Washington D.C. (CNA/EWTN News).- Wikileaks là một tổ chức thành lập để tiết lộ những thông tin nhạy cảm. Trong đợt này, bắt đầu từ hôm Chủ nhật vừa qua, Wikileaks đã bắt đầu phổ biến hàng trăm ngàn thông tin mật của Bộ Ngoại giao Mỹ. Tháng trước, Wikileaks đưa lên mạng gần 400 ngàn tài liệu cho biết chi tiết về các sự kiện tại Iraq sau cuộc chiến của Mỹ năm 2003, chỉ vài tháng sau khi đã tung ra 90 ngàn tài liệu mật gồm các phúc trình về tình báo và các biến cố quân sự Mỹ tại cuộc chiến ở Afghanistan.
Các nhà lãnh đạo Hoa kỳ đang tố giác người sáng lập Wikileaks là Julian Assange, vì hành động tiết lộ trên 250 ngàn công điện ngoại giao trên trang mạng của ông. Một trong những người bị tình nghi tiết lộ các điện tín này là Bradley Manning, phân tích gia tình báo thuộc quân đội Hoa kỳ. Manning hiện bị giam giữ tại một căn cứ quân sự ở Virginia.
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton, kết án vụ tiết lộ hôm 29 tháng 11 này “không phải chỉ là một cuộc tấn công vào công tác ngoại giao của Hoa kỳ” mà còn “tấn công vào cộng dồng quốc tế.”
Các tài liệu được tiết lộ liên quan đến cuộc trao đổi điện văn giữa Hoa kỳ và hàng chục quốc gia khác trên thế giới, với số công điện nhiều nhất liên quan đến Iraq là 16 ngàn bức. Không phải tất cả mọi công điện đã được công bố, nhưng sẽ được tiết lộ dần dần. Tuy nhiên, các điện tín liên quan đến Bắc Hàn, Trung quốc và Argentina đã được phổ biến trên mạng.
Theo Wikileaks cho biết, trong đợt mới nhất này, có 852 tài liệu sẽ được công bố liên quan đến trao đổi điện tín giữa Hoa kỳ và Tòa thánh Vatican.
Thông tấn xã CNA đã tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa kỳ hôm 30 tháng 11 để biết thêm chi tiết về đặc tính của những tài liệu này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Megan Mattson nói rằng “theo đúng chính sách, chúng tôi không bình luận về những tài liệu có nội dung liên quan đến các thông tin mật.” Bà nói thêm rằng Bộ Ngoại giao “cực lực lên án việc cá nhân và các tổ chức, với chủ tâm và khi chưa được phép, đem tiết lộ các tài liệu mật làm nguy hiểm đến các sinh mạng và nền an ninh quốc gia.”
Tuy nhiên, trong các tiết lộ có một tài liệu năm 2005, được báo La Stampa tại Ý phổ biến, cho thấy các nhà ngoại giao Mỹ đã bày tỏ sự ngạc nhiên đối với việc giáo hoàng Benedict XVI được tuyển chọn. Theo tờ báo này, các viên chức Hoa kỳ tưởng rằng ứng viên thuộc một quốc gia đang phát triển sẽ được chọn mới phải.
Tài liệu vừa nói không phải là một trong nội dung của 852 điện tín, nhưng báo La Stampa phổ biến trong một bài báo và cho biết họ có được thông tin này nhờ Đạo luật Tự do về Tin tức.
Nhật báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano nhấn mạnh rằng việc tiết lộ các điện văn không làm thay đổi các mối quan hệ ngoại giao giữa Hoa kỳ và Tòa thánh.
Báo cũng viết tiếp: Các trao đổi thư tín bị rò rỉ “không đủ để làm thay đổi bản chất các mối liên hệ” Hoa kỳ hiện đang có với các chính phủ trên thế giới.
Các điện tín liên quan đến Vatican sẽ được công bố trong những tuần lễ sắp tới.
Các nhà lãnh đạo Hoa kỳ đang tố giác người sáng lập Wikileaks là Julian Assange, vì hành động tiết lộ trên 250 ngàn công điện ngoại giao trên trang mạng của ông. Một trong những người bị tình nghi tiết lộ các điện tín này là Bradley Manning, phân tích gia tình báo thuộc quân đội Hoa kỳ. Manning hiện bị giam giữ tại một căn cứ quân sự ở Virginia.
Julian Assange, người sáng lập Wikileaks |
Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Hillary Clinton, kết án vụ tiết lộ hôm 29 tháng 11 này “không phải chỉ là một cuộc tấn công vào công tác ngoại giao của Hoa kỳ” mà còn “tấn công vào cộng dồng quốc tế.”
Các tài liệu được tiết lộ liên quan đến cuộc trao đổi điện văn giữa Hoa kỳ và hàng chục quốc gia khác trên thế giới, với số công điện nhiều nhất liên quan đến Iraq là 16 ngàn bức. Không phải tất cả mọi công điện đã được công bố, nhưng sẽ được tiết lộ dần dần. Tuy nhiên, các điện tín liên quan đến Bắc Hàn, Trung quốc và Argentina đã được phổ biến trên mạng.
Theo Wikileaks cho biết, trong đợt mới nhất này, có 852 tài liệu sẽ được công bố liên quan đến trao đổi điện tín giữa Hoa kỳ và Tòa thánh Vatican.
Thông tấn xã CNA đã tiếp xúc với Bộ Ngoại giao Hoa kỳ hôm 30 tháng 11 để biết thêm chi tiết về đặc tính của những tài liệu này. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Megan Mattson nói rằng “theo đúng chính sách, chúng tôi không bình luận về những tài liệu có nội dung liên quan đến các thông tin mật.” Bà nói thêm rằng Bộ Ngoại giao “cực lực lên án việc cá nhân và các tổ chức, với chủ tâm và khi chưa được phép, đem tiết lộ các tài liệu mật làm nguy hiểm đến các sinh mạng và nền an ninh quốc gia.”
Tuy nhiên, trong các tiết lộ có một tài liệu năm 2005, được báo La Stampa tại Ý phổ biến, cho thấy các nhà ngoại giao Mỹ đã bày tỏ sự ngạc nhiên đối với việc giáo hoàng Benedict XVI được tuyển chọn. Theo tờ báo này, các viên chức Hoa kỳ tưởng rằng ứng viên thuộc một quốc gia đang phát triển sẽ được chọn mới phải.
Tài liệu vừa nói không phải là một trong nội dung của 852 điện tín, nhưng báo La Stampa phổ biến trong một bài báo và cho biết họ có được thông tin này nhờ Đạo luật Tự do về Tin tức.
Nhật báo của Tòa thánh L'Osservatore Romano nhấn mạnh rằng việc tiết lộ các điện văn không làm thay đổi các mối quan hệ ngoại giao giữa Hoa kỳ và Tòa thánh.
Báo cũng viết tiếp: Các trao đổi thư tín bị rò rỉ “không đủ để làm thay đổi bản chất các mối liên hệ” Hoa kỳ hiện đang có với các chính phủ trên thế giới.
Các điện tín liên quan đến Vatican sẽ được công bố trong những tuần lễ sắp tới.