Trung Quốc 'đáp lễ' công nhận một giám mục do Vatican bổ nhiệm
Ngày 10 tháng 11 tới đây, Giáo phận Trường Trị ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) sẽ có tân giám mục. Cha Phêrô Đinh Lệnh Bân (Ding Lingbin) sẽ được tấn phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở địa phương.
Giáo phận Trường Trị (Changzhi) với 3,5 triệu dân được thành lập vào năm 1946. Tuy nhiên, Giáo Hội đã hiện hữu ở đây từ năm 1830 và là một bộ phận của Hạt Đại diện Tông Tòa Sơn Tây (Shansi) thuộc quyền các nhà truyền giáo Dòng Phanxicô. Hiện nay, giáo phận có 51 linh mục, 22 chủng sinh phục vụ cho hơn 50.000 tín hữu.
Các linh mục và giáo dân đang tất bật cho việc chuẩn bị và cảm thấy như được vỡ òa vì địa điểm và thời gian của ngày lễ vừa được xác nhận cách đây một vài ngày, mặc dù việc bổ nhiệm Đức Cha Đinh Lệnh Bân đã được Vatican thực hiện ít nhất là hai năm trước đây.
Một số nhà bình luận giải thích rằng đây là một tín hiệu "bật đèn xanh" cho các thỏa thuận mà Bắc Kinh và Vatican vừa đạt được trong việc bổ nhiệm các giám mục, một kết quả đầu tiên của cuộc đối thoại Trung Quốc - Tòa Thánh.
Trên thực tế, vị giám mục tân cử này đã được Tòa Thánh bổ nhiệm, đang chờ đợi tình thế để được tấn phong và chính thức nhận giáo phận của ngài. Việc chậm trễ là do kỳ vọng có thêm sự chấp thuận của Bắc Kinh.
Điều tương tự như vậy có thể xảy ra là giám mục tương lai của Giáo phận Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), Đức Cha Giuse Đường Viễn Các (Tang Yuange). Ngài đã được Tòa Thánh bổ nhiệm cách đây khá lâu và cũng đang chờ đợi điều kiện tốt nhất để được tấn phong. Mặc dù một số cơ quan truyền thông ở Trung Quốc nói rằng lễ tấn phong của ngài sẽ diễn ra vào cuối năm nay nhưng thời gian và địa điểm vẫn chưa được xác nhận chính thức. Các nhà quan sát Giáo Hội tại Trung Quốc cho rằng việc trì hoãn này là sự thận trọng nhằm phòng tránh các giám mục bất hợp thức đang chịu vạ tuyệt thông có thể tham dự vào lễ tấn phong.
Từ khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô đã thường xuyên thể hiện sự tôn trọng của ngài đối với người dân Trung Quốc và đưa ra những sự cởi mở với Chủ tịch Tập Cận Bình. Cuộc đối thoại hiện nay giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh được nối lại sau gần một thập kỷ im lặng. Hiện tại, đoàn đàm phán của hai bên gặp gỡ với một chu kỳ nhất định (mỗi ba tháng) và họ chủ yếu làm việc về thỏa thuận trong chuyện bổ nhiệm các giám mục.
Trở về từ cuộc tông du Azerbaijan một vài tuần trước đây, trong khi bày tỏ sự lạc quan của tiến trình này, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng con đường thì dài và chậm, "Mọi chuyện cần phải thực hiện từ tốn... luôn phải đề xuất những phương án tốt nhất. Làm vội vã thì hiếm khi có kết quả tốt". Bất chấp nhận định thẳng thắn đó của Đức Phanxicô, giới truyền thông ở Ý, Trung Quốc và trên thế giới tiếp tục khai thác kỹ lưỡng từng bước đi này và nghe ngóng mọi tin đồn, rồi họ kết luận rằng "có một thỏa thuận sắp xảy ra".
Để khẳng định cho điều "sắp xảy ra" ấy, họ nhấn mạnh đến thực tế là vào cuối Tháng Mười năm nay sẽ có một cuộc họp của hai phái đoàn nhằm hoàn tất những chi tiết cuối cùng của bản thỏa thuận. Nhưng các nguồn tin thân cận ở Trung Quốc và Vatican đều phủ nhận cuộc họp này sẽ diễn ra trong Tháng Mười và cho rằng nó sẽ diễn ra vào một ngày sau thời điểm đó.
Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã không bình luận về tin tức kể trên, nhưng vào hôm 22 tháng 10 đã ban hành một thông cáo nói rằng từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 10 là "Cuộc họp lần thứ sáu của Nhóm công tác giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ diễn ra tại Vatican, để phát triển và đào sâu thêm mối quan hệ song phương giữa hai bên". Có vẻ như hai nhóm làm việc về hai vấn đề có phần ít nhiều nhạy cảm thì khó mà diễn ra trong cùng một ngày.
Một số người lạc quan thì lại cho rằng Vatican cố ý muốn tổ chức các nhóm làm việc cùng nhau nhằm tìm sự giúp đỡ từ bên Việt Nam (vốn đã chấp nhận có một vị sứ thần không thường trú) để giải quyết vấn đề với Trung Quốc. Nhưng sự thật là mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh hiện nay không phải là tốt đẹp bởi vì họ bị chia rẽ về chủ quyền các hòn đảo ở Biển Đông. Ngoài ra, Hội nghị của Đảng Cộng Sản sẽ bắt đầu hôm nay tại Bắc Kinh và tất cả các cán bộ cấp cao của Trung Quốc sẽ phải xem xét các nghị quyết được đề xuất.
Bất kỳ trường hợp nào loan tin về một thỏa thuận "sắp xảy ra" đều mang đến sự hoang mang sâu sắc cho các Kitô hữu thuộc cộng đoàn Giáo Hội hầm trú (không chính thức) vì họ cảm thấy bị lãng quên và bị gạt ra bên lề cuộc đối thoại này. Họ sợ rằng trong cuộc chạy nước rút để đạt được một số kết quả, Vatican sẵn sàng thỏa hiệp làm cho tín hữu Công Giáo phải suy thoái.
Một trong những thỏa hiệp đáng sợ là phải hòa giải với tám giám mục bất hợp thức (trong đó có ba người đã chính thức bị vạ tuyệt thông). Tin đồn gần đây cho rằng Vatican chuẩn bị công nhận bốn giám mục: Mã Anh Lâm (Ma Yinglin) của Giáo phận Côn Minh (tỉnh Vân Nam); Quách Kim Tài (Guo Jincai) của Giáo phận Thừa Đức (tỉnh Hà Bắc); Nhạc Phúc Sanh (Yue Fusheng) của Giáo phận Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang); và Đồ Thế Hoa (Tu Shihua) của Giáo phận Bồ Kỳ (tỉnh Hồ Nam).
Nếu đúng là Trung Quốc đang thúc đẩy việc công nhận tám giám mục thì cũng đúng là Tòa Thánh đang tiếp tục bước trên con đường hòa giải thật sự, bao hàm một yêu cầu giải vạ tuyệt thông cho những giám mục này, vốn là thẩm quyền quyết định của Đức Giáo Hoàng, và một động thái ăn năn công khai của vị giám mục đó vì những bê bối của mình trước mặt các tín hữu.
Đối với Tòa Thánh, tiến trình nói trên không thể xảy ra chỉ bằng cách vung tay với một 'cây đũa thần'. Nó đòi hỏi mỗi giám mục liên quan phải thực hiện theo một quy trình và hướng đi đúng đắn. Một vài vị trong số ấy đã bày tỏ ước nguyện xin được tha thứ cách đây vài năm, nhưng Vatican muốn điều tra thêm về tình hình của họ. Điều này có nghĩa rằng việc hòa giải với Đức Giáo Hoàng xảy ra "vào cuối năm nay" là điều không thể đoan chắc.
Trong mọi trường hợp, quá trình này không bị trói buộc với cuộc đối thoại Trung Quốc - Vatican đang diễn ra, vì nó là quá trình tâm linh và cá thể của họ. Một bài báo được công bố hôm 4 tháng 8 mang chữ ký của Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon) bên Hồng Kông giải thích về các tiêu chí và thủ tục trong cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, Đức Hồng Y nói: "Hiện nay ở Trung Quốc đại lục vẫn còn có những giám mục chưa được Đức Giáo Hoàng công nhận, họ phải tuân thủ các quy chế của Giáo Hội Công Giáo về một giám mục hợp thức để sau này họ mới có thể được Đức Giáo Hoàng công nhận là hợp thức". Tóm lại, sự công nhận này chỉ có thể xảy ra khi "hội đủ các điều kiện" và đó không phải là kết quả của một thỏa thuận chính trị. (AsiaNews)
Chân Phương
Ngày 10 tháng 11 tới đây, Giáo phận Trường Trị ở tỉnh Sơn Tây (Trung Quốc) sẽ có tân giám mục. Cha Phêrô Đinh Lệnh Bân (Ding Lingbin) sẽ được tấn phong giám mục tại nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô và Phaolô ở địa phương.
