Theo tin Zenit ngày 18 tháng 6, thứ tư vừa qua, Đức Phanxicô đã khởi đầu loạt bài giáo lý hàng tuần của ngài về Giáo Hội. Ngài nhấn mạnh tới vai trò mẹ của Giáo Hội, và việc ta phải nói với Giáo Hội như một đứa con nói với mẹ mình. Ngài nhắc lại chủ đề hết sức quen thuộc của ngài là: Giáo Hội không phải là một tổ chức phi chính phủ (NGO), và không chỉ bao gồm hàng giáo sĩ và Vatican. Trái lại, Giáo Hội là một thực tại rộng lớn hơn nhiều, mở cửa chào đón toàn thể nhân loại. Giáo Hội cũng không bất thần sinh ra mà là một dân tộc với một lịch sử lâu dài và được chuẩn bị rất lâu trước khi Chúa Giêsu xuống thế.
Nhân dịp này linh mục Thomas M. Kelly, giáo sư thần học hệ thống tại ĐH Creighton, Omaha, Nebraska, có bài nhận định về Giáo Hội học của Đức Phanxicô.
Theo linh mục Kelly, muốn hiểu loại Giáo Hội học này, ta phải trở về quá khứ, xem lại xem ngài đã được đào tạo ra sao tại Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh, một Giáo Hội rất khác với các Giáo Hội tại Âu Châu và Bắc Mỹ: nó có lối trình thuật khác về công lý, lãnh đạo và tính hợp đoàn.
Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo Phận San Salvador cung cấp cho ta một tương phản lý thú về điều người ta muốn hiểu “Giáo Hội Công Giáo” có nghĩa gì. Trên tầng chính ta thấy một ngôi nhà thờ chính tòa cổ truyền xây theo hình Thánh Giá với các bàn thờ lớn ở bên cạnh và bàn thờ chính cách hàng ghế giáo dân khá xa. Tòa của đức tổng giám mục lại càng được đặt xa hẳn tít tắp. Các nghi thức phụng vụ ở nhà thờ chính được cử hành theo lối hết sức cổ truyền, với rất ít hoặc không có sự tham dự nào của giáo dân ngồi phía dưới.
Ở tầng hầm bên dưới nhà thờ chính tòa này, có nơi thờ phượng gọi là Nhà Nguyện Romero. Gần ngôi mộ của Đức TGM Oscar Romero tử đạo, người ta thấy dựng một bàn thờ cao giữa những hàng ghế đơn giản xếp vòng tròn. Mỗi Chúa Nhật, người ta lại xếp những hàng ghế theo hình tròn như thế. Trong khi đức TGM cử hành phụng vụ ở bên trên, tại nhà thờ chính tòa, thì ở bên dưới, một linh mục khác từ một địa điểm khác trong nước tình nguyện tới San Salvador để dâng lễ mỗi Chúa Nhật quanh năm. Bên trên, khoảng cách giữa đức TGM và giáo dân khiến cho việc cử hành Lễ Đại Trào trở thành một cử hành ít có sự tham dự của giáo dân. Bên dưới, bài giảng lễ thường dưới hình thức chuyện trò qua lại, trong đó, giáo dân đứng dậy và đàm đạo với vị linh mục và với các giáo dân khác để tìm cho ra ý nghĩa và cách áp dụng bài Tin Mừng. Những bài giảng “có tính tham dự” trong đó nhiều giáo dân đứng lên và góp phần vào việc suy niệm các bài đọc như thế đã trở thành thông lệ.
Xét về nhiều phương diện, hai thứ nhà thờ trong cùng một nhà thờ như thế quả đã đại biểu cho hai thứ Giáo Hội Công Giáo tại Châu Mỹ La Tinh. Hai cách hiểu “Giáo Hội” này khác nhau một cách đầy ý nghĩa cả về phong cách, sứ mệnh lẫn thực chất. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Đức TGM Romero từng tách mình khỏi các bận bịu của Giáo Hội định chế để đồng hành với Giáo Hội bình dân trong cảnh đau khổ của Giáo Hội này dưới bàn tay sắt thép của chính phủ, một chính phủ hoàn toàn cam kết duy trì các đặc ân và quyền lực của thiều số giầu có. Thành thử, hai thứ Đạo Công Giáo, một thứ “chính thức” và thứ kia “bình dân” đã từng hiện hữu bên cạnh nhau từ nhiều thế kỷ. Theo Cha Kelly, dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, Giáo Hội đang chuyển mình để trở một Giáo Hội bình dân.
