Từ ngày 11 đến nay hàng trăm ngàn bạn trẻ đã thăm viếng 63 giáo phận. Trong đó, có 61 giáo phận của Tây Ban Nha. Đặc biệt hơn hết, thực sự chưa bao giờ có, trong lịch sử 26 năm ngày Quốc Tế Giới Trẻ, là các bạn trẻ đã và đang thăm viếng hai giáo phận, không thuộc nước chủ nhà.

Về phiá bắc, đó là giáo phận Bayonne thuộc Pháp, và về phiá Nam là giáo phận Gibraltar trong miền lãnh thổ của Anh Quốc.

Trong bài phóng sự ngày hôm nay, trước hết, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị khán thính giả, một vài nét về giáo phận Gibraltar.

Thưa quý vị khán thính giả,

Gibraltar là bán đảo ở phần cực Nam của Tây Ban Nha, trong vùng biển Địa Trung Hải, tương tự như mũi Cà Mau của Việt Nam.

Chúng ta có thể đến bán đảo này bằng đường hàng không hay đường thủy. Các du khách đến từ Anh, phần lớn là dùng các phương tiện này.

Chúng ta cũng thể băng qua biên giới với Tây Ban Nha bằng đường bộ. Tưởng cũng nên biết thêm là trong các giằng co về chủ quyền của bán đảo này, Tây Ban Nha đã nhiều lần đóng cửa biên giới đường bộ. Thành ra, trong thập niên 1950, đường hàng không và đường thủy là hai phương tiện giao thông chủ yếu để đến Gibraldi.

Toàn bộ dân số trên hòn đảo này khoảng 28,000 người, trong đó có đến 22,000 người là Công Giáo, chiếm 78% dân số. Hiện nay toàn bộ giáo phận có 5 giáo xứ/ được coi sóc bởi 18 linh mục triều, một linh mục dòng và 11 nữ tu.

Hình ảnh mà bạn đang thấy là một nhà thờ rất nhỏ trong số 5 nhà thờ trên bán đảo này. Phố xá hàng quán, các cơ sở lớn nhỏ của Gibraldi tập trung trên duy nhất một con đường lớn gọi là Main Street. Các đường còn lại đều rất nhỏ hẹp, chủ yếu để đi lại giữa các khu dân cư.

Dù hòn đảo này rất nhỏ, đi chưa hết một ngày là có thể thăm mọi thắng cảnh. Tuy nhiên, đã đến Tây Ban Nha mà không ghé thăm Gibraltar, thì thiết tưởng là rất uổng.

Do vị trí chiến lược của bán đảo này, nơi đây đã là bãi chiến trường, của nhiều cuộc chiến. Người Hồi Giáo vào thế kỷ thứ 8, đã tấn công vào Âu Châu, sau khi chiếm được bán đảo này.

Trên tháp canh này là những căn cứ quân sự của Anh. Những lô cốt khổng lồ với những khẩu đại bác lớn được dấu bên trong núi đã giúp người Anh kiểm soát vùng biển Địa Trung Hải trong suốt các cuộc thế chiến.

Nguồn lợi chủ yếu trong những năm qua của người dân trong vùng gắn liền với việc tiếp liệu cho các căn cứ quân sự của Anh. Nhiều đơn vị hải quân và không quân Anh vẫn đang hoạt động với quân số đáng kể trên bán đảo này.

Trong vài thập niên trở lại đây, du lịch đã là một nguồn lợi kinh tế khác của Gibraldi.

Gibraltar là hình ảnh của một thế giới thu nhỏ. Thật vậy thưa quý vị, ở đây ta có thể gặp những người Tây Ban Nha, người Ý, người Do Thái, người Ả rập, và còn nhiều sắc dân khác nữa.

Tây Ban Nha đã nhiều lần muốn lấy lại chủ quyền của hòn đảo này. Tuy nhiên, trong cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 10/9/1967/ đa số người dân Gibratar, đã bày tỏ ý muốn tiếp tục sống, dưới sự cai trị của người Anh.

Tháng 7/2002, một cuộc trưng cầu dân ý khác, theo đó lãnh thổ này được coi là chủ quyền chung, của cả Tây Ban Nha và Anh. Tuy nhiên,trong khi chỉ có 187 người chấp thuận, có đến 17,900 người đã bác bỏ ý kiến đó.

Tuy nhỏ, nhưng Gibradi có những thắng cảnh rất đẹp. Một đường cáp khổng lồ đưa khách du lịch từ trung tâm thành phố lên đến đỉnh núi nơi du khách có thể nhìn toàn cảnh thành phố rất hùng vĩ. Khách du lịch cũng có thể thăm một hang động rất đẹp là hangTổng Lãnh Thiên Thần Micae. Đây là điạ điểm du lịch thu hút nhất của thành phố này.

Một hình ảnh được coi là tiêu biểu của Gibraldi đó là những đàn khỉ rất thân thiện với khách du lịch. Người dân địa phương tin rằng ngày nào còn những chú khỉ này thì ngày ấy họ còn hy vọng được sống dưới sự cai trị của người Anh.

Chúng tôi xin kết thúc bài phóng sự này, với việc chuẩn bị chào đón Đức Thánh Cha, của Tây Ban Nha tại Kinh Thành Madrid.

Tuy chỉ có 20 triệu dân trong đó chỉ có 26% là người Công Giáo, Australia đã dành cho Đức Thánh Cha Bênêđíctô một cuộc đón tiếp thật ngoạn mục với hàng trăm ngàn người đứng chật các đường phố tại Sydney để chào đón Đức Thánh Cha.

Tây Ban Nha có đến 46 triệu dân trong đó Công Giáo chiếm trên 97%. Tuy nhiên, trong lịch sử cận đại và cả ngay hiện nay, làn sóng bài Kitô rất mạnh tại Tây Ban Nha.

Trong thời Đệ nhị Cộng Hòa Tây Ban Nha từ ngày 14 tháng 4 năm 1931 đến ngày 1 tháng 4 năm 1939 do Mặt trận bình dân gồm các thành phần thân cộng lãnh đạo. 13 Giám Mục, 4,172 linh mục triều, 2,364 linh mục và tu sĩ dòng, 283 nữ tu và hàng triệu người Công Giáo đã bị giết trong khi tất cả các nhà thờ bị tịch thu và hàng ngàn nhà thờ, tu viện bị đốt phá.

Giáo Hội Tây Ban Nha thường xuyên than phiền về chính sách chống Công Giáo của thủ tướng José Luis Rodríguez Zapatero, thủ lĩnh của đảng Công Nhân Xã Hội Tây Ban Nha cầm quyền từ năm 2004 cho đến nay.

Để nhắc người dân Tây Ban Nha căn cội Công Giáo của mình, khi Đức Thánh Cha băng ngang qua cổng Alcalá vào ngày 18 tháng 8 tới đây, tất cả các nhà thờ tại Madrid sẽ đổ chuông chào mừng Đấng Kế Vị Thánh Phêrô.