Giáo phận Trường Trị (Changzhi) với 3,5 triệu dân được thành lập vào năm 1946. Tuy nhiên, Giáo Hội đã hiện hữu ở đây từ năm 1830 và là một bộ phận của Hạt Đại diện Tông Tòa Sơn Tây (Shansi) thuộc quyền các nhà truyền giáo Dòng Phanxicô. Hiện nay, giáo phận có 51 linh mục, 22 chủng sinh phục vụ cho hơn 50.000 tín hữu.
Các linh mục và giáo dân đang tất bật cho việc chuẩn bị và cảm thấy như được vỡ òa vì địa điểm và thời gian của ngày lễ vừa được xác nhận cách đây một vài ngày, mặc dù việc bổ nhiệm Đức Cha Đinh Lệnh Bân đã được Vatican thực hiện ít nhất là hai năm trước đây.
Một số nhà bình luận giải thích rằng đây là một tín hiệu "bật đèn xanh" cho các thỏa thuận mà Bắc Kinh và Vatican vừa đạt được trong việc bổ nhiệm các giám mục, một kết quả đầu tiên của cuộc đối thoại Trung Quốc - Tòa Thánh.
Trên thực tế, vị giám mục tân cử này đã được Tòa Thánh bổ nhiệm, đang chờ đợi tình thế để được tấn phong và chính thức nhận giáo phận của ngài. Việc chậm trễ là do kỳ vọng có thêm sự chấp thuận của Bắc Kinh.
Điều tương tự như vậy có thể xảy ra là giám mục tương lai của Giáo phận Thành Đô (tỉnh Tứ Xuyên), Đức Cha Giuse Đường Viễn Các (Tang Yuange). Ngài đã được Tòa Thánh bổ nhiệm cách đây khá lâu và cũng đang chờ đợi điều kiện tốt nhất để được tấn phong. Mặc dù một số cơ quan truyền thông ở Trung Quốc nói rằng lễ tấn phong của ngài sẽ diễn ra vào cuối năm nay nhưng thời gian và địa điểm vẫn chưa được xác nhận chính thức. Các nhà quan sát Giáo Hội tại Trung Quốc cho rằng việc trì hoãn này là sự thận trọng nhằm phòng tránh các giám mục bất hợp thức đang chịu vạ tuyệt thông có thể tham dự vào lễ tấn phong.
Từ khi được bầu làm giáo hoàng, Đức Phanxicô đã thường xuyên thể hiện sự tôn trọng của ngài đối với người dân Trung Quốc và đưa ra những sự cởi mở với Chủ tịch Tập Cận Bình. Cuộc đối thoại hiện nay giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh được nối lại sau gần một thập kỷ im lặng. Hiện tại, đoàn đàm phán của hai bên gặp gỡ với một chu kỳ nhất định (mỗi ba tháng) và họ chủ yếu làm việc về thỏa thuận trong chuyện bổ nhiệm các giám mục.
Trở về từ cuộc tông du Azerbaijan một vài tuần trước đây, trong khi bày tỏ sự lạc quan của tiến trình này, Đức Giáo Hoàng đã nói rằng con đường thì dài và chậm, "Mọi chuyện cần phải thực hiện từ tốn... luôn phải đề xuất những phương án tốt nhất. Làm vội vã thì hiếm khi có kết quả tốt". Bất chấp nhận định thẳng thắn đó của Đức Phanxicô, giới truyền thông ở Ý, Trung Quốc và trên thế giới tiếp tục khai thác kỹ lưỡng từng bước đi này và nghe ngóng mọi tin đồn, rồi họ kết luận rằng "có một thỏa thuận sắp xảy ra".
Để khẳng định cho điều "sắp xảy ra" ấy, họ nhấn mạnh đến thực tế là vào cuối Tháng Mười năm nay sẽ có một cuộc họp của hai phái đoàn nhằm hoàn tất những chi tiết cuối cùng của bản thỏa thuận. Nhưng các nguồn tin thân cận ở Trung Quốc và Vatican đều phủ nhận cuộc họp này sẽ diễn ra trong Tháng Mười và cho rằng nó sẽ diễn ra vào một ngày sau thời điểm đó.
