Dụ Ngôn Cỏ Lồng Vực, Hạt Cải và Nắm Men (Mt 13:24-43)
Chúa Nhật này Hội Thánh Hội Thánh nhắc nhở chúng ta về lòng từ bi và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Bài đọc thứ nhất trong Sách Khôn Ngoan cho thấy rằng Thiên Chúa chăm sóc cho người công chính và kiên nhẫn với tất cả mọi người. Ngài không đối xử bất công với bất cứ ai. Chính vì thế mà bài Thánh Vịnh ca tụng Thiên Chúa là Đấng “từ bi, nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung.” Riêng đối với những ai đang ở trong Đức Kitô, thì Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa sẽ ban cho họ Chúa Thánh Thần để bầu cử cho họ và dạy họ cầu nguyện. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng ba dụ ngôn để giải thích lý do tại sao Thiên Chúa lại kiên nhẫn với mọi người và mời gọi chúng ta cũng phải kiên nhẫn với người khác như thế. Đồng thời Người cũng nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh và con cái Hội Thánh được Thiên Chúa sai vào trần gian như những hạt cải và nắm men của Chúa để thánh hóa thế gian, để biến những cỏ lòng vực thành lúa tốt, chứ không phải để cho cỏ lồng vực làm cho chúng ta ra hư hỏng. Muốn được như thế thì chúng ta cần phải kiên nhẫn để cho ơn Chúa làm việc trong chúng ta. Một hạt cải gieo xuống đất phải có thời gian mới lớn lên được. Một nắm men cũng phải có thời gian mới làm cho thúng bột dạy men. Cho nên muốn sửa tật xấu trong mình hay trong người khác cũng cần có thời gian. Tuy nhiên nếu dựa vào sức mình, chúng ta sẽ thất bại. Chỉ khi nào chúng ta có Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của mình và làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, thì chúng ta mới hy vọng làm được điều đó.
Mt 13:24-26 - Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra.
Cỏ lùng hay cỏ lồng vực không có ở Việt Nam, nhưng có ở vùng Trung Ðông. Khi mới mọc lên, nó trông giống như lúa mì vậy, nhưng đến khi lúa mì bắt đầu trổ bông người ta mới thấy sự khác biệt. Loại cỏ này là cỏ độc, có thể làm những cây lúa mọc gần chúng bị nhiễm độc và làm cho hột lúa mì ra độc. Nếu ăn phải bột của nó, người ta có thể bị ói mửa. Ở vùng Trung Ðông, khi thù nhau, thì một trong những cách trả thù là gieo cỏ lông vực vào ruộng của kẻ thù. Việc này có lẽ rất thông dụng trong thời Chúa Giêsu đến nỗi luật Rôma có hình phạt dành cho những người phạm tội này.
Mt 13:27-28 - Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: 'Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?' Ông đáp: 'Người thù của ta đã làm như thế'. Đầy tớ nói với chủ: 'Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ'.
Trước những đau khổ và tội ác xảy ra trong thế giới hôm nay, nhiều người trong chúng ta có lẽ cũng hỏi Chúa rằng “Chẳng phải mọi sự Chúa dựng nên đều tốt đẹp hết sao? Vậy thì tội ác và đau khổ từ đâu mà đến vậy?” Ðây là câu trả lời của Chúa: “Kẻ thù đã làm điều đó!” Kẻ thù của Chúa là ma quỷ. Chúng không trực tiếp làm điều ác, nhưng chúng dụ dỗ nhiều người theo chúng, và dùng họ để làm điều ác, để gây ra đau khổ cho nhân loại. Chúng ta cũng giống như những người làm cho ông chủ trong câu chuyện này, khi thấy sự dữ thì nóng lòng muốn tiêu diệt chúng ngay, nhưng sự khôn ngoan của Thiên Chúa thật khôn lường, Ngài không làm như chúng ta nghĩ.
Thêm vào đó, kẻ thù của Thiên Chúa không những gieo cỏ lồng vực vào thế gian mà còn vào gia đình và chính tâm hồn của mỗi người chúng ta. Trong lòng chúng ta cũng có những tốt xấu ngổn ngang. Trong đầu óc chúng ta cũng có nhiều tư tưởng tốt xấu lẫn lộn. Tư tưởng tốt là do Thiên Chúa và tư tưởng xấu là do kẻ thù gieo vào. Thấy tật xấu của mình, chúng ta muốn sửa. Đôi khi sửa không được chúng ta đâm ra thất vọng. Thấy tật xấu của con cái hay của vợ hoặc chồng mình, chúng ta cũng muốn giúp họ sửa. Và nhiều khi vì không biết giúp gây ra bất hoà.