Từ Vatican II tới Medellín
Dù Vatican II được nhìn nhận như là công trình phần lớn của Âu Châu, nhưng về cuối công đồng này, người ta thấy các giám mục và các thần học gia của Châu Mỹ La Tinh cũng đã có phần đóng góp quan trọng, tuy hơi kín đáo. Các học giả John O’Malley, S.J., và Robert Pelton, C.S.C., cho rằng hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, tức tuyên bố chính về mục vụ của Vatican II, có sự đóng góp lớn lao của các giám mục Châu Mỹ La Tinh. Đức HY Raul Silva và Đức Cha Manuel Larraín, cả hai đều là người Chile, đã có nhiều tiếp xúc với các nhà lãnh đạo mục vụ của Bỉ, Đức và Pháp trong suốt các khóa họp của Công Đồng. Sau đó, Đức HY Silva, Đức TGM Marcus McGrath (của Panama), Đức Cha Larraín và các thần học gia Châu Mỹ La Tinh chú tâm vào vấn đề nghèo đói đang rất phổ quát tại các nước đang mở mang và các thách đố do vấn đề này đặt ra cho Giáo Hội. Các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh ý thức được rằng thách đố lớn nhất của Giáo Hội họ là đại đa số người Công Giáo, vì nghèo đói, bất bình đẳng và áp bức, đang phải vật lộn để có được một cuộc sống xứng đáng.
Chỉ ba năm sau Vatican II, các giám mục Châu Mỹ La Tinh đã đưa ra lối giải thích rất cụ thể, có tính lịch sử, trung thành và tiến bộ về công đồng này. Dựa vào thông điệp năm 1967 của Đức GH Phaolô VI, tựa là “sự tiến bộ của các dân tộc” (“Populorum progressio”), tiếng nói của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh bắt đầu được gióng lên.
Cuộc họp tại Medellín là cuộc họp phi thường của các giám mục và thần học gia vì đã rút tỉa rất nhiều từ các cuộc tham khảo trong vùng do các giám mục thực hiện ngay trong các giáo phận của mình. Trong những cuộc tham khảo này, các giám mục cùng giáo dân thăm dò các thách đố và các cơ hội của vấn đề: đối với họ Giáo Hội có nghĩa gì.
Bốn khai triển cho Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh sau đây đã được xác nhận tại Medellín. Thứ nhất, các giám mục quả quyết rằng giữa tiến bộ xã hội, chính trị, kinh tế ở đời này, và Nước Thiên Chúa vốn có mối liên hệ chặt chẽ. Thứ hai, các ngài kêu gọi phải thay đổi cơ cấu cả trong xã hội lẫn trong Giáo Hội để giảm thiểu đau khổ và phát huy hiểu biết. Thứ ba, các ngài xác nhận cái hiểu của mình về Giáo Hội: Giáo Hội là dân Thiên Chúa, với ưu tiên minh nhiên chọn người nghèo. Cuối cùng, hội nghị Medellín xác nhận rằng cung cách Giáo Hội áp dụng các giáo huấn của mình chính là yếu tố xác định được việc liệu người ta có lắng nghe mình hay không. Hành động luôn phải đi kèm các cam kết.
Ai cũng thấy rõ: phần lớn thành tích và thừa tác vụ của Đức Phanxicô lúc còn ở Á Căn Đình hoàn toàn nhất quán với cuộc họp của các giám mục tại Medellín.
