Bài giảng của Đức Cha Comastri

VATICAN 13/3/ 2003 (ZENIT.org).-Đức Tổng Giám Mục Angelo Comastri nói đại ý bài giảng cho Ðức Giáo Hoàng và Giáo Triều Roma: Tại Belem,Thiên Chúa tỏ ra nghèo hèn, và đó là dấu chỉ sự hiến mình hoàn toàn Người thực hiện vì con người, (x. bản tổng kết của Radio Vatican)

Ðức Tổng Giám Mục đã tiếp tục khai thác về chủ đề vào buổi chiều Thứ Tư: Gương mặt phụ tử của Thiên Chúa, những dụ ngôn trong Tin Mừng. Và quà tặng mà Chúa Cha ban qua bản thân Con của Người trong lễ Giáng Sinh, dẫn đường cho những bài suy niệm vào sáng Thứ Năm.

"Nếu những lời của Chúa Giêsu là như một bức tranh vẽ gương mặt Thiên Chúa (và đó là một bức họa kỳ diệu bởi vì chính Chúa Giêsu họa nên bức tranh đó), dầu vậy bức họa thật về Thiên Chúa không chỉ là lời nói mà thôi nhưng còn là cuộc đời của Chúa Giêsu. Đó là chính Chúa Giêsu, với tất cả những cử điệu của Người. Chúa Giêsu là mặc khải của Thiên Chúa, Chúa Giêsu là hiện thân. Bụi gai đốt cháy, cháy trong lịch sử con người, đó là Chúa Giêsu. Vậy thì chúng ta hãy nhìn xem Chúa Giêsu. Hãy nhìn xem những cử chỉ của Người, cách ứng xử của Người, bởi vì mỗi cử chỉ của Chúa Giêsu biểu lộ Thiên Chúa, thuật lại mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta hãy đi từ Bêlem, đó là bước thứ nhất của Thiên Chúa trong lịch sử. Bước thứ nhất của Ngôi Lời Nhập thể, và rõ ràng bước chân đó có một tiềm năng ánh sáng vô tận. Cái gì đã xảy ra tại Belem?

"Tại Belem, Thiên Chúa đã đi vào lịch sử chúng ta với những bước chân của người nghèo, người hiền lành, người thương xót. Tại sao? Tại sao Thiên Chúa đã chọn sự khó nghèo? Tại sao Chúa Giêsu tự trình diện trong bộ áo người nghèo? Đức Maria, người Mẹ, Đấng Vô Nhiễm, đi từ Nadaret tới Belem và như Thánh Sử nói khi tới nơi, không còn chỗ cho các người. Tại sao vậy? Không còn chỗ cho con Thiên Chúa sinh ra trong thế gian này? Và Người, Đấng Sáng Tạo thế gian, không còn chỗ cho Người? Thánh Sử nhấn mạnh điều này. "Không có chỗ cho các người". Tại sao không có chỗ? Sau khi ghi nhận điều đó, Thánh Sử muốn cho chúng ta hiểu. Ngài thuật lại một thiên thần đã hiện ra với các mục đồng và nói với họ: " Hãy xem, đừng sợ, ta báo tin cho các ngươi một niềm vui lớn: trong thành David đã sinh ra cho các ngươi một Đấng Cứu thế, Đấng ấy là Đức Kitô ". Vậy "một Đấng Cứu Thế" có nghĩa là "Đấng Cứu thế thật sự". Nhiều người đã tự giới thiệu mình như là những người cứu thế. Nhưng đối với Chúa Giêsu, Ngài là người thật"! "

"Và thiên thần ra dấu đễ nhận biết: Thánh Sử xử dụng tiếng Hy Lạpi là "semeion", một tiếng rất cô đặc, loan báo một dấu phải đọc hiểu, như một biển chỉ dẫn để hiểu. Vậy: "Hãy chăm chú!" Và đây là dấu hiệu: "Các người sẽ gặp một hài nhi, vấn bức khăn, nằm trong máng cỏ". Một máng cỏ, trong một hang đá, nơi có cỏ khô. Nhưng có thể vậy không? Đó là một ẩn ngữ cũng dành cho chúng ta!

"Tại sao sự khó nghèo làm thành phần sự thần hiện? Tại sao tại Belem? Thư thứ nhất thánh Gioan có thể soi sáng mạc khải này (ch.4, vv.8 và 16):"Thiên Chúa là Tình Yêu". Nếu Thiên Chúa là Tình yêu, điều đó có nghĩa là màu nhiệm Belem ở trong mầu nhiệm tình yêu. Làm sao có thể được? Chúng ta hãy tìm hiểu. Thiên Chúa là Tình yêu, mà Tình yêu là một quà tặng. Trong Lời Chúa có nói Tình Yêu là một quà tặng. Chỉ khi nào có quà tặng mới có tình yêu. Ðã nói nhiều lần đến: "Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi Người đã ban ". . .

Thánh Phaolô, trong thư gởi tín hữu Galates (Ch 2, v.20) "Chúa Kitô đã thương tôi và người đã cho. . ."Như vậy, tình yêu luôn luôn ghép chung với sự hiến mình. Chân lý này quan trọng dường nào! Bởi vì người ta mất ý nghĩa của tình yêu như một quà tặng, người ta lừa phỉnh tình yêu và người ta không còn hiểu màu nhiệm của tình yêu. Mà, Thiên Chúa là tình yêu vô biên, nhưng tình yêu là quà tặng, nên Thiên Chúa là một quà tặng vô biên. Mầu nhiệm là cả một mầu nhiệm ban tặng. Bên trong Thiên Chúa, người ta chỉ chia động tự "cho". Chúa Cha ban tặng mình cho Chúa Con, và Chúa Con là một quà tặng của Chúa Cha, và Người hoàn lại mình cho Chúa Cha trong cái ôm của Chúa Thánh Thần là Ngôi vị-quà tặng, như Ðức Giáo Hoàng đã viết trong Thông Ðiệp của ngài về Chúa Thánh Thần ("Dominum et vivificantem").

"Đó là mầu nhiệm của Thiên Chúa: một cái gì thật rất gây xúc cảm, làm người ta chán ván. Thiên Chúa chỉ biết có một việc là sự cho đi.

"Và vì người cho thì không có, ai không có tức là nghèo. Thiên Chúa là tình yêu vô cùng, một quà tặng vô cùng, nên cũng nghèo vô cùng . Vậy, Belem biểu lộ mầu nhiệm này của Thiên Chúa. Thánh Phanxico Assisi, là một người cao rao nhiều về Belem, như được chứng tỏ trong trang viết về máng cỏ Greccio, do Thomas Celano thuật lại.

"Lễ Giáng Sinh vào năm 1223, thánh Phanxicô muốn sống mầu nhiệm Belem đến độ chiếm hữu tin mừng tốt đẹp và an ủi này là Thiên Chúa, là tình yêu. Và lúc Phanxico tìm sống trong sự nghèo khó của Bêlem bằng cách đi tìm người nghèo, thì xảy ra một phép lạ. "Nhiều người làm chứng rằng xem ra đêm đó Chúa Giêsu Hài đồng, nằm ngủ trên đống rơm, được tình yêu của thánh Phanxico làm cho thức giấc".

"Thomas nói thêm: "Thật đúng như vậy: sự hiện diện của Chúa, dường như thiêu giấc trong con tim của bao nhiêu người, đêm đó thức dậy, và nhiều người thuật lại rằng tại Belem bắt đầu sự mạc khải vĩ đại của Thiên Chúa tình yêu".