Khỏi cần nói, phản ứng Công Giáo là lên án cuộc tấn công dã man của Hamas phần lớn vào thường dân có mặt trên lãnh thổ Do Thái. Nhưng phản ảnh ứng này có nhiều sắc thái.



Sự căm ghét ‘bình thường’

Ed Condon, trên the Pillar, nhận định rằng “giống như mọi người khác, tôi đã chứng kiến sự kinh hoàng về những gì đang xảy ra ở Israel. Và giống như một số người, tôi có thể thẳng thắn về việc mình không có ý kiến đáng giá nào về những gì, nếu có, có thể được thực hiện để mang lại hòa bình trong một khu vực và giữa các dân tộc đã không biết gì ngoài bạo lực từ lâu.

Tôi cũng có thể thừa nhận cảm nghĩ của tôi hoàn toàn thiếu tính khách quan.

Cách đây vài năm, tôi sống ở Israel một thời gian ngắn. Tôi ăn tại nhà của những người Ả Rập theo Kitô giáo và khiêu vũ với những người đàn ông Do Thái ở Bức tường Than khóc vào ngày Sabát. Tôi đã dành hàng giờ xếp hàng tại các chốt chắn đường và trạm kiểm soát với hàng trăm người đang cố gắng đi từ nhà đến nơi làm việc, và tôi ngồi trong các quán cà phê nơi những phụ nữ trẻ mặc áo thung và quần đùi uống cà phê sữa với khẩu súng phục vụ quốc gia đặt trên đùi.

Khi một cuộc bạo loạn nổ ra trên Núi Đền [Temple Mount], tôi đã ở đó, bị cuốn vào đám đông. Tôi nhớ mùi sợ hãi và giận dữ nồng nặc khi chúng lan khắp thành phố như một bình xịt bạo lực.

Sáng nay, tòa nhà nơi tôi sống ở Israel, một chủng viện và tĩnh tâm, có xe tăng trong bãi đậu xe.

Tôi không thể một cách đáng tin cậy cho rằng mình có “bạn bè của cả hai bên” giống như người đứng đầu nói chuyện trên tin tức truyền hình cáp, nhưng tôi có những người tôi biết và yêu quý sống ở Israel, bị tổn thương bởi những gì đã xảy ra và có lý do lo sợ điều tồi tệ hơn sẽ xảy ra.

Tôi cũng đã sống nhiều năm ở một khu dân cư phần lớn là người Do Thái ở London. Căn hộ cuối cùng của chúng tôi nhìn ra một trường học Do Thái, nhất thiết phải có an ninh tuần tra mọi lúc – các bạn hãy xem xem phải nói gì về tiêu chuẩn của “cuộc sống bình thường” - cổng trường hiện đã được cảnh sát tăng cường vào thời điểm đón học. Trong tuần trước, các nhà hàng Do Thái ở đó đã bị đập vỡ cửa sổ và cây cầu đường sắt địa phương bị dán đầy những khẩu hiệu ăn mừng sau vụ bạo lực ở Israel.

Quan điểm của tôi chắc chắn bị ảnh hưởng bởi tất cả những điều này, nhưng vẫn có một số điều tôi nghĩ có thể được nhìn thấy đủ rõ ràng.

Bạn có thể có ý kiến riêng của mình về tính tương xứng và thậm chí cả tính đạo đức trong các chính sách và hành động của Israel ở Gaza trong nhiều thập niên.

Và bạn có thể cầu nguyện, giống như tôi, rằng bằng cách nào đó, chính phủ và quân đội Is-rael có thể ngăn cản, ngay cả bây giờ, tiến hành trả thù toàn diện và bừa bãi người dân Gaza.

Nhưng không ai ăn mừng cái chết của thường dân ở Gaza. Khi một quả bom cướp đi sinh mạng của một bà mẹ hoặc một đứa trẻ người Palestine, đám đông không tụ tập trên đường phố Paris và Vienna để vui mừng trước cái chết của họ. Sau các cuộc tấn công vào cuối tuần trước, trong đó các vụ giết người, hãm hiếp và tàn sát được phát trực tiếp trên mạng xã hội, không ai yêu cầu một “ngày thịnh nộ” trên toàn thế giới vì hợp pháp hóa và ủng hộ bạo lực.