Ngài khuyến khích các linh mục lặn lội (immersion) vào các khu ổ chuột trên khắp xứ sở, nhất là tại Buenos Aires. Ngài cổ động một “Giáo Hội của người nghèo” chứ không phải chỉ là một Giáo Hội cho người nghèo, một điều nhiều người ở Bắc Mỹ cho tới nay vẫn chưa hiểu. Giống Đấng Cứu Thế nhập thể mà mình phụng sự, Giáo Hội phải thực hành “lưu động tính đi xuống”, nghĩa là từ thanh thế và uy quyền, chuyển xuống yêu thương phục vụ trong một tình xót thương, đi vào đời sống mọi người. Sau cùng, ngài nhấn mạnh tới “lòng xót thương trong phán đoán”, một điều sau này ngài quảng diễn rõ trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, trong đó, hình ảnh Giáo Hội trở thành nhà cha của đứa con phung phá, mở cửa vô điều kiện cho bất cứ ai chịu trở về.
Gần như mọi chủ đề chính phát xuất từ Medellín và các hội nghị giám mục Châu Mỹ La Tinh tiếp theo đã được khai triển cách này hay cách khác trong tông huấn trên. Thí dụ, chủ đề “hành động” hơn là “tư duy” đã được bàn tới khi Đức Phanxicô lý luận rằng “các ý tưởng, các khai triển ý niệm, là để phục vụ truyền thông, hiểu nhau và hành động (praxis)”.
Trong tông huấn trên, ngài cũng cổ vũ tính hợp đoàn sâu sắc và thành thực khi ngài đề cập chi tiết tới “niềm tin tưởng vào ngoại biên (nền linh đạo bình dân của “dân Chúa”) ngược với khuynh hướng tập quyền chi tin tưởng ‘Rôma’”.
Cuối cùng, ngài tập chú vào khía cạnh con người của hoạt động truyền giáo nhất là quan tâm của hoạt động này đối với người nghèo. Những điều này xuất hiện nhiều lần trong tông huấn khi ngài trích dẫn các giám mục Châu Mỹ La Tinh tại Medellín (1968), tại Puebla (1979), tại Santo Domingo (1992) và cuối cùng tại Aparecida (2007). Không phải là trùng hợp khi chính Đức HY Jorge Bergoglio chủ biên và khởi thảo các văn kiện sau cùng tại Aparecida.
Có lẽ Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Mỹ, một Giáo Hội bị điều kiện hóa bởi nền văn hóa vụ nhân tài (meritocracy) cá nhân chủ nghĩa, nên khó có thể hiểu được Đức Phanxicô và hướng đi ngài muốn dẫn dắt Giáo Hội. Về khía cạnh này, ngài hay nhấn mạnh những điều như: Phép Thánh Thể không còn là điều cần phải giành lấy; tòa giải tội không còn là “phòng tra tấn” và không chỉ có người đạo hạnh mới được chào đón trong các cộng đoàn của ta mà là bất cứ ai cần Thiên Chúa, nghĩa là hết mọi người.
Như chính Đức Phanxicô viết rất đúng trong tông huấn của ngài: “Tôi thích một Giáo Hội bầm tím, bị thương và dơ dáy vì ở ngoài đường phố, hơn là một Giáo Hội không khỏe mạnh vì bị giam hãm và chỉ bám lấy sự an toàn của riêng mình”.
Thành thử, theo Cha Kelly, Giáo Hội Bắc Mỹ nên học từ Đức Phanxicô bài học sau: “đức tin” là một hành động, chứ không phải chỉ là một ý niệm hay một niềm tin. Nếu bạn quan tâm tới người nghèo và người đau khổ, thì hãy vươn tay ra và gặp gỡ họ bằng tiếp xúc, thiện nguyện, sẻ chia. Nếu bạn quan tâm tới người di dân, hãy chìa tay cho họ, hãy học tiếng Tây Ban Nha, hãy đồng hành với những người không có giấy tờ. Nếu bạn quan tâm tới việc phá thai, hãy cung cấp chỗ ở cho một bà mẹ còn niên thiếu mà không phê phán và cùng bước với nàng trên con đường trách nhiệm, thách đố, thậm chí cả nhục nhằn nữa. Suy nghĩ và tin theo các lý tưởng là điều dễ dàng, dựa vào chúng để hành động sẽ biến ta thành thành phần của cộng đồng “bầm tím, bị thương và dơ dáy” biết sống thực lòng cảm thương của Chúa Kitô.
