Isaia 56: 6-7, Tv. 66; Rôma 11: 13-15, 29-32; Mátthêu 15: 21-28

Hôm nay bài phúc âm hơi kỳ lạ, bạn có nghĩ vậy không? Và cũng là bài phúc âm có tính rụt rè, vì diễn tả về Chúa Giêsu trong một ánh sáng lu mờ. Mô tả một phụ nữ tuyệt vọng chạy đến Chúa Giêsu để xin chửa lành cho đứa con gái bà ta bị quỷ ám. Do bà ta là người Canaan, một dân ngoại đối với người Do thái, nên Chúa Giêsu coi thường bà. Trước tiên Chúa Giêsu không để ý, nhưng sau khi nói chuyện thì Ngài lại ví người ngoài Do thái là "chó".

Nếu câu chuyện tạo được việc gì thì đó là việc khiến chúng ta ớ vào thân phận thấp hèn "của con chó". Chúng ta muốn khuyến khích người phụ nữ là "đừng bỏ cuộc, Chúa Giêsu sẽ đáp ứng". Thật lạ lùng, khi gặp một người van xin, Chúa Giêsu sẽ động lòng thương nghĩ đến người mẹ đó. Đó là việc chúng ta thường thấy thái độ của Chúa Giêsu, khi có người cần được giúp đỡ kêu nài. Vì Ngài đầy lòng nhân ái muốn giúp đỡ những ai tỏ lòng tin tưởng Ngài. Nhưng, trong câu chuyện hôm nay sự việc không xãy ra như thế. Vậy có thật là Chúa Giêsu có thái độ hờ hững chăng? Điều gì đã xãy ra trong câu chuyện này?

Điều có thể giúp chúng ta vào ngay câu chuyện là chúng ta nên nghĩ đến đức tin căn bản của chúng ta vào Chúa Giêsu. Chúng ta tin gì về nhân tính của Ngài? Tôi dám nói là, phần đông chúng ta đã được dạy dỗ về thiên tính của Chúa Giêsu. Chúng ta tin là Chúa Giêsu là Lời Hằng Sống Nhập Thể của Thiên Chúa. Trong sự huấn luyện của chúng ta không nói nhiều về bản tính con người nơi Chúa Giêsu vì Ngài cũng là con người như chúng ta. Chúng ta phải giữ hai sự thật này bằng nhau. Nhưng, thường chúng ta hay nhấn mạnh đến thiên tính và bỏ qua nhân tính của Ngài.

Vậy, các bạn nên tự hỏi mình: nếu có ai gõ cửa nhà Chúa Giêsu, Ngài có biết người đó trước khi mở cửa hay không? Thường thì chúng ta trả lời là "Chúa Giêsu biết người gõ cửa là ai, vì Ngài là Chúa và biết hết mọi sự". Dựa theo điều đó, chúng ta thử nghĩ thái độ gay gắt của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ Canaan hôm nay là Ngài biết Ngài sẽ làm gì, và Ngài muốn thử thách đức tin của bà đó. Bà đó có đức tin, và đức tin bà ta quả là có sức mạnh.

Bà ta đã ra khỏi quê hương l Cô ấy là người Canaan và đã rời quê hương để đi vào vùng đất của người Israel chiếm đóng. Nên nhớ rằng người Canaan chình là những cư dân bản địa của vùng đất hứa và họ đã bị xua đi bởi người Do Thái, và bây giờ bà ta can đảm liều mình đi vào vùng đất của địch để tìm xin Chúa Giêsu giúp đỡ. Mâu thuẫn giữa người Do Thái và người Canaan khi xưa làm người phụ nữ này đã có nguy cơ bị hành hạ khi cô xâm nhập vào lãnh thổ của kẻ thù. Vậy mà cô đã có can đảm để rời khỏi sự an toàn nơi cộng đoàn của mình để đền một nơi đầy rủi ro để nhận được sự giúp đỡ từ Chúa Jêsus. Có thể là trong lúc đi đường bà ta biết rằng người Do thái có quyền ưu tiên hơn, vì họ được Thiên Chúa yêu thương hơn dân Canaan. Sự cố gắng và can đảm của bà ta còn thể hiện rõ hơn nữa là bà ta ra đi chỉ một mình mà không có người nam đi cùng, đó là một việc lạ lùng cho một phụ nữ thời đó.

