Y TÁ BÁC SỸ PHỤC VỤ
Thân tặng những ai ‘Chọn Mầu Áo Blouse’

Chúng tôi theo tài liệu có giới hạn và không đề cập đến những người VN đang phục vụ ngành y tế tại Paris. Bài này xin ghi ơn các vị để lại công sức cho bệnh nhân.

1.Thánh Y Sỹ Phan Đắc Hòa (Thừa Thiên, 1787-1840) vừa là trùm họ vừa là y sỹ, sống đúng tinh thần ‘‘lương y như từ mẫu’’, chữa khỏi nhiều người, đem bệnh nhân về nhà hoặc trạm xá chữa trị, giúp đỡ người nghèo, bênh đỡ người già nua tuổi tác, yếu đuối. Ông còn khuyên can những người bỏ hút thuốc, bỏ uống rượu... (THS. tr. 474). Thánh nhân khuyên các con đến thăm trong tù : ‘‘Cha yêu thương các con và hàng chăm sóc các con. Nhưng cha phải yêu Chúa nhiều hơn, các con hãy vui lòng vâng Ý Chúa. Các con ở với mẹ, thương yêu nhau và chăm sóc việc nhà. Từ đây cha không thể lo cho các con được nữa. Chúa muốn cha chịu khổ, cha xin vâng trọn’’. Thánh nhân tử đạo tại pháp trường chợ An Hòa. Được phong Chân Phước 27.5.1990 và Hiển Thánh 19.6.1988. (Hạnh CT TĐ VN, 2018, tr. 121)

2) Linh mục Thiếu Tá Giuse Vũ Đức, gốc Phát Diệm, (linh mục năm 1970 qua đời 2010) Tuyên úy Trung Tâm Phục Hồi Lực Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ, Veterans Affaires Medical Center (VAMC), Detroit Mihigan, USA, kể lại rất nhiều trường hợp đau thương, trong các tác phẩm.

1) Chiều thứ Bảy, cô y tá yêu cầu ghé thăm một thiếu phụ, đang khóc vì mất đứa con đầu lòng. Giấc mơ thiên thần của chị tan như mây khói. Tuần sau tôi gọi điện thoại, thì chồng chị cho biết chị đã về bên ngoại cho khuây khỏa. Tôi email cho chị khuyên : Chúa không muốn đau khổ cho chị, nhưng là hậu quả bất toàn của con người. (Đau khổ vì mất người thân’, La, 2005. tr.91)

2) Tôi được tin một thiếu niên mới tắt thở. Thần chết đưa em ra đi, chấm dứt cuộc đời quá sớm giữa bao mộng đẹp. Để lại mất mát to lớn cho mọi người. Tôi đến thăm, yên lặng rung động trước đau buồn của gia đình. Người mẹ khóc hết nước mắt ‘xin trả con lại’. Tôi âm thầm xin bình an cho người còn lại. (Sđd, tr.100)

3) Bà Suzane bị ung thư ruột già, mắt mờ, nhìn người này ra người kia, ăn rồi nói chưa, gần đất xa trời. Giơ tay khờ khoạng, hiểu sai ý bác sỹ và y tá. Khi cầu nguyện tôi phải ghé sát tai. (Sđd, tr. 105)

4) Cô (người) Mỹ bị ung thư đã 3 năm, rất yếu. Vẫn mở cửa phòng. Khi nhìn cô, lòng tôi đau quặn. Cô đang phấn đấu đến giờ chót. (Sđd, tr. 13

5) Theo điện thoại mời tôi đến thăm một bà mẹ sắp ra đi. Các con cháu thay nhau giã biệt :
- Người con gái lớn : Mẹ ơi, đến giờ mẹ ra đi, đừng bận tâm đến chúng con. Xin mẹ phù hộ chúng con, sống đẹp như mẹ.
- Người con kế : Bây giờ mẹ về bên Chúa, khỏi đau đớn, lo phiền
- Con gái út : Mẹ ơi, đừng bỏ con, con sẽ khổ, nếu không có mẹ kề bên
- Cháu ngoại : sao ngoại không ở với con, đưa con đi chơi hay dạo phố. Biết lấy ai thay?

3. Bác sỹ William Osler, tại Anh, trong nhà thương quân y, vào thế chiến thứ hai, cặm cụi chữa trị cho binh lính, người bị thương tới tấp chở vào. Trong đó con ông. Ông nói với các bác sỹ và y tá đồng môn : Yêu thương binh lính bị thương đồng đều, bất kể là con mình. Gương một bác sỹ tận tâm.