Mt 13:29-30 - Chủ nhà đáp: 'Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
Sợ rằng khi gom cỏ lồng vực, các anh nhổ cả lúa chung với chúng. Ðây là câu trả lời của Chúa về lý do tại sao Chúa để cho sự dữ tiếp tục hoành hành cho đến khi nó chín mùi. Sự dữ sẽ tiếp tục xuất hiện trên thế gian cho đến tận thế. Cho nên chúng ta đừng để bị ảnh hưởng bởi các gương mù, gương xấu của những người chung quanh chúng ta, cũng như những cây lúa mì không bị hư vì chất độc của cỏ lồng vực. Chúng ta khác lúa mì ở chỗ chúng ta có quyền lựa chọn bạn bè để giao thiệp, còn cây lúa thì không. Vì thế nếu chúng ta bị hư đi vì ảnh hưởng xấu thì tại lỗi của chúng ta chứ không tại hoàn cảnh hay môi trường sống. Chắc chắn là đến mùa gặt ông chủ không những đốt cỏ lồng vực mà cả những cây lúa đã bị chúng làm cho ô nhiễm nữa. Một điều khác nữa là cỏ lồng vực không trở thành lúa tốt được, nhưng một người lỡ làm tay sai cho ma quỷ có thể trở về với Chúa và trở thành người tốt được. Sở dĩ Chúa chờ đợi là vì Chúa muốn cho mọi người có dư thừa cơ hội để trở về với Chúa. Cho nên bao lâu chúng ta còn hơi thở, bấy lâu chúng ta còn có cơ hội để từ bỏ ma quỷ mà trở về cùng Chúa. Ðừng đợi đến ngày chết, vì ngày đó đến lúc nào chúng ta không biết.
Như đã nói ở trên, không ai trong chúng ta hoàn toàn cả. Đôi khi vì thiếu kiên nhẫn với chính mình, và nhất là với tật xấu của những người thân yêu của mình mà chúng ta tạo ra bất hoà trong gia đình. Trong dụ ngôn này, Chúa dạy chúng ta phải kiên nhẫn. Phải mất nhiều thì giờ lắm mới sửa đổi được một tật xấu, và không ai có thể sửa đổi được hết mọi tật xấu trong đời. Chính vì thế chúng ta phải kiên nhẫn để cho chính mình và người khác có thì giờ sửa thay đổi và lớn lên như hạt cải như nắm men trong hai dụ ngôn kế tiếp. Đồng thời cũng phải chấp nhận sự bất toàn của những người khác chung quanh mình. Nếu không chúng ta sẽ nhổ cả cỏ lồng vực lẫn lúa mì, nghĩa là làm hỏng tất cả mọi sự trong đời mình. Điều quan trọng là cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu đuối của mình và của họ thay vì hành hạ mình hoặc người khác vì những sự yếu đuối ấy.
Mt 13:31-32 - Người lại nói với họ dụ ngôn khác mà rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Người Việt Nam khi đọc dụ ngôn này lại một lần nữa không thể hiểu được tại sao Chúa dùng cây cải. Cây cải của mình là loại rau bé tí. Nhưng cây cải Chúa nói ở đây theo các nhà nghiên cứu Thánh Kinh là loại cải đen (tên khoa học là Sinapis Nigru). Ðây là loại cải mọc lớn như bụi cây. Có học giả (TS. Thompson, Smith’s Bible Dictionary) nói rằng ông thấy trong đồng bằng Akkar những cây cải dại cao bằng đầu của một người cỡi ngựa. Nếu cây này được trồng trong vườn chắc còn cao lớn hơn. Nên nếu Chúa nói chim trời đến nghỉ ở trên cành của nó cũng không quá đáng. Có sách dịch là làm tổ. Nguyên ngữ Hy Lạp là κατασκηνουν có nghĩa là cắm lều, cư ngụ, nghỉ ngơi, đậu đề nghỉ. Ở đây chúng tôi dịch là đậu. Thánh Giêrônimô dịch ra tiếng La Tinh là habitent – cư ngụ. Có nghĩa là chim dùng cây này làm nơi tạm trú.
