(Vatican News) ĐGH Phanxicô đã nói với các tù nhân hiện diện trong Thánh Lễ Tiệc Ly tại nhà tù Regina Coeli rằng Chúa Giê-su đã tự hiến mình để phục vụ tha nhân vì quá yêu con người , đã rửa chân cho các môn đệ của Ngài như lời tường thuật trong bài Tin Mừng theo Thánh Gioan.

Chúa Giê-su làm công việc của một người nô lệ.

ĐGH giải thích rằng đây là công việc bổn phận của một người nô lệ. Người lữ hành bước vào nhà với đôi chân vướng đầy bụi đường, thế là người nô lệ có bổn phận “ phục vụ” bằng cách lấy nước mà rửa đôi chân ấy cho người chủ. “Chúa Giê-su muốn làm công việc phục vụ này để làm gương cho chúng ta về cách chúng ta phải phục vụ nhau.”

Người cầm quyền là người phải phục vụ.

ĐGH đưa ra đoạn văn kể về việc hai môn đệ “muốn trèo lên bậc thang chức quyền” và đã xin Chúa Giê-su ban cho họ những chức vị quan trọng nhất. Sau khi âu yếm nhìn họ như thường lệ, Đức Giê-su đã nói với họ rằng họ không biết họ đang xin gì. Rồi Ngài mô tả cho họ biết việc mà những người nắm giữ chức quyền làm là: “ra lệnh và bắt người khác phục vụ mình.” Hướng về thời gian trong quá khứ, ĐGH nói rằng có rất nhiều vua chúa và những kẻ tàn bạo bắt những người khác làm nô lệ cho mình. Nhưng Chúa Giê-su dạy rằng chúng ta không được làm như vậy. “Người cầm quyền phải là người phục vụ.” Chúa Giê-su đã lật ngược những thói quen văn hóa lịch sử hồi đó cũng như thời đại của chúng ta hiện nay. Giá mà những vua chúa và vương đế hồi xa xưa ấy hiểu được lời dạy của Chúa mà phục vụ nhân dân thay vì ra lệnh và giết chóc, thì “những cuộc chiến tranh điêu tàn có lẽ đã không bao giờ xảy ra.”

Chúa Giê-su phục vu trong tôi hôm nay.

Hướng về những người hiện diện, ĐGH Phanxicô nói với họ rằng Chúa nói những người bị xã hội loại bỏ là những người rất quan trọng. “Chúa Giê-su phục vụ chúng ta hôm nay, tại nhà tù Regina Coeli này.” Chúa đã tự hiến mình vì mỗi người chúng ta. Chúa Giê-su không biết làm thế nào để rửa tay của con người. Ngài biết làm thế nào để tự hiến tên của mình là Giê-su, chứ không phải tên tổng trấn Pontius Philatô. Khi đi theo những con chiên lạc, Chúa Giêsu chấp nhận nguy cơ có thể bị thương tích.

ĐGH thú nhận rằng “Cha cũng là một người tội lỗi như các con, nhưng cha đại diện cho Chúa Giê-su hôm nay.” Sau đó ngài mời những tù nhân suy nghĩ về sự kiện này khi ngài rửa chân cho họ, rằng “Chúa Giê-su đã liều mình với người này, một người tội lỗi, để đến với tôi và nói cho tôi biết là Ngài yêu tôi. Đây là sự phục vụ. Đây là Chúa Giê-su. Trước khi ban cho chúng ta chính thân mình và máu ngài, Chúa Giê-su đã tự hiến mình vì mỗi người chúng ta – tự hiến mình để phục vụ, vì Ngài yêu chúng ta vô ngần.”

Giuse Thẩm Nguyễn