Tuy nhiên, họ vẫn tụ tập, ăn mừng và tìm cách hợp pháp hóa tất cả khi người Do Thái bị giết. Không phải người Israel, mà là người Do Thái.

Những người ăn mừng những điều như vậy không được thúc đẩy bởi sự bất bình, hay cảm giác thất vọng về công lý, mà bởi lòng căm thù - sự căm ghét không phải đối với một hệ thống, hoàn cảnh, hay chính phủ, hay thậm chí là một quốc gia. Đó là sự căm ghét một dân tộc.

Đó là một lòng căm thù sâu xa, khốc liệt và cay đắng đến mức khiến họ phải hét lên những khẩu hiệu chiến thắng trước hành vi xúc phạm phụ nữ một cách bạo lực và tàn sát trẻ sơ sinh theo đúng nghĩa đen.

Tuy nhiên, điều này phần lớn được chúng ta bào chữa - cho dù chúng ta có thể ầm ĩ về một số điều được cho là “không thể chấp nhận được”.

Ở Anh, nơi quyền tự do ngôn luận bị kiểm soát chặt chẽ đến mức được kể là tội xúc phạm, bạn có thể bị bắt vì âm thầm cầu nguyện trong khoảng hai sân bóng đá cách một phòng khám phá thai, thế am hàng nghìn người tụ tập để tụng kinh, chế nhạo và ăn mừng việc giết hại phụ nữ và trẻ em trước cửa đại sứ quán Israel, không ai bị bắt.

Bên ngoài Opera House ở Sydney, một đám đông tụ tập và hô vang “Đánh hơi ngạt bọn Do Thái”.

Nên hiểu rõ điều đó.

“Đánh hơi ngạt bọn Do Thái.”

Những cảnh tượng như vậy đáng lẽ phải kích động, rất đáng lý, tất cả sự giận dữ và khinh miệt mà bất cứ xã hội xứng đáng với cái tên nào cũng có thể tập hợp được, nhưng những cảnh tượng này thì không.

Tất cả những điều này ngay lập tức trở thành bình thường và mặc dù vẫn rất độc đáo.

Khi các Kitô hữu Nigeria bị các chiến binh Hồi giáo tàn sát tại nhà của họ, người ta không ném gạch qua cửa sổ các nhà hàng Nigeria ở London, cũng như không có đám đông tụ tập trong khuôn viên trường đại học Mỹ để hô vang “Xin vinh danh những kẻ giết người!”

Nhưng đối với người Do Thái, đó là tiêu chuẩn.

Có một sự thâm hiểm đặc biệt trong chủ nghĩa bài Do Thái, và một sự ác tâm đặc biệt đối với người Do Thái vốn luôn sẵn sàng bùng phát khi có cơ hội. Và, có lẽ tệ nhất là, một kiểu lập lờ đặc biệt về nó trong xã hội chúng ta, với những lời bào chữa được đưa ra trên các phương tiện truyền thông để tấn công người Do Thái mà sẽ không bao giờ, trong chốc lát, được dung thứ với bất cứ hình thức phân biệt chủng tộc nào khác…

Từ lâu, tôi đã tin rằng chủ nghĩa bài Do Thái là một loại cảnh cáo xã hội phương Tây. Khi nó trỗi dậy, và khi sự trỗi dậy của nó được chấp nhận và được bào chữa thì sự thay đổi mang tính thời đại thường kéo theo…

Với sự ghét bỏ, câu trả lời duy nhất mà tôi biết là tình yêu. Không phải tình cảm giả tạo hay sự lãng mạn phù du, mà là tình yêu đẫm máu, thở hổn hển, cháy bỏng của Thập giá. Một tình yêu vốn là một hành động của toàn ý chí và toàn bộ con người. Tình yêu của Chúa, Đấng yêu thương chúng ta, và tình yêu của người lân cận - ngay cả và đặc biệt khi họ bị tràn ngập bởi thù hận.