Nhân dịp này linh mục Thomas M. Kelly, giáo sư thần học hệ thống tại ĐH Creighton, Omaha, Nebraska, có bài nhận định về Giáo Hội học của Đức Phanxicô.
Theo linh mục Kelly, muốn hiểu loại Giáo Hội học này, ta phải trở về quá khứ, xem lại xem ngài đã được đào tạo ra sao tại Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh, một Giáo Hội rất khác với các Giáo Hội tại Âu Châu và Bắc Mỹ: nó có lối trình thuật khác về công lý, lãnh đạo và tính hợp đoàn.
Nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo Phận San Salvador cung cấp cho ta một tương phản lý thú về điều người ta muốn hiểu “Giáo Hội Công Giáo” có nghĩa gì. Trên tầng chính ta thấy một ngôi nhà thờ chính tòa cổ truyền xây theo hình Thánh Giá với các bàn thờ lớn ở bên cạnh và bàn thờ chính cách hàng ghế giáo dân khá xa. Tòa của đức tổng giám mục lại càng được đặt xa hẳn tít tắp. Các nghi thức phụng vụ ở nhà thờ chính được cử hành theo lối hết sức cổ truyền, với rất ít hoặc không có sự tham dự nào của giáo dân ngồi phía dưới.
Ở tầng hầm bên dưới nhà thờ chính tòa này, có nơi thờ phượng gọi là Nhà Nguyện Romero. Gần ngôi mộ của Đức TGM Oscar Romero tử đạo, người ta thấy dựng một bàn thờ cao giữa những hàng ghế đơn giản xếp vòng tròn. Mỗi Chúa Nhật, người ta lại xếp những hàng ghế theo hình tròn như thế. Trong khi đức TGM cử hành phụng vụ ở bên trên, tại nhà thờ chính tòa, thì ở bên dưới, một linh mục khác từ một địa điểm khác trong nước tình nguyện tới San Salvador để dâng lễ mỗi Chúa Nhật quanh năm. Bên trên, khoảng cách giữa đức TGM và giáo dân khiến cho việc cử hành Lễ Đại Trào trở thành một cử hành ít có sự tham dự của giáo dân. Bên dưới, bài giảng lễ thường dưới hình thức chuyện trò qua lại, trong đó, giáo dân đứng dậy và đàm đạo với vị linh mục và với các giáo dân khác để tìm cho ra ý nghĩa và cách áp dụng bài Tin Mừng. Những bài giảng “có tính tham dự” trong đó nhiều giáo dân đứng lên và góp phần vào việc suy niệm các bài đọc như thế đã trở thành thông lệ.
Xét về nhiều phương diện, hai thứ nhà thờ trong cùng một nhà thờ như thế quả đã đại biểu cho hai thứ Giáo Hội Công Giáo tại Châu Mỹ La Tinh. Hai cách hiểu “Giáo Hội” này khác nhau một cách đầy ý nghĩa cả về phong cách, sứ mệnh lẫn thực chất. Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Đức TGM Romero từng tách mình khỏi các bận bịu của Giáo Hội định chế để đồng hành với Giáo Hội bình dân trong cảnh đau khổ của Giáo Hội này dưới bàn tay sắt thép của chính phủ, một chính phủ hoàn toàn cam kết duy trì các đặc ân và quyền lực của thiều số giầu có. Thành thử, hai thứ Đạo Công Giáo, một thứ “chính thức” và thứ kia “bình dân” đã từng hiện hữu bên cạnh nhau từ nhiều thế kỷ. Theo Cha Kelly, dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, Giáo Hội đang chuyển mình để trở một Giáo Hội bình dân.
