Phải đối đầu với “những bất an sâu sắc” xuất phát bởi kinh tế, chính trị và những khủng hoảng xã hội khác mà đã ảnh hưởng tới thế giới, đó là sự cần thiết để “tái khám phá một cách kiên quyết đường lối của chúng ta” thông qua “những hình thức cam kết mới” và “những qui luật mới,” Đức thánh Cha đã đề cập trong Huấn Từ của Ngài trước ngoại giao đoàn được bổ nhiệm tới Tòa Thánh tại buổi yết triều truyền thống tổ chức vào đầu năm, diễn ra sáng thứ Hai, 9 tháng Một, 2012 tại Sành đường Regia .

Đức Thánh Cha Benedict đã xuất hiện trước các nhà lãnh đạo quốc gia và cộng đồng quốc tế, kêu gọi đối thoại và cải cách để “bảo đảm điều mà tất cả có thể dẫn đến một cuộc sống có giá trị xứng đáng” và thừa nhận khắp mọi nơi phẩm giá không thể chuyển nhượng của mỗi cá nhân con người và quyền căn bản của họ dù nam hay nữ.” Trong số những mối quan tâm của Vị Chủ Chăn là những hậu quả của giai đoạn sự suy thoái toàn cầu và không chỉ nhằm vào những gia đình và những cơ sở kinh doanh mà còn buộc nền kinh tế của những quốc gia nghèo nhất phải quỳ lụy và đe dọa đến tương lai giới trẻ. Đức Thánh Cha Benedict đã dành riêng trọng tâm Huấn Từ của Ngài đặc biệt cho giới trẻ, nhấn mạnh tầm quan trọng về những đòi hỏi của giáo dục và kêu gọi sự sáng tạo của những chính sách để bảo vệ gia đình và ủng hộ những tổ chức đào tạo có tính chất hàn lâm.

Một phần tối quan trọng của tông huấn này được tập trung vào đề tài tự do tôn giáo, điều mà được coi như “tối ưu của nhân quyền,” bởi lẽ, Ngài giải thích, nó công nhận “thực tế thiết yếu nhất của con người.” Vị Chủ Chăn đã đặc biệt tố giác bạo lực và cách đối xử bạc đãi của quyền lực gây tổn thương những Ki-tô hữu ở những quốc gia khác nhau. Ngài cũng lên án chủ nghĩa khủng bố dùng tôn giáo như một “lý do thoái thác để gạt sang một bên những điều luật của công lý và của luật pháp.” Đức Thánh Cha cũng đã nhắc nhở đến sự cần thiết để liên kết tôn trọng sự sáng tạo và tranh đấu chống lại đói nghèo.