Đức Hồng Y Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Giêrusalem, đã kêu gọi một ngày cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình. Tôi sẽ kiêng ăn và tiếp tục cầu nguyện.

Tôi sẽ cầu nguyện đặc biệt cho tình yêu, bởi vì khi tôi chiêm ngưỡng những người ăn mừng việc sát hại các trẻ sơ sinh và ca tụng nạn diệt chủng, tôi thú nhận rằng tôi không có trái tim nào dành cho việc đó.



Giáo Hội Công Giáo vật lộn trong đáp ứng đối với các tàn bạo của Hamas

Cùng một đường lối đấm ngực trên là bài viết của Tom McFeely và Joan Frawley Desmond trên National Catholic Register, khi cho rằng Giáo Hội không có cùng một tiếng nói.

Hai tác giả nhắc lại tuyên bố của Đức Phanxicô khi đọc kinhTruyền tin trưa Chúa nhật 8 tháng 10: “tôi theo dõi một cách lo lắng và buồn sầu điều đang diễn ra tại Israel, nơi bạo lực đã bùng nổ còn dữ dằn hơn nữa, gây ra hàng trăm cái chết và thương vong. Tôi bầy tỏ sự gần gũi với các gia đình và nạn nhân. Tôi cầu nguyện cho họ và cho mọi người đang sống những giờ khắc khủng bố và lo sợ. Cầu mong các cuộc tấn công và vũ khí dừng lại. Làm ơn”.

Ngài nói tiếp: “xin mọi người hiểu cho rằng khủng bố và chiến tranh không dẫn tới bất cứ giải pháp nào, nhưng chỉ dẫn tới chết chóc và đau khổ cho nhiều người vô tội. Chiến tranh là thất bại!Mọi cuộc chiến tranh đều là một thất bại! Chúng ta hãy cầu nguyện cho có hòa bình tại Israel và Palestine”.

Trước đó một ngày, tân Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, thượng phụ Latinh của Giêrusaalem, lên tiếng kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nhà lãnh đạo tôn giáo khắp thế giớigiúp làm giảm các căng thẳng: “Cuộc hành quân phát động từ Gaza và phản ứng của quân đội Do Thái đang mang chúng ta trở lại những thời kỳ tồi tệ nhất trong lịch sử gần đây của chúng tôi. Quá nhiều thương vong và thảm kịch, am cả các gia đình Palestine và Do Thái phải đương đầu với, sẽ tạo thêm nhiều hận thù và chia rẽ hơn nữa, và càng ngày càng hủy diệt hơn nữa bất cứ viễn ảnh ổn định nào”.

Hai tác giả cho rằng lối lên khuôn bạo lực cuối tuần qua, một lên khuôn đánh đồng cả người Palestine lẫn người Do Thái như là các nạn nhân như nhau, khiến đại sứ Do Thái bên cạnh Tòa Thánh bất mãn, lên tiếng cảnh cáo chống lại việc “vẽ những đường song song” giữa các hành động của Hamas và đáp ứng quân sự của Do Thái sau đó. Ông nhận định: “Trong những hoàn cảnh như thế, sử dụng sự mơ hồ và từ ngữ ngôn ngữ học nhằm gợi ý một cân xứng sai lạc phải bị phê phán… Đáp ứng của Israel trong những hoàn cảnh này không thể mô tả như bất cứ điều gì nhưng chỉ là quyền tự vệ của nó. Chắc chắn không thể mô tả là gây hấn. Vẽ những đường song song ở nơi chúng không có không phải là chủ nghĩa duy thực tiễn ngoại giao, nó đơn giản chỉ là sai lầm”.

