Giêrêmia 23: 1-6; Tvịnh 22; Êphêsô 2:13-18; Máccô 6: 30-34

Khi chúng ta đọc hay nghe phúc âm thánh Máccô nói về việc Chúa Giêsu định thinh lặng cầu nguyện cho riêng Ngài và các môn đệ, thi chúng ta biết chắc là nơi Chúa Giêsu và các môn đệ định đến sẽ có rất nhiều dân chúng chờ đợi họ để mong được giúp đỡ. Phúc âm thánh Máccô rất bận rộn nhiều chuyện và đó là điều chúng ta nghe trong phúc âm hôm nay. Các môn đệ sau khi đi rao giảng như trong phúc âm tuần trước (6: 7-13) trở vể tường trình với Chúa Giêsu. Hôm nay các môn đệ họp với Chúa Giêsu "như bầy chiên tụ họp chung quanh người chăn dẫn". Các ông báo cáo việc các ông đã làm và Chúa Giêsu bảo họ hãy "lánh vào một nơi thanh vắng để nghỉ ngơi đôi chút".

Phúc âm thánh Máccô không phải là phúc âm nói về việc nghỉ ngơi. Mới nghe có vẻ như nó mới được viết ngày hôm qua, một phúc âm có vẻ cách tân cho những môn đệ hôm nay sống trong nhiều áp lực của cuộc sống đầy bức xúc như: năng lượng quá hạn hẹp, quá nhiều phiền toái, quá nhiều sự sai lầm về việc phân biệt những gì là thiết yếu và vì bề bộn công việc nên chúng ta thờ ơ. Vâng, giải quyết tất cả bằng “gọi điện”, cho dù chúng ta là những người truyền giáo chuyên trách, những người tình nguyện phục vụ giáo hội, hay những người chăm chú vào cuộc sống tất bật - loại Chúa Giêsu và các môn đồ của Ngài ra ngoài. Do vậy nếu Phúc âm của thánh Máccô có bất kỳ sự diễn tả gì về đời sống của bạn, thì phúc âm nầy là dành cho bạn.

Nhưng, nêu lên nhiều việc phải làm. Như Chúa Giêsu đã sai các tông đồ ra đi thực hiện những việc như giảng dạy, chữa lành và trừ quỷ dữ. Những sự kiện trong phúc âm đầy tính liên tục, mỗi sự kiện diễn ra là nối tiếp theo một sự kiện khác. Hết việc này đến việc nọ. Chúng ta cảm thấy hoạt động rất nhiều, thế nên chúng ta hiểu được vì sao Chúa Giêsu và các môn đệ cần họp lại để nghỉ ngơi đôi chút. Tôi tự hỏi có phải Chúa Giêsu chỉ muốn các môn đệ có dịp nghỉ ngơi thôi hay Ngài còn tạo dịp để nhắc các ông nhớ là làm môn đệ là phải làm đủ thứ việc, không những chỉ hăng hái chấp nhận đám đông dân chúng, nhưng còn phải chấp nhận thập giá, sự đau đớn và hy sinh của người môn đệ.

Nếu các môn đệ không nghĩ đến cây thập giá trong việc thực hiện sứ vụ của mình thì họ không phải là môn đệ theo Chúa Giêsu. Trước tiên, đó là việc xãy ra khi Chúa Giêsu tiếp nhận cây thập giá thì các ông bỏ chạy. Thánh Máccô viết phúc âm cho một cộng đoàn đang gặp thập giá vì sự bắt hại, và thánh Máccô muốn cho giáo hội tiên khởi và chúng ta không chĩ nhìn mình theo cách đánh giá của thế gian về thành quả hay thất bại. Đó chính là cách Chúa Giêsu muốn bảo các môn đệ lánh riêng ra khỏi đám đông để tránh ánh hào quang của sự nổi tiếng - Ngài có thể hướng dẫn các ông đầy đủ hơn về việc làm môn đồ.