Văn phòng báo chí Tòa Thánh đã không bình luận về tin tức kể trên, nhưng vào hôm 22 tháng 10 đã ban hành một thông cáo nói rằng từ ngày 24 đến ngày 26 tháng 10 là "Cuộc họp lần thứ sáu của Nhóm công tác giữa Tòa Thánh và Việt Nam sẽ diễn ra tại Vatican, để phát triển và đào sâu thêm mối quan hệ song phương giữa hai bên". Có vẻ như hai nhóm làm việc về hai vấn đề có phần ít nhiều nhạy cảm thì khó mà diễn ra trong cùng một ngày.
Một số người lạc quan thì lại cho rằng Vatican cố ý muốn tổ chức các nhóm làm việc cùng nhau nhằm tìm sự giúp đỡ từ bên Việt Nam (vốn đã chấp nhận có một vị sứ thần không thường trú) để giải quyết vấn đề với Trung Quốc. Nhưng sự thật là mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh hiện nay không phải là tốt đẹp bởi vì họ bị chia rẽ về chủ quyền các hòn đảo ở Biển Đông. Ngoài ra, Hội nghị của Đảng Cộng Sản sẽ bắt đầu hôm nay tại Bắc Kinh và tất cả các cán bộ cấp cao của Trung Quốc sẽ phải xem xét các nghị quyết được đề xuất.
Bất kỳ trường hợp nào loan tin về một thỏa thuận "sắp xảy ra" đều mang đến sự hoang mang sâu sắc cho các Kitô hữu thuộc cộng đoàn Giáo Hội hầm trú (không chính thức) vì họ cảm thấy bị lãng quên và bị gạt ra bên lề cuộc đối thoại này. Họ sợ rằng trong cuộc chạy nước rút để đạt được một số kết quả, Vatican sẵn sàng thỏa hiệp làm cho tín hữu Công Giáo phải suy thoái.
Một trong những thỏa hiệp đáng sợ là phải hòa giải với tám giám mục bất hợp thức (trong đó có ba người đã chính thức bị vạ tuyệt thông). Tin đồn gần đây cho rằng Vatican chuẩn bị công nhận bốn giám mục: Mã Anh Lâm (Ma Yinglin) của Giáo phận Côn Minh (tỉnh Vân Nam); Quách Kim Tài (Guo Jincai) của Giáo phận Thừa Đức (tỉnh Hà Bắc); Nhạc Phúc Sanh (Yue Fusheng) của Giáo phận Cáp Nhĩ Tân (tỉnh Hắc Long Giang); và Đồ Thế Hoa (Tu Shihua) của Giáo phận Bồ Kỳ (tỉnh Hồ Nam).
Nếu đúng là Trung Quốc đang thúc đẩy việc công nhận tám giám mục thì cũng đúng là Tòa Thánh đang tiếp tục bước trên con đường hòa giải thật sự, bao hàm một yêu cầu giải vạ tuyệt thông cho những giám mục này, vốn là thẩm quyền quyết định của Đức Giáo Hoàng, và một động thái ăn năn công khai của vị giám mục đó vì những bê bối của mình trước mặt các tín hữu.
Đối với Tòa Thánh, tiến trình nói trên không thể xảy ra chỉ bằng cách vung tay với một 'cây đũa thần'. Nó đòi hỏi mỗi giám mục liên quan phải thực hiện theo một quy trình và hướng đi đúng đắn. Một vài vị trong số ấy đã bày tỏ ước nguyện xin được tha thứ cách đây vài năm, nhưng Vatican muốn điều tra thêm về tình hình của họ. Điều này có nghĩa rằng việc hòa giải với Đức Giáo Hoàng xảy ra "vào cuối năm nay" là điều không thể đoan chắc.
Trong mọi trường hợp, quá trình này không bị trói buộc với cuộc đối thoại Trung Quốc - Vatican đang diễn ra, vì nó là quá trình tâm linh và cá thể của họ. Một bài báo được công bố hôm 4 tháng 8 mang chữ ký của Đức Hồng Y Gioan Thang Hán (Tong Hon) bên Hồng Kông giải thích về các tiêu chí và thủ tục trong cuộc đối thoại đang diễn ra giữa Trung Quốc và Tòa Thánh, Đức Hồng Y nói: "Hiện nay ở Trung Quốc đại lục vẫn còn có những giám mục chưa được Đức Giáo Hoàng công nhận, họ phải tuân thủ các quy chế của Giáo Hội Công Giáo về một giám mục hợp thức để sau này họ mới có thể được Đức Giáo Hoàng công nhận là hợp thức". Tóm lại, sự công nhận này chỉ có thể xảy ra khi "hội đủ các điều kiện" và đó không phải là kết quả của một thỏa thuận chính trị. (AsiaNews)
Chân Phương