Cha Benedict Kiely, sáng lập viên Nasarean.org, một cơ quan bác ái nhằm cổ vũ và vận động cho các Kitô hữu bị bách hại trên thế giới, tập chú vào Trung Đông nói với hai tác giả này rằng “Ý kiến cá nhân tôi là không nên đánh đồng. Nên thẳng thừng lên án vụ tàn sát am chúng ta a thấy. Không hề có ‘cân bằng’, tức ý niệm cho rằng hai bên đều có lỗi, trong biến cố này” vì có việc “tàn sát thường dân” diễn ra trong vụ tấn công Israel.

Hai tác giả cũng nhắc lại lời Đức Phanxicô nói sau đó, trong buổi yết kiến chung 11 tháng 10, tuy có nhắc đến quyền tự vệ của Do Thái, nhưng vẫn “vẽ các đường song song”. Ngài nói: “quyền của những người bị tấn công là tự vệ” nhưng lo ngại về vice “hoàn toàn bao vây người Palestine tại Gaza, nơi có rất nhiều nạn nhân vô tội” và lên tiếng kêu gọi hai bên tự chế: “Khủng bố và cực đoan không giúp đạt tới bất cứ giải pháp nào cho cuộc tranh chấp giữa người Do Thái và Palestine, nhưng đổ thêm dầu vào hận thù, bạo lực và trả thù, gây đau khổ cho cả đôi bên”.

Trong khi ấy, các nhà lãnh đạo Giáo Hội Bắc Mỹ, tuy có tham gia với Đức Giáo Hoàng trong lời cầu nguyện cho hòa bình và lời kêu gọi hai bên hạn chế, nhưng một số vị đi xa hơn hơn Đức Giáo Hoàng khi bày tỏ sự ủng hộ của các vị đối với Israel và lên án các hành động của Hamas.

Trong tuyên bố ngày 11 tháng 10, Đức Hồng Y Seán O’Malley của Boston nhận định rằng ngay trong bối cảnh khuôn mẫu tranh chấp vũ trang lâu đời của Trung Đông, “cuộc tấn công quân sự ồ ạt của Hamas vào Nhà nước Israel và người dân của nó vẫn là một trong những khoảnh khắc tồi tệ nhất trong lịch sử lâu dài này… Cả mục đích của cuộc tấn công lẫn các phương pháp man rợ của nó đều thiếu biện minh tinh thần hay luật pháp. Không hề có chỗ dành cho sự mơ hồ luân lý trong vấn đề này. Phản kháng chủ trương khủng bố và gây hấn này là bổn phận luân lý của các nhà nước được thi hành trong các giới hạn luân lý”.

Đức Tổng Giám Mục J. Michael Miller của Vancouver mô tả cuộc tấn công là “vi phạm nghiêm trọng không những luật quốc tế nhưng, còn quan trọng hoơn nữa, là vi phạm luật luân lý vốn viết sẵn trong lương tâm mọi hữu thể nhân bản”.

Tuy nhiên, theo tạp chí Crux, hôm thứ Năm vừa qua, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp kiến bà Deborah Lipstadt, đặc phái viên Hoa Kỳ chống chủ nghĩa bài Do Thái. Sau cuộc tiếp kiến, Đặc phái viên này cho hay Đức Giáo Hoàng gọi cuộc tấn công bất ngờ của Hamas là “tội ác”. Bà nói: “chúng tôi cũng đã thảo luận bạo lực lạnh xương sống tại Israel và bày tỏ quan tâm lớn lao của chúng tôi đối với các cuộc tấn công khủng bố tàn bạo đang diễn ra, điều mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô mô tả là tội ác”.

Tưởng cũng nên nhắc lại lời phát biểu của Đức Phanxicô trong buổi yết kiến hôm thứ Tư. Ngài kêu gọi thả mọi con tin và như trên a tường trình, ngài nhấn mạnh: “quyền của những người bị tấn công là tự vệ”. Điều này khiến ông Raphael Schutz, Đại sứ Israel bên cạnh Tòa Thánh hài lòng, ông phát biểu: “một cách nào đó, nó làm đầy khoảng chân không mà tôi cảm thấy cần phải làm đầy trong mấy ngày gần đây, đặc biệt đã thừa nhận quyền của Israel được tự vệ”.