Từ Vatican II tới Medellín
Dù Vatican II được nhìn nhận như là công trình phần lớn của Âu Châu, nhưng về cuối công đồng này, người ta thấy các giám mục và các thần học gia của Châu Mỹ La Tinh cũng đã có phần đóng góp quan trọng, tuy hơi kín đáo. Các học giả John O’Malley, S.J., và Robert Pelton, C.S.C., cho rằng hiến chế “Vui Mừng và Hy Vọng”, tức tuyên bố chính về mục vụ của Vatican II, có sự đóng góp lớn lao của các giám mục Châu Mỹ La Tinh. Đức HY Raul Silva và Đức Cha Manuel Larraín, cả hai đều là người Chile, đã có nhiều tiếp xúc với các nhà lãnh đạo mục vụ của Bỉ, Đức và Pháp trong suốt các khóa họp của Công Đồng. Sau đó, Đức HY Silva, Đức TGM Marcus McGrath (của Panama), Đức Cha Larraín và các thần học gia Châu Mỹ La Tinh chú tâm vào vấn đề nghèo đói đang rất phổ quát tại các nước đang mở mang và các thách đố do vấn đề này đặt ra cho Giáo Hội. Các nhà lãnh đạo của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh ý thức được rằng thách đố lớn nhất của Giáo Hội họ là đại đa số người Công Giáo, vì nghèo đói, bất bình đẳng và áp bức, đang phải vật lộn để có được một cuộc sống xứng đáng.
Chỉ ba năm sau Vatican II, các giám mục Châu Mỹ La Tinh đã đưa ra lối giải thích rất cụ thể, có tính lịch sử, trung thành và tiến bộ về công đồng này. Dựa vào thông điệp năm 1967 của Đức GH Phaolô VI, tựa là “sự tiến bộ của các dân tộc” (“Populorum progressio”), tiếng nói của Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh bắt đầu được gióng lên.
Cuộc họp tại Medellín là cuộc họp phi thường của các giám mục và thần học gia vì đã rút tỉa rất nhiều từ các cuộc tham khảo trong vùng do các giám mục thực hiện ngay trong các giáo phận của mình. Trong những cuộc tham khảo này, các giám mục cùng giáo dân thăm dò các thách đố và các cơ hội của vấn đề: đối với họ Giáo Hội có nghĩa gì.
Bốn khai triển cho Giáo Hội Châu Mỹ La Tinh sau đây đã được xác nhận tại Medellín. Thứ nhất, các giám mục quả quyết rằng giữa tiến bộ xã hội, chính trị, kinh tế ở đời này, và Nước Thiên Chúa vốn có mối liên hệ chặt chẽ. Thứ hai, các ngài kêu gọi phải thay đổi cơ cấu cả trong xã hội lẫn trong Giáo Hội để giảm thiểu đau khổ và phát huy hiểu biết. Thứ ba, các ngài xác nhận cái hiểu của mình về Giáo Hội: Giáo Hội là dân Thiên Chúa, với ưu tiên minh nhiên chọn người nghèo. Cuối cùng, hội nghị Medellín xác nhận rằng cung cách Giáo Hội áp dụng các giáo huấn của mình chính là yếu tố xác định được việc liệu người ta có lắng nghe mình hay không. Hành động luôn phải đi kèm các cam kết.
Ai cũng thấy rõ: phần lớn thành tích và thừa tác vụ của Đức Phanxicô lúc còn ở Á Căn Đình hoàn toàn nhất quán với cuộc họp của các giám mục tại Medellín.
Ngài khuyến khích các linh mục lặn lội (immersion) vào các khu ổ chuột trên khắp xứ sở, nhất là tại Buenos Aires. Ngài cổ động một “Giáo Hội của người nghèo” chứ không phải chỉ là một Giáo Hội cho người nghèo, một điều nhiều người ở Bắc Mỹ cho tới nay vẫn chưa hiểu. Giống Đấng Cứu Thế nhập thể mà mình phụng sự, Giáo Hội phải thực hành “lưu động tính đi xuống”, nghĩa là từ thanh thế và uy quyền, chuyển xuống yêu thương phục vụ trong một tình xót thương, đi vào đời sống mọi người. Sau cùng, ngài nhấn mạnh tới “lòng xót thương trong phán đoán”, một điều sau này ngài quảng diễn rõ trong tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, trong đó, hình ảnh Giáo Hội trở thành nhà cha của đứa con phung phá, mở cửa vô điều kiện cho bất cứ ai chịu trở về.