4.Ông bà bác sỹ Pierre Marie Curie (Varsovie 1867- Passy 1934).
Bà Bs Marie Curie tên thật là Sklodowska Maria Curie kết hôn với Bs Pierre Curie (1895-1906). Năm 1911, ÔB được Nobel Chimie : ‘En Reconnaissance de ses services de la Chimie par la Découverte des Éléments radium. ÔB có giờ dạy tại Sorbonne. Hài cốt cả hai được đặt tại điện Panthéon, Paris. ÔB có hai con : Irène Joliot Curie và Eve Curie. Ở Paris có viện bảo tàng, Nhà Thương, Laboratoire… mang tên ‘Curie’.

5. Y tá Freddy Durrleman (Roubaix, 1881-1944),
Hàng năm cứ tới ngày 11.11, nước Pháp và các nước tham dự đệ nhất thế chiến (1914) làm lễ tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh. Giáo Hội Pháp đưa con số 32.000 Công Giáo, tu sỹ thiệt mạng vì công tác mục vụ tại chiến trường. Trong đó có Y tá Freddy Durrleman, có vợ, 3 con, Y tá trong nhà thương Quân Đội Bégin, được sai đi biên giới Dardanelles. Tại mặt trận biên giói, anh đã vào sinh ra tử cứu người bị thương. Trong thư gửi cho vợ, anh kể làm việc chung với hai bác sỹ, bất kể ngày đêm vì thương binh quá đông. Đôi khi anh còn giữ vai trò ‘‘tuyên úy hay mục tử’’, an ủi nâng đỡ bệnh nhân về tinh thần. Đành tuyệt vọng vì vết thương quá nặng

6. Bác sỹ Alexandre Émile Jean Yersin (Thụy 1863- Việt Nam 1943) Ân nhân của Việt Nam. Alexandre Émile Jean Yersin là bác sĩ y khoa, nhà vi khuẩn học, và nhà thám hiểm người Pháp và Việt Nam. Ông được nhắc đến như là người đồng phát hiện ra trực khuẩn gây ra bệnh dịch hạch, sau này được đặt tên để vinh danh ông (Yersinia pestis). Ông cũng là người khám phá Cao nguyên Lâm Viên và vạch ra một con đường bộ từ Trung Kỳ sang Cao Miên, cũng là người thành lập và là hiệu trưởng đầu tiên của Trường Y Đông Dương. Ông được người dân xóm Cồn gọi bằng cái tên thân thuộc: "Thầy Năm".

Yersin sinh 1863 tại Thụy Sĩ, là con út trong gia đình có ba người con. Họ là thành viên Giáo hội Tin Lành Cải cách Tổng Vaud. Mẹ ông là hậu duệ của những người Huguenot ở Cévennes phải đào thoát khỏi nước Pháp để tránh bị bức hại tôn giáo. Cha ông Alexandre (1825-1863), giáo viên môn khoa học tự nhiên, kiêm nhiệm chức quản đốc kho thuốc súng, và say mê nghiên cứu các loại côn trùng. Bị xuất huyết não, qua đời chỉ ba tuần lễ trước khi Yersin ra đời. Mẹ ông một mình nuôi ba con (Émilie, Franck, và Alexandre)

Tốt nghiêp trung học, 1883 Yersin đến Lausanne học y khoa, rồi sang Marburg, Đức, tiếp tục theo đuổi ngành học của mình. Năm 1885, ông đến Pháp, nghiên cứu y học tại Hôtel-Dieu de Paris. Năm 1886, ông gia nhập viện nghiên cứu của Louis Pasteur tại Trường Sư phạm Paris (École Normale Supérieure) và tham gia việc phát triển huyết thanh ngừa bệnh dại. Năm tuổi 25, nhận văn bằng Tiến sĩ Y khoa với luận án Étude sur le Développement du Tubercule Expérimental (Nghiên cứu về sự phát triển của bệnh lao bằng thực nghiệm), Yersin sang Berlin theo học lớp vi trùng học kỹ thuật. Trở về Paris, Yersin xin nhập quốc tịch Pháp. Ông gia nhập Viện Pasteur, Paris, mới lập 1889. Qua làm việc và qua đời tại VN

7. Các bác sỹ thí nghiệm cách điều trị mới. Không kết quả. Bó tay… Vào phòng mổ, y tá không muốn chích thuốc gây mê, vì tin rằng ông không thể sống thoát. Bà vợ nói, đây là lúc xấu nhất của y khoa. Nhưng là lúc tốt nhất ngoài khả năng con người. Nó hoàn toàn nằm trong tay Thiên Chúa và Mẹ Têrêxa. Tôi xin Chúa chửa lành anh, nếu không xin Mẹ Têrêxa tháp tùng anh về nhà Cha an toàn.

