Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm B (Acts 4: 7-12; Psalm 118; 1 John 3: 1-2; John 10: 11-18)

Ngoài bằng chứng công bố về sự Phục Sinh dường như không có gì hơn một câu chuyện thần tiên hoang đường hoặc những gì mà chúng ta gọi là truyện thần thoại. Các tong đồ đã nhanh chóng đưa ra bằng chứng này – một người bị tê liệt đã được phục hồi sức khỏe ngay tức thì trước những con mắt của đám đông đầy “kinh ngạc”. Những người cai quản đền thờ đã không phủ nhận điều kỳ diệu đó đã diễn ra. Khi có nhiều thần linh và uy quyền trên trần thế, họ yêu cầu được biết uy quyền và danh tánh bởi những việc mà các tong đồ đã thực hiện chữa lành.

Đây là cơ hội mà các tông đồ đang chờ đợi: Chúa Giê-su Ki-tô Nazareth là câu trả lời đã vang lên. Người mà duy nhật bị đám đông đóng đinh trên thập giá đã sống lại từ cõi chết bởi Thiên Chúa va được đưa về trời. Đây là lý do tại sao mà Thánh Phê-rô có thể công bố rằng danh tánh và uy quyền của Chúa Giê-su đã trợ giúp nhiều đến tất cả những người cầm quyền và tên tuổi khác đang tranh giành quyền thống trị.. Duy nhất danh tánh và quyền lực của Chúa Giê-su được yêu cầu trợ giúp cho sự giải thoát. Chúa Giê-su đã trả món nợ ấy và Người đã lãnh nhận quyền cai trị từ Thiên Chúa – sự việc đã khép lại.

Lời tường thuật nay tạo khả năng cảm nhận trong bối cảnh lịch sử của nó nhưng cần được dùng với sắc thái và sự thận trọng trong những bối cảnh khác, nhất là của chính chúng ta. Chúng ta đang sống trong một thời đại vô cùng khó khăn và chúng ta có 2,000 năm kinh nghiệm những điều mà chúng ta cần suy ngẫm. Sự đề cao danh tánh và uy quyền của Chúa Gie-su không cần phải là phỉ báng, gièm pha những tôn giáo khác trên thế giới cũng không phải là loại trừ và lên án những người không phải là ki-tô hữu. Chúa Giê-su – Đức Ki-tô (không phải Ki-tô giáo) đứng ở đầu và cuối của lịch sử nhưng mọi điều đều ở giữa, đều có mục đích va vị trí của nó trong kế hoạch cứu độ cảm thương của Thiên Chúa. Lời Chúa đã nói lên bằng những cách khác nhau trong mọi nơi và mọi lúc.

Trở lại với bằng chứng Phục Sinh: chứng cứ mà chúng ta có thể đưa ra ngày nay là gì? Diễn tả bằng lời của Thánh Phan-xi-cô, bất cứ ở đâu có hy vọng, đức tin, đức ái, ánh sáng, miễn thứ, công lý, hàn gắn, sự sống mới và lòng trắc ẩn, sau đó và ở đó Đức Ki-tô sống lại. Chúng ta được mời gọi để công bố Phục Sinh bằng những cách mà tạo ra một sự khác nhau.

Tác giả Tin Mừng của Thánh Gio-an và những lá thư khẳng định rằng chúng ta không được sinh ra là con cái Chúa nhưng được trở nên như vậy là bởi được tái sinh (từ trên trời) trong Thánh Thần. Người phủ nhận rằng: nếu chúng ta không nhận biết Thiên Chúa, chúng ta không thể tuyên xưng là con cái của Chúa – và điều đó có nghĩa là một mối quan hệ cá nhân. Thiên Chúa không phải là một ý niệm trong khả năng lý luận mà là một thực thể hằng sống rằng chúng ta cần phải trải nghiệm. Khi một người nao đó được tái sinh làm con cái Chúa họ trở nên một loại người hoàn toàn khác – người ma biểu lo65long2 trắc ẩn, nhân từ và Đấng Duy Nhất của Thiên Chúa trong mọi khía cạnh của cuộc sống.Thánh Thần lôi kéo chúng ta vào nét tương đồng với Chúa Giê-su người mà mang hình ảnh không thấy được của Thiên Chúa. Sự sống được cứu vớt không phải là tách rời khỏi sự sống được chuyển đổi.

Một mục tử tồi là gì? Giải thích rất đơn giản, đó là người không chăm sóc cho đàn chiên được sung mãn – họ chỉ lo cho chính họ. Mối nguy hiểm đầu tiên tự nó đặt ra họ biến mất và bỏ lại đàn chiên mặc cho số phận. Trong Cựu Ước (Ezek. 34 và Zech 11) người mục tử xác định vai trò của những người lãnh đạo tôn giáo và vương quyền. Vô phúc thay, sự sống con người không phải là trách nhiệm – tội lỗi và ích kỷ thường giành được tay trên. Quyền lực là một dược tố cực mạnh và có khuynh hướng tham những, độc tài, chuyên chế, như họ nói, chuyên quyền đi đôi với tham nhũng. Sự hoang tàn, đổ nát của Israel do hậu quả khi bất công và dị biệt của những mục tử thắng thế. Thiên Chúa cương quyết đích thân chiếm lĩnh vai trò mục tử con người. Chúa Giê-su tự đặt mình vào vai trò là người không thể mua chuộc bằng hối lộ và là người sẵn sàng hạ đời mình vì đàn chiên. Người không từ nan mà sẵn sàng chịu nhục hình và tử nạn.

Suốt quá trình lịch sử và trong thời đại của chính chúng ta những tác hại khôn lường đã gây đến cho Giáo Hội bất cứ lúc nào, những tổ chức xã hội cùng với những đặc quyền đặc lợi của nó và những hình ảnh vẽ vời được đặt lên trên phúc lợi của dân Chúa. Sự lãnh đạo bất kỳ loại nào đi chăng nữa không bao giờ là một quyền lợi hay thậm chí danh dự, mà nó là một trách nhiệm bất khả xâm và là một sự hy sinh.

Sự quan tâm của Chúa Giê-su không phải là kim ngân, quyền bính, danh dự hoặc uy tín thanh danh mà là tình yêu. Nên điều đó sẽ ở cùng với những ai bước trên con đường của Thiên Chúa bất chấp mình mang danh hiệu gì.

(Nguồn: Regis College – The School of Theology)