Học thuyết xã hội của Giáo hội mời gọi chúng ta trở thành những tác nhân cho niềm hy vọng

Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết sự tưởng niệm, phép rửa và hy vọng, trong thông điệp của ngài gửi tới các tham dự viên của Đại hội hàng năm lần thứ 10 về Học thuyết Xã hội Giáo hội.
(Tin Vatican)

Thứ Năm (26/11/2020), Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video tới những người tham dự viên Đại hội lần thứ mười về Học thuyết Xã hội Giáo hội, diễn ra tại Verona, Ý từ ngày 26 - 29/11.

Gửi lời chào thân ái tới những tham dự viên hiện diện thể lý cũng như trực tuyến, Đức Thánh Cha nhấn mạnh tới phương pháp luận sáng tạo của Đại hội, nhằm thúc đẩy các cuộc gặp gỡ giữa "nhiều người khác nhau trước sự nhạy bén và hoạt động của họ, nhưng tất cả đều qui về một mối là xây dựng công ích."

Một Đại hội đặc biệt
Đức Thánh Cha đã qui sự chú ý đến các hoàn cảnh cụ thể của Đại hội kỷ niệm năm nay, nêu bật cuộc khủng hoảng về sức khỏe vẫn còn đang tiếp diễn gây nên "những vết thương nghiêm trọng cho cá nhân và xã hội."

ĐTC nhắc tới sự vắng mặt đặc biệt của cha Adriano Vincenzi, người điều hợp chín Đại hội trước đây, đã qua đời vào tháng 2 năm 2020.

Nhắc lại sự phục vụ dấn thân của cha Vincenzi, Đức Thánh Cha Phanxicô ca ngợi đặc điểm đặc biệt của ngài là bắt đầu các qui trình mà “người khác sẽ thu gặt thành quả” với niềm hy vọng được gieo vào mầu nhiệm của những điều thiện hảo được gieo trồng.

Hồi nhớ và tương lai
Đức Thánh Cha cho biết chủ đề của năm nay là - "Hồi nhớ về tương lai" - mời gọi mọi người hăng say đi vào lãnh vực sáng tạo hầu cho phép chúng ta "thăng tiến về tương lai."

Đối với các Kitô hữu, Đức Thánh Cha lưu ý, “tương lai có một danh xưng và danh xưng ấy là hy vọng”.

Hy vọng: nhân đức của con tim
Đức Thánh Cha giải thích, hy vọng là “đức tính của một trái tim không chịu khuất mình trong bóng tối”. Một trái tim không bị sa lầy trong quá khứ, không chỉ sống trong hiện tại, nhưng biết “hướng về ngày mai”.

ĐTC nói, ngày mai đối với các Kitô hữu là một “đời sống được cứu chuộc” - niềm vui của ân ban là được gặp gỡ trong tình yêu Ba Ngôi.

Theo ý nghĩa này, là Giáo hội có một triển vọng sáng tạo và hướng về cánh chung, không bị cám dỗ dừng lại trong ký ức, điều mà Đức Thánh Cha mô tả là “một tâm bệnh thiêng liêng”.

Hoài cổ
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: Để rõ thêm cái niềm xác tín và động lực của Kitô giáo không phải là hoài niệm quá khứ, mà là kín múc cái hồi nhớ vĩnh cửu của Thiên Chúa Cha mà sống “đời Bác ái yêu thương”.

ĐTC giải thích thêm: Theo tư tưởng của một văn hào Nga tên là Ivanovic Ivanov thì bản năng của những gì hồi nhớ về Chúa chính là sự Ngài hiện hữu.

Do đó, ký ức được liên kết với bản chất tình yêu và cảm nghiệm trở thành một trong những chiều kích thâm sâu nhất của con người - chứ không phải nỗi nhớ “làm bóp ngẹt khả năng sáng tạo, biến chúng ta thành những con người gỗ đá và độc đoán” - trong các lĩnh vực xã hội, chính trị và giáo hội.

Bí tích Thanh Tẩy, sự sống và kỷ niệm
Đức Thánh Cha Phanxicô khẳng định: Là Kitô hữu, chúng ta được mời gọi sống Bí tích Thanh Tẩy.

Đức Thánh Cha nói: Chúng ta đã “nhận được món quà sự sống hiệp thông với Thiên Chúa, với tha nhân và với các loài thụ tạo.” Cuộc sống của chúng ta chính “là sự sống của Chúa Kitô”, vì vậy chúng ta không thể sống là những kẻ tin vào Chúa, nếu chúng ta không biểu lộ chính sự sống của Ngài ra qua chính cuộc sống của chúng ta!

Vì vậy, được sát nhập vào đời sống tình yêu của Ba Ngôi, chúng ta có khả năng – hồi nhớ về Thiên Chúa. Vì vậy, chỉ có tình yêu mới không làm chúng ta lơ là che63ng mảng, vì chính tình yêu tìm được căn nguyên của nó, được phát sinh trong tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần.

Đức Thánh Cha giảng giải: Nhìn theo cách thức này, thì một cách nào đó, toàn bộ cuộc sống của chúng ta phải là “một nghi lễ phụng vụ, một sự hồi nhớ, một kỷ niệm trường cửu về sự Phục sinh quang vinh của Chúa Kitô.”

Sống như những người tin
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích rằng sống hồi nhớ về tương lai là cam kết với chính mình trong việc làm của Giáo hội là “trở thành sự khởi đầu và là hạt giống cho vương quốc của Thiên Chúa trong vũ hoàn”.

Điều này có nghĩa là sống như những người tín hữu hòa mình vào xã hội, đồng thời “biểu tỏ sự sống của Thiên Chúa mà ta đã lãnh nhận khi chịu Phép Rửa, để ngay từ bây giờ chúng ta có thể biểu tỏ sự sống mai hậu, một cuộc sống hiệp thông với Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần.” Bằng cách này, chúng ta có thể thắng vượt được cơn cám dỗ không tưởng, làm giảm việc loan báo Tin Mừng, giảm thiểu chúng vào những giới hạn xã hội học, lý thuyết kinh tế hoặc cục bộ chính trị.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Chúng ta cần dấn thân vào thế giới, với sức mạnh và sự sáng tạo của sự sống của Thiên Chúa trong nội tâm chúng ta, để thu hút con tim mọi người và hướng dẫn họ về Tin Mừng của Chúa Giêsu. Bằng cách này, chúng ta có thể trở nên những hạt giống trổ sinh một nền kinh tế mới toàn diện và một thể chế chính trị có khả năng yêu thương”.

Kết thúc thông điệp, Đức Thánh Cha đề cập đến các tác nhân khác nhau của xã hội học tại Đại hội về Học thuyết Xã hội Giáo hội lần này, kêu gọi họ tiếp nối con đường mà cha Adriano Vincenzi đã vẽ vạch ra cho họ thông qua các kiến thức của cha về chủ đề này - một con đường mà Đức Thánh Cha xác tín sẽ đưa dẫn họ thành những con người xây dựng các nhịp cầu nối kết...