Đức tin của người phụ nữ còn được thể hiện mạnh mẻ hơn là bà kiên trì tiếp xúc với Chúa Giêsu. Bà ta không dễ gì đẻ bị gạt ra ngoài, ngay cả khi Chúa Giêsu nói về bỏ phần ăn của trẻ con Do thái cho "chó" là người ngoại. Trong câu nói của Chúa Giêsu, Ngài dùng tiếng "chó con" để nhẹ hơn là dùng tiếng "chó". Nên chúng ta cảm thấy là Ngài đã để ý đến người phụ nữ đó, và đã rút khỏi thái độ người Do thái thời đó khi tiếp cận với người ngoại. Bà ta nhấn mạnh là bà ta có chút quyền, mặc dù là bà ta thuộc về loài "chó", kể cho cùng, chó cũng ăn của ăn trên bàn rơi xuống. Hình như bà ta muốn nói là Thiên Chúa sẽ cho cả "trẻ con" và "chó" ăn, nghĩa là người Do thái và người ngoại.

Chúa Giêsu vừa bị người Pharisêu chỉ trích là các môn đệ và cả Chúa Giêsu không giữ lề luật sạch sẽ trước khi ăn. Chúa Giêsu nói là các lãnh đạo tôn giáo Do thái là những người giả dối, chỉ kình trọng Thiên Chúa bằng môi miệng thôi. Trái lại, Chúa Giêsu khen người phụ nữ Canaan có đức tin mạnh. Một trong những người lãnh đạo tôn giáo có thể bị chê bai vì thái độ người đó không được Chúa Giêsu khen ngợi. Vậy thì ai là người thật tình giữ lề luật tôn giáo theo nhản quan của Chúa Giêsu? Những người nhìn vào Ngài là Đấng đầy lòng xót thương,muốn chửa lành, muốn tha thứ và đón người tội lỗi đến ngồi cùng bàn với Ngài. Nơi bàn ăn đó như bàn tiệc Thánh Thể hôm nay, Thiên Chúa cho bánh ngon nhất cho những ai đói.

Các môn đệ sẵn sàng đuổi người phụ nữ Canaan. Nhưng, khi kết thúc là bà ta lại chứng tỏ có đức tin mạnh hơn là các ông, vì bà ta trông thấy Thiên Chúa qua Chúa Giêsu rao giảng; bao gồm tất cả mọi người, ngay cả những người bị những người tốt đạo và giữ lề luật xem là không xứng đáng. Thiên Chúa không kể tầng lớp xã hội, hay chủng tộc trong điều kiện để được ơn huệ của Thiên Chúa. Mà tất cả mọi người có đức tin đều được Thiên Chúa để ý đến.

Trở về câu hỏi trước của chúng ta: nếu có ai gõ cửa nhà Chúa Giêsu, Ngài có biết người đó trước khi mở cửa hay không? Với sự nhấn mạnh về thiên tính của Chúa Giêsu và nói nhẹ hơn về nhân tính của Ngài, câu trả lời là: "lẽ cố nhiên Ngài biết người gõ cửa là ai". Tuy vậy, những năm vừa qua, chúng ta nhìn nhận nhiều về nhân tính của Chúa Giêsu, sau khi chúng ta học hỏi nhiều về Kinh Thánh. Thí dụ như: thánh Phaolô nói "Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế" (Phil 2: 6-7) Trong thơ thánh Phaolô gởi cho người Do thái , chúng ta được biết Chúa Giêsu đã "chịu thử thách về mọi phương diện cũng như chúng ta, nhưng không phạm tội". (Dt4: 15) Và cũng trong thơ Do thái Chúa Giêsu "đã trãi qua thử thách và đau khổ". Sau khi cha mẹ Chúa Giêsu tìm được Ngài trong Đền Thờ, thánh Luca nói là Chúa Giêsu trở về Nadarét với cha mẹ và "hằng ngày vâng phục các ngài" và "ngày càng khôn lớn và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến". (Lc2: 51-52) Theo quan điểm về Kinh Thánh này, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng như mọi người. Ngài không đến thế gian này hoàn toàn khôn lớn và biết hết mọi sự.

