Washington Post (Jan 1, 2010)

Mùa Giáng Sinh của Tây Phương năm nay thế mà lại trở thành mùa đàn áp cho những chế độ độc tài toàn trị tại châu Á.

Đúng vào ngày Giáng sinh, Trung Quốc (TQ) đã tuyên án 11 năm tù cho một trong những nhà đối kháng hàng đầu của họ là ông Lưu Hiểu Ba về "tội" giúp tạo dựng bản Hiến Chương 2008 về tuyên ngôn dân chủ. Vài ngày trước đó Bắc Kinh đã xúi giục Campuchia trao cho họ 20 người tị nạn thuộc sắc dân Ngô Duy Nhĩ, những người mà lẽ ra phải được dưới quyền bảo vệ của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc.

Bây giờ là tới phiên Việt Nam, nơi lãnh đạo CS thường hành động theo sự chỉ đạo của TQ đã tuyên phạt nhà đấu tranh dân chủ là ông Trần Anh Kim bằng án tù 5 năm rưỡi tại một phiên tòa do nhà nước kiểm soát, là đợt đầu trong một chuỗi vụ án xử những nhà hoạt động dân chủ. Năm nhà hoạt động (dân chủ) đã bị bắt giữ hồi tháng Sáu trong khi tranh đấu ôn hòa cho các quyền tự do ngôn luận, bầu cử và những cải cách khác. Giống như số phận của những người khác, ông Kim- một vị tướng(*) về hưu- thuộc đảng Dân Chủ VN và là thành viên của khối 8406, một nhóm nguyên đơn cổ võ dân chủ.

Bốn nhà hoạt động còn lại hiện đang chờ ngày ra tòa xét xử gồm có Lê Công Định, một luật sư 41 tuổi từng theo học ở đại học Tulane. Ông đã từng ra tòa biện hộ cho những người hoạt động nhân quyền khác. Ban đầu ông bị cáo buộc với tội danh tuyên truyền chống phá chính phủ, nhưng vào tháng vừa rồi ông và hai nhà đối kháng khác đã bị sửa lại với tội danh mới có thể bị tử hình là hoạt động lật đổ chính phủ.

Họ là những người nổi bật trong số hàng tá những nhà hoạt động cho nhân quyền, những blogger, và những tu sĩ đã bị chính quyền bắt giữ hay khủng bố trong những tháng mới đây. Vào tháng mười vừa qua, một trong những tiểu thuyết gia lừng danh của VN là Nguyễn Xuân Nghĩa và tám người khác đã bị tuyên án từ 2- 6 năm tù về tội treo biểu ngữ yểm trợ dân chủ trên những cây cầu.

Một vài nhà phân tích tình hình VN tin rằng đợt bắt bớ này của chính quyền VN là để dọn đường cho kỳ đại hội đảng dự định sẽ được tổ chức vào năm 2011. Thế nhưng VN chắc chắn cũng như TQ đã ghi nhận thái độ lỏng lẻo của Hoa Kỳ trong vấn đề ủng hộ những nhà đối kháng và trong những công bố (HK) đã nói rõ rằng những vấn đề nhân quyền phải được cân bằng với các quyền lợi khác (của HK). Trong lúc tòa đại sứ HK tại VN chỉ trích việc đàn áp này, ngoại trưởng Hillary Clinton lại chẳng nói gì về việc bắt giữ những người đó khi bà gặp gỡ ngoại trưởng VN hồi tháng mười vừa qua. Thay vào đó bà chỉ chú trọng vào việc gia tăng "gấp 10 lần" quan hệ mậu dịch song phương mà bà nói là đã bắt đầu từ năm 2001.

Sự thăng hoa về mậu dịch đã khiến cho VN trở nên nhạy cảm trước những lời chỉ trích của Tây Phương về hồ sơ nhân quyền của họ. Vì thế việc tạo ra những phiên tòa xử người hoạt động dân chủ trong dịp lễ này chắc chắn không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chiến thuật này có thể có tác dụng: một nhân viên Bộ Ngoại Giao hôm thứ Tư đã nói rằng không có lời tuyên bố công khai nào về trường hợp của ông Kim, bởi vì "không ai hỏi". Người này sau đó đã email cho chúng tôi một lời tuyên bố, nói rằng "Hoa Kỳ thất vọng về kết quả của phiên tòa" và ghi nhận rằng trường hợp của ông Kim là một trong những vụ đã được nêu ra trong buổi nói chuyện Việt - MỸ về vấn đề nhân quyền hồi tháng Mười Một. Thảo nào Hà Nội chẳng coi những cuộc nói chuyện như thế chỉ là chiếu lệ. Chắc chắn nội các Obama đã chẳng làm gì để (người ta) nghĩ khác hơn thế.