1. Luật Dẫn Độ đã tạm dừng, 16 & 17.6 vẫn biểu tình mỗi ngày hơn 1 triệu Dân!

Hong Kong là thuộc địa của Anh, được trả lại cho Hoa Lục năm 1997 theo thỏa thuận "1 quốc gia, 2 chế độ" kéo dài 50 năm, để đảm bảo 1 mức độ tự trị nhất định.

Dự Luật Dẫn Độ này được đề xuất sau khi xảy ra 1 vụ án, 1 người đàn ông bị cáo buộc giết bạn gái ở Đài Loan, nhưng không thể bị dẫn độ. Do đó Dự Luật này cho phép dẫn độ tội phạm theo yêu cầu của các nhà chức trách Hoa Lục, Đài Loan, Ma Cao, sẽ được quyết định dựa trên từng trường hợp cụ thể bởi tòa án Hong Kong. Các quan chức thấy Dự Luật này cần, để tránh Hong Kong thành nơi trú ẩn cho tội phạm.

Nhưng Dân thấy Luật này sẽ bị lợi dụng, nhắm vào các đối thủ chính trị của Hoa Lục, dọn đường để Hoa Lục xét xử Dân Hong Kong bằng hệ thống tư pháp độc tài, sử dụng tra tấn, giam giữ & buộc tội tùy tiện & làm nền độc lập tư pháp của Hong Kong thêm xói mòn.

Vì thế, hàng vạn Dân Hong Kong đã biểu tình phản đối từ 2.6, cao điểm 9, 12, 16, 17.6 mỗi ngày đều hơn 1 triệu Dân biểu tình. Căng thẳng sôi sục, chỉ riêng 9 & 12.6, 12 cảnh sát và 60 người biểu tình đã bị thương, 34 người đã bị bắt, gồm 4 người biểu tình bị bắt từ bệnh viện, 1 điều hành viên trên Internet bị bắt tại nhà. Cảnh sát đã dùng hơi cay, đạn cao su, bạo lực.

Kết quả, ngày 12.6 Quốc hội Hong Kong tuyên bố hoãn cuộc họp về Dự thảo Luật Dẫn Độ & ngày 15.6, Đặc khu trưởng Lâm Trịnh Nguyệt Nga Carrie Lam tuyên bố: “Chính phủ Hong Kong tạm dừng Dự Luật cho dẫn độ sang Hoa Lục”. "Dự Luật đã gây ra nhiều chia rẽ xã hội". Bà nói bà đã nghe thấy những lời kêu gọi chính phủ "tạm dừng và hãy suy nghĩ".

Helier Cheung, BBC News, Hong Kong: "Đây là sự quay ngược 180 độ, từ 1 vị lãnh đạo cứng rắn, chấp nhận mất lòng dân, nay đã hứa "lắng nghe các quan điểm khác nhau".

Nhưng 16, 17.6 Dân vẫn biểu tình mỗi ngày hơn 1 triệu người, đòi hủy bỏ vĩnh viễn Luật Dẫn Độ, đòi bà Carrie Lam phải từ chức, đòi cảnh sát phải xin lỗi Dân. Trong khi Bắc Kinh đặc biệt quan tâm đến Dự Luật này, Dân Hong Kong càng tránh khỏi rơi vào bẫy của Bắc Kinh.

2. Hong Kong biểu tình hiệu quả cao, với chiến thuật mới: Không có lãnh đạo.

Cuộc biểu tình ở Hong Kong bùng phát từ hôm 2.6, phản đối Dự Luật Dẫn Độ, từ vài trăm ngàn đến cả triệu Dân tham gia 12, 16, 17.6. Khác phong trào Dù Vàng 2014, biểu tình lớn nhất Hong Kong hơn 20 năm qua, phản đối Dự Luật Dẫn Độ có thay đổi chiến thuật lớn: Không tập trung & không người lãnh đạo. Los Angeles Times được giải thích:

Chiến thuật này khiến chính quyền lúng túng đối phó với Phong trào, vì không tìm ra Đầu của Phong trào để chặt. Phong trào Dù Vàng, diễn ra cuối năm 2014, đòi quyền tự do bầu cử người lãnh đạo Hong Kong, cuối cùng đã thất bại, không đạt được gì từ chính quyền. Những người biểu tình đã áp dụng chiến thuật “chiếm giữ” các khu trung tâm như Đồng La Loan, Vượng Giác & Kim Chung hơn 2 tháng. Các Nhân sự dẫn dắt đám đông chiếm giữ khu trung tâm thành phố bị bắt & bị buộc đi lưu vong. Dù Vàng thất bại. Anh Baggio Leung, 32 tuổi, người tập hợp Youngspiration, nhóm hoạt động thành lập sau Phong trào Dù Vàng, nói: “Đây là 1 mô hình biểu tình mới ở Hong Kong, cố tình không tập trung, tự tổ chức, dù không ai lãnh đạo, có vẻ tổ chức tốt và có kỷ luật, nhưng không thể tìm thấy ai quản lý”.