Theo quan điểm thứ hai này, chúng ta có thể nói là Chúa Giêsu gặp người phụ nữ Canaan và nghe lời bà ta cầu xin, Chúa Giêsu diễn tả ý nghĩ đầu tiên của Ngài là Ngài đến để rao giảng Tin Mừng cho "những con chiên lạc lối của nhà Israel". Nhưng khi Ngài thấy người phụ nữ đó tỏ đức tin mạnh, nhất là sau khi Ngài bị các lãnh đạo tôn giáo, là những người phải hiểu biết nhiều hơn, chống đối Ngài, thì Ngài thay đổi thái độ trong sứ vụ của Ngài.

Người phụ nữ đó là dấu chỉ rõ ràng cho Chúa Giêsu là cả sự cứu độ của Thiên Chúa là cho tất cả mọi người và mọi dân tộc, không chỉ riêng cho người Do thái mà thôi. Hôm nay sự gặp gỡ với người phụ nữ Canaan chứng tỏ sự thay đổi trong nhân tính của Chúa Giêsu, và sự hiểu biết trong nhân tính của Ngài và chương trình cứu độ của Thiên Chúa cho tất cả loài người. Sự thay đổi đó xãy ra như thế nào? Qua sự kiên nhẫn của người phụ nữ, và thái độ bà ta không chịu nhượng bộ trước một thái độ hẹp hòi của Thiên Chúa. Bà ta nhận xét sự sinh trưởng và tôn giáo không thể chận đứng tình thương yêu của Thiên Chúa đối vói tất cả mọi người. Nếu chúng ta nghĩ Thiên Chúa nhỏ hẹp thì chúng ta đã không hiểu phúc âm.

Bởi thể, chúng ta có hai cách để vào câu chuyện này: một cách, là nhấn mạnh thiên tính của Chúa Giêsu trông thấy thái độ của Ngài như một Thiên Chúa biết hết mọi sự, biết một người ngoại cũng có đức tin rao giảng "đến tận cùng trái đất". Đường lối kia, nhìn vào nhân tính của Chúa Giêsu trong việc trao đổi làm cho Ngài khôn lớn hơn trong sứ vụ của Ngài cho khắp mọi dân tộc.

Giáo Hội tiên khởi, và ngay cả Giáo Hội hiện nay có thể cố gắng với Tin Mừng hẹp hòi trinh bày trong bài phúc âm hôm nay. Ngay cả sau khi Chúa Phục Sinh, có Giáo Hội nghĩ là Tin Mừng Chúa Giêsu chỉ dành riêng cho dân Israel, mặc dù phúc âm thánh Matthêu kết thúc với lời Chúa Giêsu dặn dò các môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng phúc âm cho muôn dân.

Thiên Chúa đã bao gồm chúng ta trong Tin Mừng của Chúa Giêsu về lòng tha thứ và hòa giải của Ngài. Chúng ta đã không làm gì để được hưởng ơn huệ đó. Chúng ta được hưởng qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu. Và chúng ta đã chấp nhận lời mời gọi đó đến bàn tiệc thánh . Chúng ta nghe Chúa Giêsu sống lại bảo rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi người.