Có thể chúng ta cũng phải lánh riêng ra khỏi sự bận rộn ồn ào của công việc làm ăn để thử ngẫm lại xen chúng ta đã làm gì khi là môn đệ theo Chúa Giêsu và hậu quả đã xãy ra trong đời sống chúng ta. Ngay cả những người trong chúng ta đã dấn thân vào việc phục vụ giáo hội hay phục vụ cộng đoàn ngoài xã hội, chúng ta cũng cần phải tự hỏi xem chúng ta đã bỏ sót những ai cần được giúp đỡ. Có những việc phục vụ của chúng ta không ai quan tâm hay không được khen ngợi. Có những nơi cần chúng ta phục vụ mà chúng ta không đến?

Có người anh em trong chúng ta cảm thấy là mình đang phục vụ ở đúng chỗ và cần phải tiếp tục, như trong gia đình, nơi công cộng hay trong giáo xử. Dù sao đi nữa Chúa Giêsu là Đấng chăn chiên và Ngài chăm sóc đến nhu cầu của các môn đệ. Và đôi khi Ngài mời gọi chúng ta nên nghỉ ngơi đôi chút. Chúa Giêsu đưa đoàn chiên Ngài đến nơi nghỉ ngơi "thanh vắng" là nơi họ khỏi bị quấy rầy và họ có thể chú trọng đến lương thực Ngài cho họ là bió tích Thánh Thể này. Ngài muốn cho chúng ta hội họp quanh Đấng chăn chiên. Ngài muốn cho chúng ta những gì chúng ta cần để tiếp tục làm môn đệ cho Ngài. Có người cần phải có nhiều thì giờ để tập huấn, suy ngẫm và được nuôi dưởng. Có những người có thể ra đi, đến những cộng đoàn để tĩnh tâm, đến những trung tâm tĩnh tâm và nghỉ dưỡng. Cần nhiều nơi "thanh vắng" như thế trong lúc này để Chúa Giêsu có thể ngự giữa chúng ta và giúp chúng ta hồi tâm lại.

Chúa Giêsu trông thấy "đám đông quần chúng" cần được giúp đỡ. Vì Ngài là Đấng chăn chiên, Ngài muốn nuôi dưởng họ. Trước hết, Ngài sẽ dạy dỗ họ, vì họ cần lương thực tinh thần, rồi kế đó Ngài sẽ cho họ lương thực phần xác. Ngài trông thấy ngay là họ đói khát vì họ là như những "con chiên không người chăn dẫn". Thánh Máccô cho chúng ta thấy Chúa Giêsu giúp chúng ta nhiều hơn nữa. Chúng ta cảm thấy sự thiếu thốn và hoan lạc của quần chúng vì họ là một đám đông không người chỉ bảo và hướng dẫn. Họ cần một người chăn dẫn có thể dạy dỗ họ và dẫn dắt họ để họ được trông thấy rõ lối đi trong đời sống họ.

Lòng cảm thương của Chúa Giêsu thường được gợi lên bởi tình trạng thể chất của một ai đó như kẻ bị đui mù, điếc và bị què v.v... Nhưng dân chúng cần nhiều hơn là sự chữa lành về phần xác. Họ cần được biết Chúa Giêsu và đến gần Ngài. Bạn đã bao giở ở bên cạnh một người bị ốm nặng và được an lành bởi đức tin của họ chưa? Tôi tự hỏi làm sao người đó có thể tin tưởng được trong trường hợp trầm trọng đó? Chính thật là đức tin của người đó có nguồn gốc ở ngoài bản thân họ. Bạn cảm thấy là Chúa Giêsu đã trông thấy người đó như Ngài đã trông thấy đám đông quần chúng. "Ngài chạnh lòng thương xót họ" Bạn có nghĩ là người bệnh nặng đã được chính Đức Kitô hướng dẫn và cho của ăn từ nơi "thanh vắng" mà không có ai giúp đỡ được hay không?

Lời hứa chúng ta nghe trích từ sách ngôn sứ Giêrêmia đã được thực hiện qua Chúa Giêsu. Về đoàn chiên tan tác trong Israel Thiên Chúa phán "Chính Ta sẽ quy tụ đoàn chiên Ta còn sót lại từ khắp mọi miền..." Đó là điều Thiên Chúa đã làm. Thiên Chúa gởi đến một Đấng chăn chiên mới có lòng cảm thương các chiên bị tan tác. Ngay trước đoạn sách này chúng ta được biết ông Gioan Tẩy Giả bị vua Hêrôdê giết. Sự chết của ông Gioan là hình ảnh của Chúa Giêsu trong phúc âm hôm nay, có gợi ý là Chúa Giêsu cũng sẽ bị giết, và các môn đệ Ngài sẽ như đoàn chiên tan tác không người chăn dắt để quy tụ lại. Các ông không tự làm điều này được, vì khi Chúa Giêsu chết họ chạy tan tác. Nhưng khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài sẽ quy tụ họ lại và cho họ sức mạnh theo chân người Mục Tử. Cũng như Chúa Giêsu các môn đệ sẽ sống để trở nên như người Mục Tử tốt lành.

