Đây chính là thái độ dân chúng nơi làng mạc Đức Kitô đối xử với Ngài. Thực tế cuộc sống là giết chết niềm vui, sẽ tức khắc sanh cái buồn, cái khổ não ào vào chiếm chỗ. Cái buồn mang thai từ lúc nào không ai biết nhưng nó sẵn sàng sanh con bất cứ khi nào có cơ hội. Đức Kitô và các môn đệ trong tâm tình vui mừng trở về quê. Ngài cũng như chúng ta, trong tâm trí cũng rạo rực, vui mừng, mong mỏi, hình dung ra trong đầu khung cảnh làng mạc, cây cổ thụ này, con suối nọ và đồi ôliu cành trĩu trái xanh dương. Trong lòng Ngài cũng mong chờ ngày mẹ con gặp lại nhau, mở rộng vòng tay ôm chằm thân nhân và bàn tay xiết chặt tình thân hữu khi gặp nhau. Tay bắt, mặt mừng vui vầy xum họp gia đình, rồi tiệc tùng chén đũa, tiếng cụng li vang tiếng thuỷ tinh. Ngày cuối tuần Ngài và các môn đệ vào Đền Thờ giảng dậy. Dân chúng rất đỗi ngạc nhiên về giáo huấn của Ngài. Họ ngạc nhiên về sự khôn ngoan, thông thái và phép lạ Ngài thực hiện. Vì điểm này mà họ giết chết niềm vui trong Ngài. Đám đông bắt đầu bàn tán với nhau và họ tự hỏi bởi đâu Ngài được thông thái, khôn ngoan như thế? Kinh thánh ghi lại 'họ vấp ngã vì Người' Mc 6,3. Vấp ngã như thế nào? Họ chối bỏ Đức Kitô về phương diện thể lí và quan trọng hơn là về phương diện tâm linh.

Về thể lí - Xã hội thời đó nặng về giai cấp. Sanh ra trong giai cấp nào thì sau này sẽ sống trong giai cấp đó. Đức Kitô là con bác thợ mộc nên dù thông thái đến đâu cũng là con thợ mộc, không thoát khỏi gốc rễ, nghề thợ mộc. Điểm thứ hai đám đông nhắc đến 'ông ta là bác thợ, con bà Maria' c.3. Điều này tái xác nhận Đức Kitô gốc thợ mộc và là con bà Maria. Việc không nhắc đến tên cha có thể hiểu theo hai cách. Cách tốt hiểu theo nghĩa ông Giuse đã qua đời và bà Maria là mẹ goá, con côi. Hiểu theo nghĩa nói xéo, móc méo câu trên ngụ í nói ông ta là đứa con hoang, không cha vì thế họ cố í nhắc tên mẹ mà lờ tên cha.

Về tâm linh - Đám đông nhận biết sự khôn ngoan, thông thái và phép lạ Đức Kitô thực hiện nhưng thắc mắc bởi đâu mà ra? Từ ma quỷ hay từ quyền năng Thiên Chúa. Chúng ta nhớ lại trước đó nhóm Kinh sư từng nói 'Đức Kitô dựa thế quỷ mà trừ quỷ' Mc. 3,22. Thứ hai, đám đông không nhận biết Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa đang sống giữa họ. Thứ ba đám đông không có đức tin nơi Đức Kitô. Thứ tư đặt nghi vấn về quyền năng của Đức Kitô chính là nghi ngờ về quyền năng Thiên Chúa nơi Đức Kitô. Điểm thất bại khác, Đức Kitô không đạt được mục đích của chuyến đi. Ngài về thăm xóm làng nhưng quan trọng hơn chính là ban Tin Vui cho dân làng nhưng dân làng từ chối đón nhận Tin Vui. Đức Kitô buồn ít khi người ta nói về thời thơ ấu của Ngài nhưng buồn da diết khi người ta từ chối đón nhận Tin Mừng ơn cứu độ Ngài ban. Kết luận, người ta từ chối Ngài và từ chối cả Tin Mừng Ngài ban.

Thiên Chúa có khả năng biến nỗi buồn thành niềm vui, bi quan thành lạc quan. Đức Kitô dùng kinh nghiệm bị dân làng chê bai hướng dẫn các môn đệ bởi trong tương lai các ông sẽ được sai đi rao giảng và chắc chắn sẽ có kẻ đón, người xua. Khi bị xua đuổi khỏi làng các ông biết cách cư xử. Không cần phải nổi nóng, không cần trả đũa, cản trở công việc đang làm nhưng lặng lẽ, âm thầm, nhẹ nhàng bước khỏi làng đó để sang làng khác, tiếp tục công việc rao giảng bởi việc rao giảng là chính, là quan trọng mọi vấn đề khác là thứ yếu.

TiengChuong.org

Kill joy

The idea that Jesus was going to visit his home town gave him and the apostles a good feeling. He would envisage the familiarity views in his mind and would bring it into his sleep. He was looking forward to meeting up his mother Mary and relatives and friends and they were happy to see him. On the Sabbath day, in the synagogue, his teaching gave the crowds great joy and surprises when they listened to him. The crowds enjoyed his teaching but they themselves had upset him immensely and took away his joy and excitement. They wondered about his wisdom and knowledge and his healing power but they could not accept the greatness in him. They had rejected Jesus at both physical and spiritual levels. At the physical level they rejected his greatness. His society defined a status of a person from the birthright. Jesus was born from a carpenter's family. He would become nothing else but only another carpenter when he grew up. He could do wonder but couldn't deny his background. They mentioned further that he was son of Mary; ignored any mention of Joseph's figure. One way to interpret the statement is that Joseph had already died. The other interpretation would directly aim at Jesus to humiliate him by saying Jesus- son of Mary- who was conceived by an unknown father. His teaching and wisdom and miracle worker proved that he was a great prophet, a miracle worker who would do wonder and yet they questioned as where he had got that power?

At the spiritual level they failed to see Jesus was the Son of God. They cited his background and relatives and friends to say that they knew him well, even from childhood. The mentioning of his background made Jesus upset not because of his unpopular childhood but because it was the evidence saying that they failed to see the power of God working through him. Second, the crowds had failed to see that Jesus was the Son of God incarnate. Third, the crowds had no faith in Jesus. Fourth any question about Jesus' ability was not about his own ability but rather it was more about the power and wisdom of God vested in him. Finally Jesus went to his home town for a purpose: bringing the Good News to his people first but his people fail to embrace both him and as well as his message.

Jesus had changed the negative experience to be a positive one. The rejection at his hometown was used to teach his apostles about their future mission. In the coming days the apostles were trained and were being sent to bring the Good News to others. The experience of being rejected at his hometown would be a valuable lesson for them because they themselves would experience the same hostile atmosphere in their mission. They would experience the unexpected rejection and persecution. When it happened. There is no need for revenge but to simply walk away to a neighbouring town to do the mission there.