Có ai hay nhóm người nào được tự nhiên bao gồm trong khuôn khổ bạn bè và Giáo Hội chúng ta không? Có ai bị bỏ quên không? Chúng ta cho ai là người quan trọng nhất? hay thấp bé, hay không xứng đáng trong thời gian này của chúng ta không? Nói cách khác, ai là người Canaan trong đời sống chúng ta đã bị bỏ quên, hay bị loại ra một bên? Chúa Giêsu nghe lời người phụ nữ Canaan, và chấp nhận bà ta. Vậy tôi có lắng nghe lời của những người kêu gọi chúng ta giúp đỡ hằng ngày hay không? Chúng ta cố gắng đáp lại phúc âm chúng ta đã lãnh nhận bằng cách làm cho kẻ khác điều gì đã làm cho chúng ta. Cũng như Thiên Chúa chúng ta đã nghe và đã đáp lại cho chúng ta, thì chúng ta cũng lắng nghe và đáp lại những ai kêu gọi chúng ta giúp đỡ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP



20th Sunday In Ordinary Time (A)
Isaiah 56: 6-7; Psalm 67; Romans 11: 13-15, 29-32; Matthew 15: 21-28


Today’s gospel is strange, don’t you think? It is embarrassing too, since it seems to depict Jesus in an unflattering light. A desperate woman has come seeking help for her tormented daughter. Since she is a Canaanite, an outsider to the Jewish faith, Jesus treats her abruptly. First, he ignores her then, in the parlance of the day, he refers to non-Jews, as "dogs."

If the story does anything, it certainly gets us on the side of the "under dog" – we want to cheer the woman on, "Don’t give up! He’ll give in!" How strange, to side with a petitioner, hoping Jesus’ heart will soften towards the mother. It is not the usual stance we take when we hear a person in need invoke Jesus’ help. Usually he is the compassionate one, eager to help those who exhibit need and faith in him. But not in today’s story. Is Jesus really as indifferent as he first seems? What’s going on here?

What will help us enter today’s story is to begin by reflecting on our basic faith in Jesus. What do we believe about his humanity? Most of us, I dare say, were raised with a strong affirmation of Jesus’ divinity. He is, we believe, the eternal Word of God made flesh. Less emphasized in our formation was an equally true doctrine of our faith: Jesus was truly human. We have to keep these two truths in balance. But we often tend to emphasize one side of the truth of Jesus’ identity; we favor his divinity. What has been neglected, at least in my upbringing, is the equally important truth that Jesus was fully human.

So ask yourself: If someone knocked on his door, would Jesus know who was there before he opened it? Traditionally we would not hesitate in answering, "Yes, he was God and knew everything." Taking that perspective, we would approach Jesus’ rough treatment of the woman in today’s text by claiming that he knew all along what he intended to do and was testing the woman’s faith. And the woman does have faith!

Her faith has pushed her beyond her usual boundaries. She is a Canaanite and so has left her homeland to go out to Jesus. Remember that the Canaanites were the original inhabitants of the Promise Land and had been pushed out by the Israelites. The conflicts between the Jews and the Canaanites were ancient and the woman had taken a risk when she entered enemy territory. She had the courage to leave the security of the familiar to venture into a place of tension in order to get help from Jesus. It’s possible that, in making the journey, the woman was acknowledging the priority of the Jews and their faith as a place to find a gracious God willing to help her. Her desperation and courage are shown in her going to Jesus unaccompanied by a male guardian – something unusual for women of that time.

The woman’s faith is also shown in her persistence with Jesus. She is not easily dissuaded, even when Jesus refers to throwing the "children’s" (the Jews) food to the "dogs" (the Gentiles). In the original language the word Jesus used is "puppies," not the harsher sounding "dogs." We sense Jesus is open to the woman and has pulled back from the way his Jewish contemporaries would have referred to her, as one of the "dogs." The woman insists she has some rights, even though she belongs to the "dogs" – after all the "dogs" eat the scraps from the table. She seems to be implying her belief that God will feed both the "children" and the "dogs" – Gentiles and Jews.