Chúa Giêsu trông thấy đám đông quần chúng đang thiếu thốn, và Ngài cảm thấy khó chịu vì sự nghỉ ngơi của Ngài và các môn đệ bị xáo trộn. Thánh Máccô nói khi Chúa Giêsu trông thấy đám đông "Ngài chạnh lòng thương" nên Ngài muốn làm gì cho họ. Thường chúng ta không thich dùng từ "thương xót", và khi chúng ta nói "tôi thương hại bạn" nghe như bạn đang nhìn xuống họ như là kẻ ở cấp dưới khiến họ cảm thấy khó chịu.

Như chúng ta biết, Chúa Giêsu chăm sóc cho dân chúng từ sự thương xót của Ngài không phải chỉ trong chốc lát. Nhưng đó chính là một mối quan tâm lâu dài đầy tính nhân hậu của Ngài, giống như hành vi trợ giúp của chúng ta cho người khác. Chúng ta cảm nhận dược nỗi đau của họ và chúng ta thương cảm lẫn xúc động và quyết định làm điều gì đó cho họ. Sự trao đổi giữa phản ứng của chúng ta phát sinh từ nhu cầu của một ai đó đã vượt qua những rào cản thông thường cách biệt con người như: chủng tộc, giới tính, quốc tịch, kinh tế, v.v... Khi chúng ta cảm thấy thương mến người khác, và chúng ta liên kết với Thiên Chúa. Để thể hiện tình thương của Ngài trên khắp cùng trái đất.

Suốt phúc âm thánh Máccô tất cả những người theo Chúa Giêsu được gọi là môn đệ. Nhưng trong đoạn sách này họ là các "tông đồ". Đây là lần duy nhất trong tin mừng thánh Mácco từ "tông đồ" được xử dụng. Đó là tên mới cho họ và gợi lên một mối quan hệ mới giữa họ và Chúa Giêsu. Vị Mục Tử sửa soạn cho các "tông đồ", để rồi họ được sai đi giảng dạy và làm các việc như Chúa Giêsu đã làm.

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP


16th SUNDAY (B)
Jeremiah 23: 1-6; Psalm 23; Ephesians 2: 13-18; Mark 6: 30-34

When you read, or hear, in Mark’s gospel that Jesus is planning a quiet retreat for himself or his disciples, you can be sure their rest is going to be interrupted by the needs of the people. Mark is a busy gospel and that’s what happens in today’s passage. The apostles return from the preaching and healing ministry Jesus had sent them on – remember last week’s gospel (6: 7-13)? Today we are told that they, "gathered together with Jesus," the way sheep gather with their shepherd, and that they made a report of their preaching mission. Jesus invites them to come apart with him to "a deserted place and rest awhile."

But Mark’s is not a gospel for resting, there is much to do; there are many needy people. It sounds like it was written yesterday, a modern gospel for modern disciples who have too many pressing needs, too limited energies, too many distractions, too much confusion about what’s really important and what’s just busy work that distracts us from our calling. Yes, "calling," whether we are full time paid ministers, church volunteers, or people leading very busy and demanding lives – the kind Jesus and his disciples lead in Mark’s gospel. If any of the above describes your life, then Mark is the gospel for you.

Jesus had sent the apostles out to do the very things he was doing, teaching, healing and driving out demons. In this action-filled gospel one event follows quickly upon another. We can sense the rush of activity and can understand the need Jesus and his apostles have for rest and regrouping. I wonder if Jesus not only wanted to give his disciples a chance to rest, but also to remind them about all that discipleship would entail – not just enthusiastic acceptance by the multitudes, but the cross, pain and sacrifice of true discipleship.