Dụ ngôn này diễn tả sự phát triển của Lời Chúa và của Nước Chúa là Hội Thánh Công Giáo trên trần gian. Chúa Giêsu là người gieo, ruộng là thế gian. Hạt cải là Hội Thánh và công cuộc rao giảng Tin Mừng, là những gì lúc đầu thật bé, nhưng nay đã lan tràn khắp thế giới. Hội Thánh này bao trùm cả nhân loại mọi nơi và mọi hoàn cảnh, trải qua mọi thời đại, luôn phát triển, bất chấp mọi trở ngại như bách hại từ bên ngoài, sa đọa của cấp lãnh đạo, bất phục tùng và bè rối từ bên trong. Nhưng Chúa luôn trung thành với lời hứa của Người là ở cùng Hội Thánh hằng ngày cho đến tận thế (Mt 28:20), và sức cổng hỏa ngục cũng không thể thắng nổi (Mt 16:18).
Đối với cá nhân, dụ ngôn này cũng nói về sự phát triển nhân đức và tâm linh. Muốn phát triển nhân đức và tâm linh, chúng ta cần hạt giống là Lời Chúa, nước mưa và phân bón là ân sủng và thời gian để phát triển. Cách đây hơn một tuần, có một Giáo Lý viên nói với tôi rằng năm tới chị sẽ không dạy Giáo Lý nữa. Khi hỏi tại sao thì chị nói rằng chị chán quá vì dạy Giáo Lý bao nhiêu năm rồi mà không thấy các em tiến bộ. Thưa chị và tất cả các Giáo Lý viên có cùng tâm trạng như chị, hôm nay Chúa xin chị hãy kiên nhẫn. Chúa chỉ muốn chị gieo hạt giống là Lời Người vào lòng các em và tưới nước là cầu nguyện cùng làm gương cho các em. Với thời gian, Chúa sẽ làm cho hạt giống đó mọc lên, chứ chúng ta không làm được điều ấy.
Mt 13:33 - Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Dụ Ngôn Nắm Men được kể dựa theo kinh nghiệm sống hằng ngày của người Do Thái. Họ nhồi bột làm bánh hằng ngày như người Việt Nam chúng ta nấu cơm. Như một chút men làm dậy men cả thúng bột thế nào thì Hội Thánh cũng lan tràn và làm cho nhiều dân nước trở lại như thế.
Nhưng men cũng tượng trưng cho mỗi Kitô hữu. Chúng ta là men để đem Tin Mừng cùng Tình Yêu Chúa đến cho thế gian qua cách sống gương mẫu của chúng ta. Nhiều người trách là Giáo Huấn của Hội Thánh không còn thích hợp với thời đại nữa và muốn Hội Thánh thay đổi. Họ quên rằng chúng ta được Chúa gửi vào thế gian để thay đổi thế gian chứ không phải để thế gian thay đổi chúng ta. Cho nên, là con cái Hội Thánh chúng ta không thể nhượng bột thế gian về những vấn đề luân lý và đạo đức. Nhưng chúng ta có nhiệm vụ tích cực hợp tác vào việc mở mang Nước Trời và biến đổi thế gian bằng cách sống tinh thần Kitô mỗi ngày trong đời chúng ta và đóng góp cụ thể về phương diện tinh thần cũng như vật chất vào việc truyền giáo.
Mt 13:34-35 - Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn, Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian".
Lý Do Chúa Dùng Dụ Ngôn. Mặc khải và chương trình của Thiên Chúa chỉ được tỏ ra cho những người sẵn lòng và thực tâm đón nhận, còn đối với những người khác thì bị che giấu.
Nếu chúng ta có lòng thành và dễ dàng vâng phục thì dù chúng ta có ngu dốt đến đâu cũng có thể thấu hiểu Lời Chúa một cách dễ dàng. Bằng chứng là các môn đệ, những người chài lưới thất học, nhưng Chúa đã dùng các ông để rao giảng Lời Người. Các luật sĩ và người Pharisiêu thì không tài nào hiểu được giáo huấn của Chúa vì họ không có thiện tâm.
Thánh Matthêu chứng dẫn Thánh Vịnh 78 (Tv 78:2) để chứng minh rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô. Câu trích dẫn này theo sát bản Bảy Mươi hơn là Bản Do Thái.
Mt 13:36-43 - Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe"….