Nhiều nhóm đang tham dự biểu tình của Dân. Các công đoàn, các hội sinh viên, các tổ chức Tôn giáo, các nhóm hoạt động dân chủ như Demosisto đều kêu gọi các thành viên biểu tình.

Sáng 14.6, nhóm Demosisto tràn ngập 1 nhà ga metro giờ cao điểm. 7 Bạn kêu gọi các nhân viên văn phòng tham dự 1 cuộc tập hợp chống Dự Luật Dẫn Độ được lên kế hoạch cho CN 16.6. Nhưng Demosisto chỉ là 1 trong nhiều nhóm tham gia biểu tình. Không có nhóm nào giành quyền lãnh đạo. Anh Nathan Law, 25 tuổi, chủ tịch sáng lập Demosisto, nói: “Chúng tôi chỉ là những người tham dự. Phong trào hoàn toàn tự trị & không có lãnh đạo”.

3. Tổ chức giỏi & tập luyện quen.

Anh Baggio Leung nói: “Các hoạt động hậu cần của biểu tình, vận chuyển đồ dùng, trạm cứu thương, liên lạc nhanh trong đám đông… đều có sẵn, sau nhiều năm diễn tập. Như 1 máy trí tuệ nhân tạo tự học, tự hoạt động & tự xuống đường biểu tình dựa trên kinh nghiệm”.

Ai cần gì, ngước lên, hô lớn & làm hiệu. Nhiều người khác sẽ cùng hô & cần nón bảo hiểm: vỗ tay vào đầu, cần kính bảo vệ: nắm tay đưa lên mắt, cần dù: đưa tay che đầu, cần màng bọc chống hơi cay: xoay vòng 2 cánh tay, cần cấp cứu nhập viện: nắm 2 tay như khiêng cáng......

Từ Hong Kong, nhà báo Alice Su của tờ Los Angeles Times mô tả cuộc biểu tình 12.6: 1 đám đông biểu tình đeo mặt nạ cố chạy, hơi cay đang bao trùm phía sau họ. Bỗng có tiếng hô: “Ống hít!”. Mọi người đồng thanh hô vang: “Ống hít! Ống hít!”. Trong 20 giây, 2 phụ nữ trẻ chạy lên trước, chuyển các ống hít trợ thở lên. Thanh niên ở xa la lớn “Được rồi!”. Những người biểu tình quay người tiếp tục chạy, trong khi các đám khói cay tỏa lan phía sau lưng họ.

4. Thảo luận trên mạng Internet.

Los Angeles Times dẫn lời anh Law, đa số người biểu tình không tham gia với tư cách là thành viên của các Tổ chức, nhưng biết thông tin về các hoạt động thông qua các mạng xã hội.

Anh Law nói: “Mọi người nhận thông tin từ các mạng xã hội, các diễn đàn trực tuyến và các kênh Internet, tự quyết định mình sẽ làm gì. Mọi người bàn bạc ủng hộ hay chống đối các ý tưởng trên Internet, ý tưởng nào được ủng hộ nhất, mọi người sẽ hành động theo”.

1 diễn đàn đông người tham gia là LIHKG, phiên bản Reddit của Hong Kong, các người ẩn danh đưa các ý tưởng biểu tình: chặn các trạm xe điện ngầm, tập hợp thắp nến, ra ngoại ô, làm các trò nhại chống Luật Dẫn Độ, đề cao các giá trị bảo thủ để lôi kéo người lớn tuổi.

Philip Leung, 1 sinh viên tích cực tham gia diễn đàn LIHKG & các diễn đàn khác, nói: “Người A đưa ra 1 ý tưởng, người B nói ý khác. Không biết người A, người B là ai, cũng không sao. Chúng tôi bày tỏ các ý tưởng tự do thay vì tôn sùng 1 ai đó, trọng tâm duy nhất kết nối tất cả những người biểu tình là phản đối Dự Luật Dẫn Độ, không có bất kỳ ai hoặc tổ chức nào bảo chúng tôi phải làm gì”.

Sự đàn áp của cảnh sát đã đẩy giới trẻ phi tập trung hóa hơn. Họ chia nhỏ các nhóm trao đổi lớn trên Telegram thành các nhóm nhỏ hơn. Giới trẻ Hong Kong đã huy động trên hàng chục trang Instagram, các nhóm trò chuyện theo kiểu đã quen nhưng lôi kéo thêm người tham gia.

5. Lợi ích & nguy cơ tự vệ yếu khi thiếu người lãnh đạo.

* Chính quyền sẽ khó kiểm soát Phong trào phi tập trung hóa hơn. Cảnh sát có thể bắt giữ cá nhân, nhưng không có ai chủ chốt để bắt.