Jesus has just been criticized by the Pharisees for his disciples (and by extension, Jesus) not observing dietary and ritual cleansing rules (15: 1-20). He called the religious leaders hypocrites who only payed lip service to God. In contrast, Jesus praised the Canaanite woman for having great faith. One of the very people the religious leaders would have despised for their religious and ethical practices receives the highest praise from Jesus. So, who are the truly pious and observant in Jesus’ eyes? Those who see in him God’s gracious desire to heal, forgive and welcome to the table. At that table, as at our eucharistic table today, God serves the best bread to those who are hungry.

The disciples were all too ready to dismiss the woman. But, as it turns out, she exhibits more faith than even they have, for she sees that the God Jesus proclaims includes all people, even those believed unworthy by the pious and observant. God doesn’t count class or ethnic standing as an entitlement to God’s favor. All people of faith receive and find a receptive ear in God.

Back to our earlier question: If someone knocked at the door would Jesus know who it was before opening it?" With a strong emphasis on his divinity and a lesser one on his humanity, the answer would be, "Yes, of course." However, in recent years we have come to a renewed appreciation of Jesus’ humanity through our reinvigorated studies of scripture. For example, Paul says that Christ emptied himself, "taking the form of a slave, being born in human likeness, one like us in all things but sin (Phil. 2: 6-7). In Hebrews we are told Jesus was "tempted in every way that we are, yet never sinned" (4: 15). Again in Hebrews, Jesus "learned obedience from what he suffered." After his parents found the boy Jesus in the temple Luke tells us he returned with them to his home, "was obedient to them" and "progressed in wisdom and age and grace before God and humans" (2: 51-52). From this biblical perspective we observe that Jesus, like all humans, did not come into this world fully developed and all-knowing, but like us he grew, "in wisdom and age and grace before God and humans."

From this second perspective we might say that when Jesus encountered the woman and heard her request, he was expressing his first intention: to preach his message to "the lost sheep of the house of Israel." But when he saw the woman’s strong faith in him, especially after just being rejected by those who should have known better, the religious leaders, he then modified his mission plan.

The woman was a clear sign to Jesus that God’s salvation was meant for all people and all nations – not just for the Jews. Today’s encounter with the Canaanite woman shows a change in Jesus’ human consciousness and his human understanding of God’s plan for humanity. How does this change take place? By the woman’s persistence and unwillingness to accept a narrow and restrictive view of God. She realized birth and religious origins cannot hold back the outpouring of God’s love on all people. If we make God too small and puny in love we have not heard the gospel.

Thus, we have two general paths of entry into this story. One, with stress on Jesus’ divinity, seeing his behavior as the all-knowing Lord who draws out of a Gentile the faith that will be preached "to the ends of the earth." The other approach views the human Jesus in an exchange that helps him grow in his mission towards all nations.

The early church, and even our present one, would struggle with the message of inclusivity being affirmed in today’s gospel. Even after the resurrection some in the church thought Jesus’ message should be restricted to Israel, even though Matthew’s gospel ends with the risen Jesus’ mandate to go into the whole world and preach the gospel (28: 18-20).

God has included us in Jesus’ message of forgiveness and reconciliation. We didn’t do anything to earn that inclusion, it was handed to us through the life, death and resurrection of Jesus and we have accepted the invitation to the table where the food of God’s reign is given us. Gathered at this table we hear the risen Jesus’ mandate to proclaim the message to all.

Are there any people or groups who are automatically included in our circle of friends and church members? Are any overlooked or ignored? Whom do we consider superior? Or, inferior and not worth our time? In other words, who are the Canaanites in our lives who are ignored, or quickly brushed aside? Jesus heard the woman’s voice and accepted her. Am I also open to the voices who call out to me for help daily? We are tying to respond to the gospel we have received by doing to others what has been done for us. Just as our God has listened and responded to us, so we offer a willing ear and respond to those who express their needs to us.