Gần như mọi chủ đề chính phát xuất từ Medellín và các hội nghị giám mục Châu Mỹ La Tinh tiếp theo đã được khai triển cách này hay cách khác trong tông huấn trên. Thí dụ, chủ đề “hành động” hơn là “tư duy” đã được bàn tới khi Đức Phanxicô lý luận rằng “các ý tưởng, các khai triển ý niệm, là để phục vụ truyền thông, hiểu nhau và hành động (praxis)”.
Trong tông huấn trên, ngài cũng cổ vũ tính hợp đoàn sâu sắc và thành thực khi ngài đề cập chi tiết tới “niềm tin tưởng vào ngoại biên (nền linh đạo bình dân của “dân Chúa”) ngược với khuynh hướng tập quyền chi tin tưởng ‘Rôma’”.
Cuối cùng, ngài tập chú vào khía cạnh con người của hoạt động truyền giáo nhất là quan tâm của hoạt động này đối với người nghèo. Những điều này xuất hiện nhiều lần trong tông huấn khi ngài trích dẫn các giám mục Châu Mỹ La Tinh tại Medellín (1968), tại Puebla (1979), tại Santo Domingo (1992) và cuối cùng tại Aparecida (2007). Không phải là trùng hợp khi chính Đức HY Jorge Bergoglio chủ biên và khởi thảo các văn kiện sau cùng tại Aparecida.
Có lẽ Giáo Hội Công Giáo tại Bắc Mỹ, một Giáo Hội bị điều kiện hóa bởi nền văn hóa vụ nhân tài (meritocracy) cá nhân chủ nghĩa, nên khó có thể hiểu được Đức Phanxicô và hướng đi ngài muốn dẫn dắt Giáo Hội. Về khía cạnh này, ngài hay nhấn mạnh những điều như: Phép Thánh Thể không còn là điều cần phải giành lấy; tòa giải tội không còn là “phòng tra tấn” và không chỉ có người đạo hạnh mới được chào đón trong các cộng đoàn của ta mà là bất cứ ai cần Thiên Chúa, nghĩa là hết mọi người.
Như chính Đức Phanxicô viết rất đúng trong tông huấn của ngài: “Tôi thích một Giáo Hội bầm tím, bị thương và dơ dáy vì ở ngoài đường phố, hơn là một Giáo Hội không khỏe mạnh vì bị giam hãm và chỉ bám lấy sự an toàn của riêng mình”.
Thành thử, theo Cha Kelly, Giáo Hội Bắc Mỹ nên học từ Đức Phanxicô bài học sau: “đức tin” là một hành động, chứ không phải chỉ là một ý niệm hay một niềm tin. Nếu bạn quan tâm tới người nghèo và người đau khổ, thì hãy vươn tay ra và gặp gỡ họ bằng tiếp xúc, thiện nguyện, sẻ chia. Nếu bạn quan tâm tới người di dân, hãy chìa tay cho họ, hãy học tiếng Tây Ban Nha, hãy đồng hành với những người không có giấy tờ. Nếu bạn quan tâm tới việc phá thai, hãy cung cấp chỗ ở cho một bà mẹ còn niên thiếu mà không phê phán và cùng bước với nàng trên con đường trách nhiệm, thách đố, thậm chí cả nhục nhằn nữa. Suy nghĩ và tin theo các lý tưởng là điều dễ dàng, dựa vào chúng để hành động sẽ biến ta thành thành phần của cộng đồng “bầm tím, bị thương và dơ dáy” biết sống thực lòng cảm thương của Chúa Kitô.