Từ biểu tình ngày 2, 9, 12, 16, 17.6.2019, 72 người phải nằm bệnh viện gồm 60 Dân & 12 cảnh sát, cảnh sát đã bắt giữ 34 người, gồm 4 người biểu tình bị bắt từ bệnh viện vì bị cáo buộc gây bạo loạn & 1 điều hành viên 1 nhóm “chat” trên Telegram từ nhà riêng của anh.

* Việc thiếu lãnh đạo có thể nguy hiểm. Cuối ngày 12.6, căng thẳng dâng cao, hơn 1.000 thanh niên biểu tình ở trên đường dựng rào cản dã chiến chặn cảnh sát, anh Philip Leung diễn đàn LIHKG lo lắng không có cách nào giảm căng thẳng. Anh nói: “Nếu cảnh sát nổ súng, tất cả mọi người sẽ nguy. Họ không có vũ khí. Cần người lãnh đạo kêu gọi rút lui khi cảnh sát đem súng đạn đến, như ở Thiên An Môn. Nếu tôi có 1 vị trí nào đó, tôi có thể kêu gọi họ về nhà. Nhưng tôi không phải là người kêu gọi họ xuống đường, nên họ có thể không nghe lời tôi”.

Vì thế, cần có lãnh đạo ẩn danh khi cần tập thể trật tự ôn hòa & rút lui êm nhẹ.

6. Các Bà Mẹ xuống đường.

Có dấu hiệu người lớn tuổi cũng tham gia. Hôm 13.6, hơn 44.000 Mẹ Hong Kong đã ký 1 thư ngỏ gay gắt gửi bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga, Trưởng Đặc khu, sau khi bà Lâm nói trên truyền hình rằng lắng nghe người biểu tình chỉ như 1 người mẹ ‘nuông chiều’ đứa con hư.

Thư ngỏ viết: “Chúng tôi là những người Mẹ ở Hong Kong, chúng tôi chắc chắn không dùng hơi cay, đạn cao su gây sát thương con cái chúng tôi, chúng tôi không thể đứng trơ ra, nếu chúng tôi thấy các cô cậu thanh niên mặt đầy máu, sau khi bị cảnh sát đánh bằng dùi cui”.

Hôm 14.6, “Cuộc Tập Hợp Các Bà Mẹ” ở 1 công viên, hàng trăm Bà Mẹ can đảm, chống Dự Luật Dẫn Độ & bạo lực của cảnh sát, giương cao biểu ngữ: “Đừng bắn vào con chúng tôi.”

Susanne Choi, 1 người tổ chức cuộc biểu tình, nói: “Bạo lực đến từ sự cố ý và kiên quyết của chính quyền Hong Kong muốn trở thành kẻ thù của nhân dân. Chúng tôi tập hợp ở đây để gửi đến các bạn trẻ tín hiệu rằng, họ không đơn độc. Chúng tôi đứng sát ngay sau họ.”

1 trong các diễn giả nói: “Quý vị phụ nữ, hãy xuống đường. Hãy xem cảnh sát đánh đập phụ nữ thế nào. Hãy xuống đường Chúa Nhật! Hãy xuống đường Thứ Hai! Hãy xuống đường Thứ Ba! Hãy xuống đường mỗi ngày!”

7. Suốt 30 năm 1989-2019 thế giới đã sai lầm to về Tầu Cộng.

Vụ đàn áp đẫm máu các sinh viên biểu tình ôn hòa tại Thiên An Môn từ sáng 4.6.1989 phải luôn là ngọn đuốc soi vào thế giới hôm nay, mở ra 1 trang sử mới cho thế kỷ XXI. Lẽ ra tội ác giết man rợ hơn 10.000 Dân vô tội đã quá đủ, để trục xuất Tầu ra khỏi LHQ từ 1989 rồi!

Về Tàu Cộng, thế giới phạm 2 sai lầm rất lớn & 2 điều rất đáng tiếc:

1/- Đã không phân tích chính xác mô hình rất đặc trưng của Bắc Kinh: vừa phát triển kinh tế dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng Sản rất độc tài, duy trì thế mạnh chính trị, vừa châm thêm lửa cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan & bóp nghẹt tự do. Chính vì sai lầm này, Quốc tế đã cho Bắc Kinh gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO. Phương Tây bỏ lờ việc Tàu Cộng không lột xác theo mô hình dân chủ - nhân quyền, trái lại, nhờ có sức mạnh kinh tế, Bắc Kinh càng trơ lì hơn, hiện nguyên hình là 1 chế độ độc tài toàn trị. Tàu Cộng đã thách thức Âu Mỹ & cả thế giới, không che dấu tham vọng thay Mỹ thống lĩnh toàn cầu từ năm 2050.

2/- Đã "đánh giá chưa đúng vị trí của Châu Á trong toàn cảnh thế giới". Trong khi Châu Á chiếm 50% dân số địa cầu, là nơi tạo ra 40% GDP toàn cầu, là 1 trong những chiếc nôi quan trọng của công nghệ mới, là nơi phát sinh các Tôn Giáo lớn & Văn Hóa sâu của Nhân Loại.