Tại Hà Nội, giáo dân Công Giáo tự hào vì đã nắm được đầu quyền lực

Dù không đạt được thỏa ước với chính quyền trong việc hoàn trả Tòa Khâm Sứ qua phong trào cầu nguyện đòi đất từ hơn một năm qua, người Công Giáo lượng giá rằng mình không hề bị trắng tay trong phong trào này.

Công nhân đang miệt mài đặt những tấm đan, xúc cát, nát nền lối đi, tưới những cây hạng nhỡ hãy còn khẳng khiu. Rồi dần dần một vườn hoa Hàng Trống được hình thành, nằm ngay trong khu phố cổ của Thủ Đô Việt nam và cách Nhà Thờ Lớn không xa lắm. Vẫn còn nhiều công việc đang được triển khai, nhưng đã có hai tấm biển màu xanh lục nước sơn còn mới dùng để đặt tên cho địa điểm này. Tấm biển thứ nhất nêu tên vườn hoa. Còn tấm thứ hai được dán trên một tòa nhà nguy nga nằm đằng sau những thảm cỏ mới trồng. Từ phía trên cao của ngôi nhà này vốn trước đây là Tòa Khâm Sứ, những người thợ đang tháo dỡ thay thế các cửa sổ để biến thành một thư viện công cộng.

Phong trào công khai cầu nguyện đòi đất được phát động từ tháng mười hai năm 2007 bằng những buổi tụ họp của đông đảo giáo dân trên phần đất bị chính quyền cộng sản chiếm dụng vào năm 1954. Công an đã hành xử một cách tàn nhẫn đối với những buổi cầu nguyện này. Cách trung tâm thành phố không xa, những buổi cầu nguyện trong ôn hòa tại giáo xứ Thái Hà cũng bị ngăn chặn bằng dùi cui điện theo sự chỉ đạo của lực lượng chính quyền Hà Nội. Tính đến tháng chín đã có tám giáo dân bị tạm giam và hai trường hợp bị giam giữ.

« Trong phong trào này, chúng tôi đạt được 50% », một trong những giáo dân lượng giá cách sửng sốt. Tại một buổi cầu nguyện vào tháng giêng năm ngoái, anh ta đã dám vượt qua hàng dậu bằng sắt trước Tòa Khâm Sứ. Công an đánh anh ta. Và anh đã đã hô hoán để những người đang tập trung cầu nguyện giải cứu. Bị theo dõi sát, anh ấy không nêu danh tánh những không giấu khỏi sự lạc quan: «Trước đó rất có thể phần đất này được sang nhượng lại cho những cá nhân của thành viên cộng sản. Hôm nay nó đã được chuyển thành công viên. Tất cả mọi người được hưởng», anh ấy diễn đạt. Cũng vẫn ý kiến của anh ta, do dưới áp lực của hàng ngàn giáo dân mà gián tiếp dẫn đến thành quả này. Cộng đồng Công giáo hoạch định rằng có một sự trưởng thành rất lớn từ phong trào này.

Một thành quả khác nữa là người giáo dân dám nói lên những quan điểm của họ cho một xã hội rất hiếm khi dám bày tỏ quan điểm. Họ là những phát ngôn viên. Sự khiếu nại đã vượt lên trên khuôn khổ chật hẹp của vài miếng đất bị chiếm dụng bất công: « Chúng tôi cũng đã công khai đòi công lý cho xã hội, quyền bình đẳng giữa các công dân, quyền tự do ngôn luận. Chúng tôi đã đương đầu nạn tham nhũng, một trong những tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà cho biết. Người giáo dân không có ý muốn trở thành những người đại diện cho quần chúng nhân dân, tuy nhiên hành động nguyên khai của họ cũng đã biểu lộ được những khát vọng của người dân Việt Nam ».

Cộng đồng người Công Giáo tại Việt nam chỉ chiếm 6% dân số đã hiệp thông chặt chẽ với giáo xứ Thái Hà. Rất nhiều giáo dân trong toàn quốc đã viết thư ủng hộ và lấy làm tiếc khi mà các tôn giáo khác không đồng loạt làm như thế. Một thực tế là người Tin Lành của Giáo Hội Phúc âm cũng đã đòi 265 cơ sở không công khai ủng hộ người Công Giáo để cùng tay trong tay đoàn kết.

Dù sao đi chăng nữa nếu khi mà quần chúng vẫn chưa sẵn sàng đối đầu với giới cầm quyền, thì người Công giáo tin tưởng rằng qua việc đọ sức vừa rồi sẽ mang lại sự can đảm cho những người bị áp bức, không đất đai, hay cho những người đang kiểm chứng rằng việc tranh luận với chính quyền là hoàn toàn có thể: « Trong hơn 50 năm của chế độ cộng sản tại Việt Nam, phong trào cầu nguyện đòi đất là rất quan trọng đối với chính sách về đất đai của nhà cầm quyền vì tự nó đã nói lên được khát vọng. Người Công Giáo tự hào vì đã tìm ra hướng đi này », một giáo dân Hà Nội dãi bày.

Phong trào đấu tranh ôn hòa này cũng đã được tính đến cả trong lãnh vực chính trị, chứ không hoàn toàn những vấn đề mang tính xã hội. « Một số người Công Giáo có quan điểm bất đồng trước đây rất ít có mối quan hệ kể từ sau biết cố chính quyền sử dụng bạo lực tại Thái Hà đã tìm cách liên lạc với tôi để chia sẻ quan điểm của họ », một nhà bất đồng chính kiến giải thích. Tuy nhiên sự cận kề cho đến nay vẫn còn dè dặt.

Kể từ biến cố Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà, người Công giáo phải chịu đựng mang tiếng là vi phạm phát luật và làm mất trật tự công cộng qua một chiến dịch bóp méo của các phương tiện truyền thông quốc doanh. Câu nói của Tổng Giám Mục Hà nội bị cắt xén bằng trò tiểu xảo với chủ ý cho rằng ngài cảm thấy nhục nhã khi cầm chiếc hộ chiếu Việt nam. Thế là một cơn tức giận với chiêu bài tự trọng dân tộc được phát động. Nếu như nhiều người có nhân thức là khối Công Giáo hoàn toàn thẳng thắn và đúng đắn thì cũng có không ít người còn tin vào phương tiện truyền thông quốc doanh qua sự chỉ đạo của ban tuyên giáo. Linh mục văn phòng Tòa Tổng Giáo phận Hà nội thừa công nhận rằng ngài phải hạn chế trong việc đi lại vì nhận được rất nhiều sự đe dọa đến tính mạng.

Làm sao có thể sữa chữa lại hình ảnh bị mờ nhạt này ? «Tôi đã thử thuyết phục những bạn thân thuộc gia đình có truyền thống cách mạng nhưng quả thật là rất khó đặc biệt là con cái của các công chức, một sinh viên công giáo bày tỏ, chúng vẫn cứng nhắc nghĩ rằng đó là sự thật và không muốn kiểm chứng. chúng đã bị nhồi sọ rồi».

Đa phần các sinh viên Việt Nam không quan tâm đến vấn đề chính trị và tôn giáo. Anh sinh viên công giáo này phải dè dặt nói với các người bạn. Nếu không sẽ rất dễ bị công an theo dõi…

(Theo Rémy Favre, báo La Croix, ngày 19 tháng 11 năm 2008) (Bản tiếng Pháp: http://vietcatholic.net/News/Html/61220.htm)