Chúa Giêsu đã giải thích quá rõ ràng ý nghĩa của dụ ngôn Cỏ Lồng Vực. Ở đây chúng tôi xin áp dụng vào thời đại của chúng ta. Bao lâu còn ở trần gian, Hội Thánh luôn luôn bao gồm cả người lành lẫn người dữ, cả thánh nhân lẫn tội nhân. Chúng ta là những cây lúa được Chúa trồng, nhưng khác những cây lúa là chúng ta có quyền tự do để cho những người xấu ảnh hưởng, hoặc tránh xa môi trường xấu. Thay vì để cho những người làm gương mù biến chúng ta ra xấu, thì hãy nhìn gương của họ mà tránh dịp tội cùng cầu nguyện cho họ.
Sở dĩ Thiên Chúa không trừng phạt những người xấu ngay, vì Ngài để cho họ có thì giờ mà hoán cải.
Chúa dùng cỏ lồng vực trong dụ ngôn này để cho chúng ta thấy rằng, rất khó mà phân biệt được người tốt và người xấu bằng cách nhìn cái vẻ bề ngoài. Chỉ nhìn vào bông, tức là kết quả công việc họ làm mới biết được.
Hội Thánh đôi khi phải truất phép thông công những kẻ làm gương mù hoặc rao truyền những đạo lý sai lạc để tránh cho những người khác khỏi bị lây họ như lúa bị chất độc của cỏ lồng vực làm ra độc hại. Vạ tuyệt thông có hiệu quả như thuốc chữa bệnh tâm thần những người cố chấp, và ngừa bệnh cho những người khác.
Ðến giờ chết mà họ còn cố chấp không ăn năn trở lại thì như Chúa Giêsu nói, hình phạt Hỏa Ngục sẽ chờ đón họ. Còn những người lành sẽ chiếu sáng như mặt trời vì họ phản chiếu Mặt Trời Công Chính, là Ðức Kitô.
Suy Nghĩ để Thảo Luận
1. Trong dụ ngôn Cỏ Lồng Vực, ai là người gieo cỏ này? Cỏ lồng vực ám chỉ điều gì? Lúa ám chỉ điều gì? Và mùa gặt là gì?
2. Dụ ngôn này liên quan đến Lời Chúa trong câu 7:15-20 thế nào?
3. Tại sao ông chủ không cho đầy tớ nhổ cỏ ngay mà lại đợi đến mùa gặt? Tại sao việc Chúa kiên nhẫn và rộng lượng đối với những người tội lỗi đôi khi làm cho chúng ta sốt ruột?
4. Dụ ngôn này dạy chúng ta những gì về việc có những giáo sĩ bất xứng trong Hội Thánh? Về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa? Về trách nhiệm của mỗi cá nhân?
5. Trong dụ ngôn hạt cải và nắm men, phương diện nào trong đời sống đạo đức của chúng ta xem ra tầm thường, bé nhỏ? Chúa hứa gì khi chúng ta gieo hạt nhỏ bé đó?
6. Lời tóm tắt và tiên tri trong câu 34-35 cho chúng ta thấy gì về cách Chúa Giêsu dùng dụ ngôn?
7. Có khi nào bạn kết án thế gian một cách quá đáng làm phương hại đến việc mở mang Nước Trời không? Chúa đặt bạn ở đâu trong cánh đồng của Người?
8. Bạn có thấy trong đời bạn hay trong giáo xứ bạn “đức tin” lan tràn như men, hay lớn mạnh như hạt cải trong hai dụ ngôn này không?