Còn Marcilio trước khi mổ, trải qua cơn đau đầu lâu và cực mạnh...Và khi thức dây, anh thấy mình ở nơi khác, không còn đau nữa, tự hỏi mình đang làm gì đây? Tôi cảm thây bình an khác thường

Hôm sau, Fernanda, đi một mình đến bệnh viện. Vui vì đêm qua, không nhận được cú điện thoại nào, tin rằng chồng bình an. Găp nhân viên nhà thương, rất ngạc nhiên cho biết ông bị chứng tràn đỉnh não (Hydrocephaly) sẽ nguy tới sinh mạng. Nhưng nay đã biến mất. Anh hết đau, không cần chăm sóc đặc biệt, đang ở phòng bình thường.

Bà Fernanda cho hay, nhà thương không biết chồng mình hết bệnh. Nhưng tôi biết Mẹ Têrêxa đã cứu. Lúc ấy, tôi chỉ biết khóc vì sung sướng và hạnh phúc. Tôi qùi gối cầu nguyện.

Bà vào phòng bệnh nhân, thấy chồng khỏe, vui tươi. Bà điện thoại nói : Anh Marcilio lành rồi, Mẹ Têrêsa ở với anh suốt đêm. Đây là phép là trong đời anh và hai chúng tôi.

Bà cho hay, trước phép lạ, chúng tôi trải qua nhiều khó khăn và thẩm thấu và củng cố đức tin trong gia đình. Phép lạ này ghi trong sách của ký giả báo Time, David Van Biema, Mother Terexa : A Moderne Saint’’ (Mẹ Terexa : Vị Thánh Vĩ Đại

8. Đồng Tiền Gieo Giống
Ngày kia vào cuối tuần, một gia đình qúi tộc Anh từ lâu đài Blenheim, dẫn con về quê chơi. Trong khi nô đùa, cậu trai nhỏ trong gia đình xa xuống đầm nước sâu. Vì không biết bơi, cậu bé quần quại như vô vọng. Nghe tiếng kêu cứu, cậu bé làm vườn chạy đến kịp, vực cậu con công tử bé nhỏ lên.

Ông Randolph, cha cậu bé nhà giàu hỏi cậu bé nhà nghèo:
- Khi lớn lên con muốn làm gì?
- Chắc con tiếp tục làm nghề làm vườn.
- Con không còn ước mơ nào cao và lớn hơn sao?
- Dạ, nhà con nghèo thế này còn mơ ước gì cao xa, à!
- Nhưng nếu con ước thì con ước gì ci chứ?
Rụt rè, ấp úng, cậu bé nói:
Thưa, con muốn đi học, muốn làm bác sỹ.

Sau này cậu bé không biết bơi được vớt lên trở thành vĩ nhân của nước Anh. Cậu tên là Winston Churchill (Oxfordshire, 1874-1965), lớn lên trong phong lưu đài các. Năm 22 tuổi Churchill tốt nghiệp sỹ quan kỵ binh. Lập gia đình vói Clementine Hozier, năm 33 tuổi. Ông tham gia 3 trận chiến tại Cuba (1895), tây bắc Ấn Độ (1987), Sudan (1898). Vừa đánh ông vừa làm phóng viên chiến trường. Năm 1900 ông làm dân biểu, rồi làm bộ trưởng, và thủ tܧng (1911-1915), lãnh đao Đảng Bảo Thủ, giữ vai trò quan trọng trong đệ nhị thế chiến. Nước Anh hãnh diện về tài ba chính trị của ông. Ông là một chính khách làm nên lịch sử, đánh dÃu giai Çoån hào hùng của Anh quốc thắng được quốc xã, và cứu vãn nền văn minh thế giới. TØ 1931 ljn 1939, Ông viết 11 cuốn sách, hơn 400 bài báo và 368 bài diễn văn. Ông được giải thưởng văn học năm 1953 với trọn bộ sách 6 cuốn ‘‘Lịch sừ trận chiến thứ hai’’. Ông qua đời năm 91 tuổi, trước sự thương tiếc của cả nước Anh.
Nhờ hảo tâm của chủ gia đình giàu có, cậu bé con người làm vườn thành bác sỹ. Đó là bác sỹ Sir Alaxander Fleming (Darvel, Ayrshire, 1881-1955). Năm 1928, bác sỹ khám phá ra trụ sinh Péniciline. Năm 1945, ông đồng được giäi thưởng Nobel y học với Ernest Boris Chain (1906-1979) và Sir Howard Florey (Úc, 1898-1969). Ba bác sỹ làm việc chung và khám phá ra Péniciline. (Phạm Bá Nha ‘Gieo Vui’, Paris, 2018)

