Anh về đời sống hiện tại, Anh Lodish trả lời: “Tôi vẫn hướng về cuộc sống của tôi mỗi ngày.”

Linda Ganzini, giáo sư về tâm thần học tại trường Đại Học Y Tế và Khoa Học ở thành phố Portland, đã nói với tờ New York Times rằng: “Rất nhiều bệnh nhân có niềm tin tưởng sâu sắc vào tôn giáo đã giúp họ vượt qua những nổi đau khổ hiện tại, và rằng họ có thể kiếm tìm niềm hy vọng trong tương lai, tìm ra được ý nghĩa và biết chấp nhận những mất mát hằng ngày mà họ đang phải trải qua.”

Những Cuộc Sống Bị Cho Là Không Đáng Sống

Từ Luân Đôn, Cô Jane Campbell, ủy viên của Hội về Quyền Của Những Người Bị Tàn Tật, đã nói về sự cảm nghiệm của Cô về bệnh teo cơ. Viết trong nhật báo Times vào ngày 2 tháng 12 năm qua, Cô giải thích về những gì đã xảy ra vào tháng 1/2004 vừa qua khi Cô được nhập viện với chứng viêm phổi cấp tính. Vị bác sĩ điều trị cho Cô nói rằng nếu Cô bị hỏng đường hô hấp, thì theo Ông ta, Cô không cần phải được làm hồi tỉnh lại bằng máy thông hơi. Thế nhưng Cô đã đáp lại rằng: “Dĩ nhiên, tôi cần phải được trợ giúp bằng máy thông hơi.” Hoàn cảnh đó được lặp lại vào ngay ngày hôm sau với một chuyên gia khác, và Campbell sợ cho sự sống của Cô. Sợ rằng các vị bác sĩ sẽ để cho Cô chết đi, Cô đã từ chối ngủ trong vòng 48 tiếng sau đó.

Cô giải thích thêm qua bài viết: “Sự cố này, và những trường hợp tương tự đã thu hút sự chú tâm của Hội về Quyền Của Những Người Bị Tàn Tật, phản ánh nhìn nhận của xã hội rằng những người như chính tôi là không đáng sống, và cái chết có lẽ là giải pháp tốt nhất, hơn là phải sống trong sự tàn phế trầm trọng.”

Cô cũng còn ghi nhận rằng việc định nghĩa thế nào là những bệnh nhân sắp chết thì không dễ dàng gì. Hơn ¼ các bác sĩ có quyền kết liễu cuộc sống của các bệnh nhân ở tiểu bang Oregon nói rằng họ không mấy tin chắc vào việc họ có thể đưa ra một chuẩn đoán chính xác trong khoảng thời gian là 6 tháng.

Một bằng chứng khác mới đây đến từ Tây Ban Nha, là nơi mà vô địch về Olympics của người tàn tật là José Javier Curto, đã mô tả trong tờ báo La Razón rằng sau 11 năm sống trên chiếc xe lăn, vì căn bệnh về cơ bắp, Anh hoàn toàn chống lại việc trợ tử.

Anh nói: “Cuộc sống của chúng ta tùy thuộc vào Thiên Chúa, cho dẫu có phải chịu đựng sự đau đớn hay không.” Hơn nữa, Anh cũng khẳng định trường hợp của Ramón Sampedro, người bị tê liệt toàn thân, nhưng vẫn sống và từ chối việc trợ tử.

Một trường hợp khác đến từ Anh Quốc đó là trường hợp của Baroness Chapman ở thành phố Leeds, được viết trong tờ Điện Tín (Telegraph) vào ngày 6 tháng 2 vừa qua. Baroness Chapman giữ một ghế trong Hạ Viện Anh Quốc, là nơi mà Dự Luật về Khả Năng Tâm Thần (Mental Capacity Bill) của Chính Phủ Anh Quốc lúc đó đang được bàn cãi. Dự luật, như đã được tranh luận, giúp mở cánh cửa cho việc trợ tử. Cô được sinh ra với bệnh xương dễ vỡ (brittle bone disease), và các bác sĩ cho rằng Cô sẽ không giao tiếp được và chức năng tâm thần hoàn toàn bị bại liệt. Cô ngồi trong Hạ Viện vào tháng 10 vừa qua, và đã lên tiếng tố cáo về Dự Luật trên bằng chính giọng nói của Cô. Cô nói: “Nếu 43 năm trước đây khi mà dự luật này được thông qua, thì chắc có lẽ tôi sẽ không có mặt tại đây.”

Vài tháng sau khi Cô được sinh ra vào năm 1961, Cô nói các vị bác sĩ gởi Cô về nhà, vì nói rằng họ không thể làm được gì hơn cho Cô. Cô nói: “Họ gởi tôi về nhà để tôi chết, và giờ đây tôi vẫn chưa chết.” Được sinh ra với 50 mãnh vở trong xương, Cô đã phải chịu đau khổ với tổng cộng là 600 mãnh vở của xương, và với chiều cao chỉ có 2 feet 9 inches, Cô đã khắc phục với biết bao trở ngại trầm trọng. Thế nhưng, Cô nói: “Tôi nghĩ cho dẫu trong bất cứ trường hợp nào đi nữa, hãy nên cho người ta một cơ hội để sống.”

Lòng Trắc Ẩn Thật Sự

Trong bài diễn văn vào ngày 12 tháng 11 năm qua, Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị đã tóm lược các nguyên tắc về đạo đức có liên quan đến việc chữa trị y học. Ngài nói với các tham dự viên trong Hội Nghị Quốc Tế của Hội Đồng Giáo Hoàng đặc trách về chăm lo cho các nhân viên y tế rằng: “Y học phải luôn phục vụ cho sự sống.”

Ngài nói tiếp: “Và khi liệu pháp chữa trị không thể khắc phục những căn bệnh trầm trọng, thì khi đó mới tính tới mọi nổ lực nhằm làm giảm sự đau đớn. Trong bất kỳ trường hợp nào, điều quan trọng cần nhớ rằng: “phẩm giá không thể thay đổi được của mỗi một con người, ngay cả trong những điều kiện nguy hiểm nhất của những bệnh nhân sắp chết.””

Trợ tử có thể được khuyến khích qua việc biểu lộ tình cảm của lòng trắc ẩn, hay qua một ý tưởng sai lầm nhằm gìn giữ phẩm giá con người, nhưng thay vì làm giảm sự đớn đau, thì nó lại giúp loại bỏ đi mạng sống của con người, như Đức Cố Giáo Hoàng đã chỉ ra. Đó là lý do tại sao mà bài học tại Hollywood rất cần để cho chúng ta cùng suy gẫm.