(EWTN News/CNA) Tin Washington. Các diễn giả tại chương trình phò sự sống mới đây tại Georgetown đều khẳng định rằng tất cả đời sống đều có giá trị, đặc biệt những người đau khổ. Cũng theo các nhà chuyên môn thì cuộc sống của những người này đáng được trân quý và đồng hành, ngay cả trong lúc gian nan nhất.

ĐHY Donald Wuerl của Wahsington, trong bài phát biểu tại Đại Học Georgetown đã nói rằng “Khi chúng ta nói đến sự tôn trọng đời sống con người thì hình như chúng ta dễ bị cuốn hút vào những trừu tượng và phản ứng của chúng ta có vẻ như thế, có cái gì đó mang tính lý thuyết. Nhưng nhiệm vụ bảo vệ sự sống hoàn toàn cụ thể.”

“Cuộc sống tùy thuộc vào chúng ta.” ĐHY Wuerl đã nói tại chương trình Tháng Tôn Trọng Sự Sống của trường với chủ đề là “ Cuộc Sống Đáng Tôn Trọng”

Sau khi ĐHY phát biểu là đến các diễn giả gồm có Helen Alvare, Giáo Sư Luật của Đại Học George Manson, Tony Lauinger, phó chủ tịch tổ chức Quyền Được Sống Quốc Gia, Nữ tu Mary Louise Wessell, nhóm bênh vực người vô gia cư và Tiến sĩ Brad Wenstrup, dân biểu Ohio. Hội đồng được điều hợp bởi Tiến Sĩ Kevin Donovan, Giáo Sư về khoa nhi tại Đại Học Georgetown và giám đốc trung tâm Đạo Đức Sinh Học.

ĐHY Weurl nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự sống, và những thách đố trong một nền văn hóa mà “người ta có quyền lựa để chọn những cuộc đời đáng sống hay những mảnh đời không đáng sống.” ĐHY nói rằng việc gia tăng tỉ lệ tự tử nơi giới trẻ, sự hỗ trợ tự tử của các bác sĩ, sự bỏ mặc người tàn tật, những trẻ không được sinh ra và những người dễ bị tổn thương khác là những ví dụ điển hình của một nền văn hóa coi những mảnh đời không đáng sống.

Đối với người tín hữu, chúng ta tôn vinh cuộc sống không phải vì chúng ta sở hữu hay sáng tạo, nhưng vì là những người quản lý “sự sống, như là tất cả những sáng tạo trong sự phong phú đa dạng của nó là món quà của Thiên Chúa.” Để chống lại việc nhìn người khác như đồ bỏ và gánh nặng, ĐHY đề nghị chúng ta hãy noi gương của ĐGH Phanxicô và đồng hành với những người đau khổ.

Các diễn giả cũng đồng quan điểm với sự phê bình của ĐHY về một nền văn hóa loại bỏ người khác và nhu cầu chăm sóc cho những người yếu kém nhất. Bà Alvare chia sẽ kinh nghiệm của bà khi chăm sóc người chị bị tàn tật và cha mẹ già, đã cho bà một sự đánh giá mới sứ điệp “căn bản” về sự bình đẳng của mọi người. Khi càng tham gia dấn thân vào phong trào phò sự sống, bà càng nhìn thấy nhiều hoàn cảnh và những quyết định trong một nền văn hòa mà nó “làm đói nghèo phụ nữ.” Bà tiếp tục phê bình sự thiếu giải pháp giúp cho phụ nữ, không kể đến việc phá thai và lo ngại rằng trong một nền văn hóa như thế này thì“người nghèo bị tổn thương nhiều nhất.”

Tiến sĩ Westrup chia sẽ một kinh nghiệm khi chăm sóc một bệnh nhân bị bệnh AIDS vào năm 1985 khi ông còn ở Chicago. Ông nói rằng có nhiều bác sĩ đã không dám đến gần người này, nhưng cũng có bác sĩ tình nguyện chăm sóc cho người hấp hối. Ông muốn gặp vị bác sĩ này cũng như tìm hiểu về cuộc khám bệnh của ông.

“Tôi đã học nhiều hơn từ dịp ấy sau khi nói chuyện với vị bác sĩ. Bác sĩ kể lại là bệnh nhân đã nói rằng “ông đã khám xét cho tôi kỹ hơn bất cứ vị bác sĩ nào khác” và rất biết ơn sự chăm sóc này. Bệnh nhân đã chết vào ngày hôm sau.

“Tôi nghĩ rằng bệnh nhân cảm thấy bị bỏ rơi và rằng đời mình chẳng có ý nghĩa gì.Tuy nhiên nói cho cùng, đời của một con người cho dù có đau khổ vào phút cuối thì cũng chẳng là vô nghĩa . Tiến sĩ Westrup vẫn còn nhớ đến tên người bệnh nhân này và qua đó ông dấn thân phục những người bé mọn với trọn con tim.

Ông nói rằng “người bệnh nhân đó đã gởi một thông điệp vào ngày cuối của cuộc đời mình, nó có ý nghĩa đến tận giây phút cuối cùng.”

Lauinger nhất mạnh đến cái giá cao phải trả cho vụ kiện Roe v. Wade về phá thai và hằng triệu sinh mạng đã bị lấy đi trong 45 năm qua. “Đã gần 25 năm trôi qua từ phiên tòa Nuremburg, tòa án tối cao của chúng ta đã lên án tử hình các em chưa được sinh ra tại Hoa Kỳ.”

“Đây quả là một hành động tai hại. Nó không phải là vấn đề đạo đức riêng tư, nhưng là đạo đức công cộng: bảo vệ những người vô tội nhất, những người dễ bị tổn thương nhất trong đại gia đình nhân loại của chúng ta.”

Giuse Thẩm Nguyễn