9. Đáng trả bằng ly sữa
Tại tỉnh nhỏ xa, cậu bé lang thang chỉ còn 10 xu, gõ cửa nhà bà giàu có xin ly nước lạnh. Thay vì nước thiếu phụ cho sữa. Cậu bé hỏi bao nhiêu? Bà trả lời mẹ dạy: Không nhận gì khi làm việc gì cho ai. Sau, cậu thành bác sỹ tên Howard Kelly. Khi thiếu phụ lâm bệnh nặng.
Vào nhà thương, ra khỏi thanh toán với hóa đơn, số tiền quá lớn. Khi nghe tên bệnh nhân, Bs Kelly lại, bà nước mắt tuôn tràn kêu lên bên cạnh hóa đơn : Đã trả tiền bằng ly sữa. Ký tên, Bs Howard Kelly (Phạm Bá Nha ‘Gieo Vui’, Paris, 2018, số 17)

10. Y Tá Phó Tế Vĩnh Viễn Jean Gras (1938-2009), ngụ 138 rue Crimeé, Paris 75019. Sinh tại nam Pháp trong gia đình có 6 anh em. Từ nhỏ, Jean muốn trở thành Linh Mục nhưng không toại nguyện. Lên Paris, độc thân, nuôi mẹ và em tàn tật, học và hành nghề y tá tại Cochin 35 năm, Paris 14. Sau nghỉ hưu, thày học khóa Ptvv và phục vụ tại Gx St- Jacques Saint Christophe, Crimé, 75019, trong 11 năm. Hàng năm Thày hướng dẫn hành hương Lộ Đức nhóm khuyết tật. (Ptvv, Thày là ai? GXVN Paris, 2015, ttr. 525-527)

11.Bs Phó Tế Vĩnh Viễn Philippe Mercier (1940-2021), có 4 con, ngụ tại 44 Cité des Fleurs, Paris 75017, Gx St Joseph, cạnh GXVN chúng ta. Bs này đã được rửa tội tại nhà thờ Saigon (1940) khi bố mẹ làm việc tại Saigon. Trả lời phỏng vấn khi lãnh chức Ptvv: ‘Ánh sáng Tin Mừng phải được chiếu rõi khắp nơi’? (Paris Notre Dame, số 726, 26 Mars 1998, p. 6)
Cả hai Phó Tế Vĩnh Viễn trên chịu chức cùng ngày 29.3.1998 tại Notre Dame de Paris, với hai thày GXVN là Ignacio Thạch và Phêrô Nha. Rất thân thiện với nhóm VN trong 3 năm học cạnh Notre Dame de Paris.

Kết luận bằng ca dao VN đánh động thúc đẩy tinh thần phục vụ
Thế gian chuộng của chuộng công,
Nào ai có chuộng người không bao giờ
Thế gian còn dại chưa khôn
Sống mặc áo rách chết chôn áo lành
Thói đời hay chuộng bề ngoài
Nào ai ai đã biết ai hơn nào
Thức khuya mới biết đêm dài
Ở lâu mới biết lòng người có nhơn

Kết luận khác qua lời ĐGH Phanxicô mới xuất viện hôm trước, trong giảng lễ Lá, 2.4. 2023, phải ‘Từ bỏ nếp sống cũ, mặc lấy đức tính tốt’. ĐTC nói: Trong Thánh Kinh chữ ‘từ bỏ’ sử dụng trong trong những trường hợp khác nhau: Tình yêu không thành, bị từ chối, bị phản bội; trẻ em bị bỏ rơi, phá thai; hôn nhân tan vỡ; góa buội; xã hội bất công… Tội tình gì mà Chúa Giêsu kêu lên: ‘Lạy Chúa, sao Chúa bỏ rơi con’. Chúa vẫn tha thứ khi bị đóng đinh. (Vietcatholic.net 2.4.2023)