Sáng thế 3: 9-15; T.vịnh 129;; 2Côrintô 4: 13-5:1Máccô 3: 20-35

Hình như ngay cả những người có một chút kiến thức về Tân Ước cũng có thể biết câu đầu của bài phúc âm hôm nay. Câu đó nói về tội lỗi không thể tha thứ được. Người ta thường cố gắng nghĩ đến những tội quá nặng nên không thể tha thứ được "đơn cử như là tội giết một em bé không? Có phải là tội diệt chủng gây nên một cuộc thảm sát hàng triệu người chăng? Hay là ở thời Trung Cổ tội giết bà thánh Jean d'Arc ở Pháp, hay thời nay giết Đức Tổng Giàm Mục Oscar Romero ở trung Mỹ không? Hay là một thành viên trong gia đình làm hại người khác trong cùng gia đình đến nỗi họ không thể mong có được sự tha thứ của Chúa?

Đây là điều Chúa Giêsu nói "Nhưng ai nói phạm đến Thánh Thần thì chẳng đời nào được tha, mà còn mắc tội muôn đời" "Phạm thượng" Có phải đó là tội nguyền rủa Chúa Thánh Thần không? Điều gì làm cho một người nói phạm thượng? Ngay cả khi người đó phạm thượng, tôi nghĩ Chúa Giêsu vẫn tha thứ nếu người đó xin lỗi. Có điều gì tôi đã làm hay đã nói mà không bao giờ có thể được tha thứ? Nếu như thế, thi tôi gặp rắc rối thật rồi!

Đọc bài kinh sách hôm nay và nghĩ kỹ lại là một điều nhắc nhở chúng ta không nên chú thich một câu trong Kinh Thánh rồi giải thích sự việc. Chúng ta nên nghe câu đó trong bối cảnh. Vậy chúng ta hãy xem bối cảnh mà câu văn xuất hiện để được trợ giúp cho việc diễn giải và áp dụng những điều bản văn nói đến trong cuộc sống.

Bản văn này thuộc về phần đầu của phúc âm thánh Máccô. Ngay sau khi Chúa Giêsu chịu phép rửa Ngài ra đi thi hành sứ vụ: Ngài gọi các môn đệ đầu tiên của Ngài; dân chúng bắt đầu theo Ngài; Ngài chữa lành và trừ quỷ cho một số người. Trong văn hóa vùng Địa Trung Hải gia đình rất liên kết với nhau. Ở đó thành phần trong gia đình trung thành với nhau và chính gia đình trao cho các thành viên bản sắc của họ. Chúa Giêsu làm điều không ai ngờ được: Ngài bỏ gia đình ra đi rao giảng. Đời sống Chúa Giêsu thay đổi quá nhiều đến nỗi có người trong gia đình cho Ngài là người điên. Họ thường dùng những lời phê phán về những người trong gia đình bỏ nhà ra đi: "Hãy xem anh đó có điên không? Điều gì đã làm cho anh ta ra như thế?"

Chúa Giêsu giảng dạy về Nước Trời trên trần thế, và Thiên Chúa hành động qua Ngài. Ngài giảng dạy và tuyên bố không ai có quyền như Ngài. Vì thề Ngài khiến cho các lãnh đạo tôn giáo thời đó tức giận. Họ nói Chúa Giêsu không đủ khả năng, bằng cấp, giấy tờ hợp pháp. Chúa Giêsu tuyên bố những điều bởi đâu mà ra? Ai là thầy dạy Ngài? Nhưng, Chúa Giêsu làm những điều tốt lành như chữa lành người đau yếu và trục xuất quỷ dử. Các người chống đối Ngài phải tìm mọi cách chính thức khiển trách Ngài. Họ nói "Những điều này là bởi đâu mà ra? Và bao giờ sẽ chấm dứt?"

Thường chúng ta loại trừ những điều không hiểu một cách dễ dàng. Cũng như những gì có thể thách thức chúng ta thay đổi cách suy nghĩ, và việc làm của mình. Một việc đã xảy ra là hành động như những người lãnh đạo tôn giáo thời đó tấn công về bản chất con người chứ không phải hành vi người đó làm. Như việc Chúa Giêsu khai trừ quỷ dử, thì họ nói là Chúa Giêsu là bởi quỷ Satan. Chúa Giêsu đáp lại họ và cho họ thấy là họ ngu ngốc như thế nào: Nếu tôi bởi quỷ mà ra thì vì sao Tôi lại trừ được quỷ một cách dễ dàng như thế?" Và nước nào tự chia rẽ, nước ấy không thể bền; nhà nào tự chia rẽ nhà ấy không thể vững."