9. Bạn có thấy mình có trách nhiệm gì với chính bạn? Với gia đình bạn? Với tha nhân? Và với Hội Thánh?
10. Bạn có biết Chúa đang gọi bạn để làm gì không? Và bạn đáp trả bằng cách nào? Và thế nào?
11. Ai là cỏ lồng vực chung quanh bạn? Làm thế nào để bạn không bị ảnh hưởng xấu của họ?
12. Trong lòng bạn có cỏ Lồng Vực không? Bạn phải đối xử với chúng ra sao?
13. Bạn phản ứng ra sao với những tật xấu của những người thân yêu của bạn?
Chúa Nhật này Hội Thánh Hội Thánh nhắc nhở chúng ta về lòng từ bi và sự kiên nhẫn của Thiên Chúa. Bài đọc thứ nhất trong Sách Khôn Ngoan cho thấy rằng Thiên Chúa chăm sóc cho người công chính và kiên nhẫn với tất cả mọi người. Ngài không đối xử bất công với bất cứ ai. Chính vì thế mà bài Thánh Vịnh ca tụng Thiên Chúa là Đấng “từ bi, nhân hậu, chậm bất bình và rất mực khoan dung.” Riêng đối với những ai đang ở trong Đức Kitô, thì Thánh Phaolô nói rằng Thiên Chúa sẽ ban cho họ Chúa Thánh Thần để bầu cử cho họ và dạy họ cầu nguyện. Trong bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu dùng ba dụ ngôn để giải thích lý do tại sao Thiên Chúa lại kiên nhẫn với mọi người và mời gọi chúng ta cũng phải kiên nhẫn với người khác như thế. Đồng thời Người cũng nhắc nhở chúng ta rằng Hội Thánh và con cái Hội Thánh được Thiên Chúa sai vào trần gian như những hạt cải và nắm men của Chúa để thánh hóa thế gian, để biến những cỏ lòng vực thành lúa tốt, chứ không phải để cho cỏ lồng vực làm cho chúng ta ra hư hỏng. Muốn được như thế thì chúng ta cần phải kiên nhẫn để cho ơn Chúa làm việc trong chúng ta. Một hạt cải gieo xuống đất phải có thời gian mới lớn lên được. Một nắm men cũng phải có thời gian mới làm cho thúng bột dạy men. Cho nên muốn sửa tật xấu trong mình hay trong người khác cũng cần có thời gian. Tuy nhiên nếu dựa vào sức mình, chúng ta sẽ thất bại. Chỉ khi nào chúng ta có Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu hèn của mình và làm theo Thánh Ý Thiên Chúa, thì chúng ta mới hy vọng làm được điều đó.
Mt 13:24-26 - Nước trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Trong lúc mọi người ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa lớn lên và trổ bông thì cỏ lùng cũng lộ ra.
Cỏ lùng hay cỏ lồng vực không có ở Việt Nam, nhưng có ở vùng Trung Ðông. Khi mới mọc lên, nó trông giống như lúa mì vậy, nhưng đến khi lúa mì bắt đầu trổ bông người ta mới thấy sự khác biệt. Loại cỏ này là cỏ độc, có thể làm những cây lúa mọc gần chúng bị nhiễm độc và làm cho hột lúa mì ra độc. Nếu ăn phải bột của nó, người ta có thể bị ói mửa. Ở vùng Trung Ðông, khi thù nhau, thì một trong những cách trả thù là gieo cỏ lông vực vào ruộng của kẻ thù. Việc này có lẽ rất thông dụng trong thời Chúa Giêsu đến nỗi luật Rôma có hình phạt dành cho những người phạm tội này.
Mt 13:27-28 - Đầy tớ chủ nhà đến nói với ông rằng: 'Thưa ông, thế ông đã không gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Vậy cỏ lùng từ đâu mà có?' Ông đáp: 'Người thù của ta đã làm như thế'. Đầy tớ nói với chủ: 'Nếu ông bằng lòng, chúng tôi xin đi nhổ cỏ'.
Trước những đau khổ và tội ác xảy ra trong thế giới hôm nay, nhiều người trong chúng ta có lẽ cũng hỏi Chúa rằng “Chẳng phải mọi sự Chúa dựng nên đều tốt đẹp hết sao? Vậy thì tội ác và đau khổ từ đâu mà đến vậy?” Ðây là câu trả lời của Chúa: “Kẻ thù đã làm điều đó!” Kẻ thù của Chúa là ma quỷ. Chúng không trực tiếp làm điều ác, nhưng chúng dụ dỗ nhiều người theo chúng, và dùng họ để làm điều ác, để gây ra đau khổ cho nhân loại. Chúng ta cũng giống như những người làm cho ông chủ trong câu chuyện này, khi thấy sự dữ thì nóng lòng muốn tiêu diệt chúng ngay, nhưng sự khôn ngoan của Thiên Chúa thật khôn lường, Ngài không làm như chúng ta nghĩ.
Thêm vào đó, kẻ thù của Thiên Chúa không những gieo cỏ lồng vực vào thế gian mà còn vào gia đình và chính tâm hồn của mỗi người chúng ta. Trong lòng chúng ta cũng có những tốt xấu ngổn ngang. Trong đầu óc chúng ta cũng có nhiều tư tưởng tốt xấu lẫn lộn. Tư tưởng tốt là do Thiên Chúa và tư tưởng xấu là do kẻ thù gieo vào. Thấy tật xấu của mình, chúng ta muốn sửa. Đôi khi sửa không được chúng ta đâm ra thất vọng. Thấy tật xấu của con cái hay của vợ hoặc chồng mình, chúng ta cũng muốn giúp họ sửa. Và nhiều khi vì không biết giúp gây ra bất hoà.