If the disciples don’t include the cross in their understanding of ministry they will fail as Jesus’ followers. At first, that’s what happens, because when Jesus meets his cross, they scatter. Mark was writing for a community that was facing the cross of persecution and his gospel is trying to show that early church and us, not to measure ourselves by worldly standards of success and failure. Maybe that is why Jesus is trying to pull his disciples away from the popularity spotlight – to instruct them more fully on discipleship.

Maybe we too have to go against the tides of rush and busyness to evaluate our call to follow Jesus and the consequences it has on our lives. Even those of us who are already involved in church, or public service, must ask ourselves if there are people we are neglecting and other needs to address. Are there people or services we must attend to that might not be as noticed, or as lauded as what we are now doing – but might be where we are being called to live out our discipleship?

There are those of us who sense we are ministering in the right places and should continue doing so, whether at home, the public market place, or at our church. Nevertheless, Jesus is the shepherd who tends to the needs of disciples and calls us, now and then, to rest. He takes his flock to a "deserted place," where they won’t be distracted and will be able to focus on the food he wants to give them – his presence and his word. As he is doing for us at this Eucharist. He sees that we need to gather around our Shepherd. He wants to give us what we must have to continue as his disciples. For some we may need more time to focus, reflect and be nourished. Surely our parish offers periods of retreat, renewal and input. And for those who can manage to get away, there are retreat houses and spirituality centers. There are various modern "deserted places," where Jesus would be with us to help us gather our scattered spirits.

Jesus sees the needy "vast crowd" and, as their shepherd, he decides to feed them. First, he will teach them, because their spirits need the food he has for them. Then he will give them food for their bodies. He immediately spots their more severe hungers for, "they were like sheep without a shepherd and he began to teach them many things." Mark is showing us that Jesus is more than sufficient for us. You can sense the chaos and "lostness" of the people, they are a crowd – a leaderless and directionless crowd. They need a shepherd who can teach and direct them; bring order and vision to their lives.

Jesus’ compassion is frequently stirred by a person’s physical condition, because they are blind, deaf, crippled, etc. But this crowd needs something even more important than a physical cure; they need to know and be with Jesus. Have you ever been with someone seriously ill and been moved by their calm faith? I wonder how they can seem so trusting in such dire straits? It is obvious their faith has another source, other than themselves. You sense that Jesus has taken notice of them, the way he did the crowd, "his heart was moved with pity for them...." You realize the sick person has been taught by Christ himself, given food in a "deserted place" that no one else could provide under the circumstances.

The promise we heard in Jeremiah is being fulfilled in Jesus. About Israel’s scattered sheep, God has said, "...I myself will gather the remnant of my flock...." That’s what God is doing. God sent a new Shepherd whose heart was moved with compassion for the scattered sheep, just as God’s was. Just prior to today’s passage we learn of John the Baptist’s death at Herod’s command. This threat of death foreshadows today’s gospel passage and suggests that Jesus too will be killed and his disciples will have to be the shepherds to guide the scattered flock. They won’t be able to do this on their own, for at Jesus’ death they too will scatter. But his resurrection will bring them power to follow in the Shepherd’s footprints. Like Jesus, they will give their lives to be true shepherds.

Jesus sees the vast and needy crowd and his first reaction isn’t annoyance at having the quiet break he planned for himself and his disciples interrupted. Instead, Mark tells us, when Jesus sees the crowd, "his heart was moved with pity for them." Usually we don’t like the world "pity." It sounds so condescending. When we really are annoyed with someone, a way of telling them how disgusted and disappointed we are is to say, "I pity you."

But we know, from Jesus’ subsequent care for the people, that his pity isn’t condescending. It is more a deep feeling of concern, like the kind that moves us to act on another’s behalf. We see or hear of another’s pain and we feel pity or compassion and decide to do something for them. This exchange between someone’s need and our response transcends the usual barriers that often separate humans: race, gender, nationality, economics, etc. When we feel pity for another, we are united with God whose compassion goes out to all God has created – humans and the very earth itself.

Throughout Mark’s gospel those following Jesus are usually called "disciples." But in today’s passage they are called "apostles." It is the only time in the gospel that Mark uses this title. It’s a new name for them and suggests a new relationship with Jesus. The Shepherd is preparing "apostles," then and now, those to be sent in his name to teach and act as he did.