Hoặc Chúa Giêsu đã đem sự hiện diện của Thiên Chúa đến trần gian một cách lạ lùng (nơi mà Ngài gọi là Nước Trời) hoặc Ngài là một người điên. Các lãnh đạo tôn giáo nghĩ Ngài là người điên rồ, và Ngài thuộc về phe quỷ dử. Họ không cách nào đối kháng với một ngôn sứ mạnh mẽ và lôi cuốn lạ lùng bằng những việc làm tốt lành nên họ thay đổi cách đối xử và hủy bỏ tin mừng Ngài đem đến. Họ từ chối việc Chúa Thánh Thần tác động trong Chúa Giêsu và như thế họ đối kháng với sự tha thứ. Nếu anh không tin; không yêu cầu sự tha thứ thì anh không thể nhận được ơn tha thứ.

Điều không thể tha thứ được là khi nhìn thấy Chúa Giêsu hành động mà lại bảo đó là hành vi do bởi quỷ Satan chứ không phải bởi Chúa Thánh Thần. Không còn cách nào thoát được! Nếu anh gặp bác sĩ sắp thực hiện một cuộc phẫu thuật để cứu bạn; bạn lại bảo bác sĩ ông như kẻ giết người thi bạn không bao giờ được bác sĩ chấp nhận phẫu thuật để có thể chữa lành cho bạn.

Thánh Gioan Tẩy Giả loan báo sẽ có một Đấng quyền thế hơn ông ta đang đến, và ông ta không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người. Câu chuyện hôm nay nói cho chúng ta là Chúa Giêsu là Đấng quyền thế mà ông Gioan loan báo, và Nước Thiên Chúa đã đến trong đời sống chúng ta. Tóm lại, Chúa Giêsu có quyền thế trên quỷ dử và quỷ dử không có thể làm hại chúng ta.

Có một số người ngưởng mộ Chúa Giêsu và gọi Ngài là Đấng Thánh, một Thầy dạy tốt lành và một gương mẫu cho hòa bình. Tẩt cả những điều đó đều thật cả. Nhưng, nguy hiểm là có những chức danh mà người ta nói về Chúa Giêsu có thể làm cho Ngài tránh xa. Chiêm ngưởng một người không có ý nghĩa là dấn thân cho người đó. Không phải chỉ chiêm ngưởng. Đối với chúng ta, Chúa Giêsu còn hơn thế nữa. Ngài là Đấng quyền thế mà Thiên Chúa gởi đến cho chúng ta. Ngài là sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta hôm nay.

Trong Bí Tích Thánh Thể hôm nay, chúng ta hãy mời Đấng quyền thế của Thiên Chúa đến trong đời sống chúng ta để:

• giúp chúng ta giải quyết những vấn nạn trong gia đình
• loại trừ các yếu tố tiêu cực của sự dử đã ảnh hưởng đến con cháu chúng ta
• giúp chúng ta bỏ những thói quen xấu mà chúng ta không thể từ bỏ được
• giúp chúng ta có bản năng làm việc tốt lành mặc dù chúng ta sợ hãi
• giúp chúng ta bỏ qua những lo âu của cuộc sống khiến đời sống mệt mỏi

Cách đây ít lâu tôi dự một buổi tĩnh tâm. Vị giảng phòng đặt hỏi như Thiên Chúa hỏi trong sách Sáng Thế "Ngươi ở đâu?" . Có một bài giảng về câu hỏi đó nói với chúng ta nơi chúng ta đang ở và công việc chúng ta làm ra sao. Mùa hè đã bắt đầu. Thường là lúc chúng ta nghỉ ngơi chút ít, và sẽ tính chuyện đi nghĩ hè. Trong khi chúng ta bắt đầu mùa này, chúng ta nghe câu hỏi: "bạn ở đâu?" Đó cũng là câu hỏi người khác có thể hỏi chúng ta trong lúc chúng ta tỏ vẽ hơi lạc lõng hay không để ý. "Bạn ở đâu? bạn đi đâu?" Có thể chúng ta vừa bị lạc về nơi chốn chúng ta đang ở, hay chúng ta là ai và sẽ đi đâu?. Có thể chúng ta đang bận rộn dễ phân tâm bởi sự vộ vả hay vì thói quen. Hay, cũng như ông A Dong, chúng ta đang trốn tránh, sợ phải đương đầu với những khó khăn. Mùa hè thường cho chúng ta có dịp nghỉ ngơi. Đây là dịp tôt để tự hỏi mình theo câu hỏi của bài trích sách Sáng Thế: "Tôi ở đâu?, và tôi sẽ đi về đâu?"

Chuyển ngữ: FX. Trong Yên, OP

10th Sunday In Ordinary Time (B)
Genesis 3: 9-15; Psalm 130; 2 Cor. 4: 13--5:1;Mark 3: 20--35

Even people who have only a passing knowledge of the New Testament seem to know the startling line that appears in today’s gospel. It’s the one about the "unforgivable sin." People try to come up with possible sins that might be so horrible as to be unforgivable. "Is it the killing of a child? Is it genocide with the elimination of millions of people? Maybe in medieval times it was the burning at the stake of the St. Joan of Arc – or even, in modern times, the assassination of Archbishop Oscar Romero. Maybe a person might wrong a member of their family so much that they can’t imagine God forgiving them.

Here is what Jesus said: "But whoever blasphemes against the Holy Spirit will never have forgiveness, but is guilty of an everlasting sin." "Blasphemes?" Does that mean cursing the Holy Spirit? What would cause a person to do that? Even if they did, I thought Jesus offered forgiveness to everyone who asks. Is there something I might do or say that will never be forgiven? If so, I’m in real trouble!

Today’s text and the ruminations it stirs are a reminder that we can’t take a line or quote out of scripture and run with it. We have to hear it in the context in which it appears. Let’s look at the context then, to get some help for interpreting and applying today’s puzzling text.

Today’s passage appears early in Mark’s gospel. Right after his baptism Jesus swings into action: he calls his first disciples; crowds begin to follow him; he cures people and drives out evil spirits. In the very close-knit world of the Mediterranean, where family membership and loyalty were prime and gave a person their identity, Jesus does the unthinkable: he leaves his family and takes to the road preaching. His life changed so much that even some of his family thought he was mad; saying what we sometimes say about errant family members, "He must be mad! What has gotten into her!"

Jesus was preaching about God’s kingdom on earth and that God was acting through him. He taught, claiming no other authority but himself. So, he infuriated the religious leaders of his day. "He’s not official; he lacks the proper papers. Where did he get all this from? Who were his teachers." But he was doing good – curing people and driving out evil spirits. His opponents have to get a fix on him; they have to discredit him. "What’s all this coming from? Where will it end?"

It is easy to discount, demean and dismiss what we don’t understand, or what may challenge us to change our way of thinking and acting. One approach is to do something like those religious leaders did – to attack the person. Sure he drives out demons, they say, so he must be in league with Satan. Jesus responds and shows them how foolish they are. If he were in league with the devil, why would he be casting evil spirits out of people? "And if a house is divided against itself, that house will not be able to stand."

Jesus has either brought God’s presence in a special way into the world (he calls it the kingdom of God), or he is a madman. They think he’s a madman; that he is on the side of evil. They can’t deal with this unusual, charismatic and powerful prophet, so they dodge a change of heart and cancel his message. They deny the work of the Holy Spirit in Jesus and so resist the possibilities of forgiveness. If you don’t believe you can be forgiven and you don’t ask for forgiveness, you can’t receive it.
What was unforgivable was seeing what Jesus was doing and attributing it to evil and not to the Holy Spirit. There was no way out. If you see the doctor, who will perform a lifesaving operation on you, as a sadist murderer, you will never accept the surgery and the healing it could bring.

John the Baptist had predicted that one stronger than he was coming, and that he was not worthy to unfasten his sandals (1:7). Today’s story tells us that Jesus is the stronger one John had expected and that God’s kingdom has entered our lives. In sum, Jesus has power over the evil deeds and temptations that can defeat us.

Some people admire Jesus, call him a holy man, a great ethical teacher, and a model for peace. All true. But there is a danger that titles like that can also be a way of putting him off, keeping him at a distance. Admiring a great heroic person does not always involve committing ourselves to that one. It’s not just about admiration. For us, Jesus is more. He is the powerful one God has sent us, and still more – he is God’s presence in our life this day.

At our Eucharist let us invite the powerful one of God into our lives to:

. help us deal with issues at home
• tie up the evil and negative influences that afflict us and distract our children
• help us break the habits we haven’t been able to break on our own
• release our instincts to do good despite our fears
• put aside anxieties that drain us of full life

I was at a retreat day recently and the director asked us the same question God asks in Genesis, "Where are you?" There’s a homily in that question and in our attempt to name where we are – how things are with us. Summer is beginning, normally a time of easing up a bit, some vacation may lie ahead. As we begin the season we hear the question asked of us, "Where are you?" It is also the kind of question someone might ask us when we seem distracted, or not paying attention. "Where are you, where did you go?" Maybe we have just lost track of where we are, who we are and where we should be going. Maybe we just plod along, very busy, very scattered by the rush and routine. Or maybe, like Adam, we are hiding out, afraid to face or deal with something that needs addressing. Summer usually provides some space and leisure for people. It’s a good time to ask ourselves the question of this first reading, "Where am I?" and then add, "And where am I going?"