Mt 13:29-30 - Chủ nhà đáp: 'Không được, kẻo khi nhổ cỏ lùng, các anh lại nhổ luôn cả lúa chăng. Hãy cứ để cả hai mọc lên cho đến mùa gặt. Và đến mùa, ta sẽ dặn thợ gặt: "Các anh hãy nhổ cỏ lùng trước, rồi bó lại từng bó mà đốt đi, sau mới thu lúa lại chất vào lẫm cho ta".
Sợ rằng khi gom cỏ lồng vực, các anh nhổ cả lúa chung với chúng. Ðây là câu trả lời của Chúa về lý do tại sao Chúa để cho sự dữ tiếp tục hoành hành cho đến khi nó chín mùi. Sự dữ sẽ tiếp tục xuất hiện trên thế gian cho đến tận thế. Cho nên chúng ta đừng để bị ảnh hưởng bởi các gương mù, gương xấu của những người chung quanh chúng ta, cũng như những cây lúa mì không bị hư vì chất độc của cỏ lồng vực. Chúng ta khác lúa mì ở chỗ chúng ta có quyền lựa chọn bạn bè để giao thiệp, còn cây lúa thì không. Vì thế nếu chúng ta bị hư đi vì ảnh hưởng xấu thì tại lỗi của chúng ta chứ không tại hoàn cảnh hay môi trường sống. Chắc chắn là đến mùa gặt ông chủ không những đốt cỏ lồng vực mà cả những cây lúa đã bị chúng làm cho ô nhiễm nữa. Một điều khác nữa là cỏ lồng vực không trở thành lúa tốt được, nhưng một người lỡ làm tay sai cho ma quỷ có thể trở về với Chúa và trở thành người tốt được. Sở dĩ Chúa chờ đợi là vì Chúa muốn cho mọi người có dư thừa cơ hội để trở về với Chúa. Cho nên bao lâu chúng ta còn hơi thở, bấy lâu chúng ta còn có cơ hội để từ bỏ ma quỷ mà trở về cùng Chúa. Ðừng đợi đến ngày chết, vì ngày đó đến lúc nào chúng ta không biết.
Như đã nói ở trên, không ai trong chúng ta hoàn toàn cả. Đôi khi vì thiếu kiên nhẫn với chính mình, và nhất là với tật xấu của những người thân yêu của mình mà chúng ta tạo ra bất hoà trong gia đình. Trong dụ ngôn này, Chúa dạy chúng ta phải kiên nhẫn. Phải mất nhiều thì giờ lắm mới sửa đổi được một tật xấu, và không ai có thể sửa đổi được hết mọi tật xấu trong đời. Chính vì thế chúng ta phải kiên nhẫn để cho chính mình và người khác có thì giờ sửa thay đổi và lớn lên như hạt cải như nắm men trong hai dụ ngôn kế tiếp. Đồng thời cũng phải chấp nhận sự bất toàn của những người khác chung quanh mình. Nếu không chúng ta sẽ nhổ cả cỏ lồng vực lẫn lúa mì, nghĩa là làm hỏng tất cả mọi sự trong đời mình. Điều quan trọng là cầu xin Chúa Thánh Thần nâng đỡ sự yếu đuối của mình và của họ thay vì hành hạ mình hoặc người khác vì những sự yếu đuối ấy.
Mt 13:31-32 - Người lại nói với họ dụ ngôn khác mà rằng: "Nước trời giống như hạt cải người kia gieo trong ruộng mình. Hạt đó bé nhỏ hơn mọi thứ hạt giống, nhưng khi mọc lên, thì lớn hơn mọi thứ rau cỏ, rồi thành cây, đến nỗi chim trời đến nương náu nơi ngành nó".
Người Việt Nam khi đọc dụ ngôn này lại một lần nữa không thể hiểu được tại sao Chúa dùng cây cải. Cây cải của mình là loại rau bé tí. Nhưng cây cải Chúa nói ở đây theo các nhà nghiên cứu Thánh Kinh là loại cải đen (tên khoa học là Sinapis Nigru). Ðây là loại cải mọc lớn như bụi cây. Có học giả (TS. Thompson, Smith’s Bible Dictionary) nói rằng ông thấy trong đồng bằng Akkar những cây cải dại cao bằng đầu của một người cỡi ngựa. Nếu cây này được trồng trong vườn chắc còn cao lớn hơn. Nên nếu Chúa nói chim trời đến nghỉ ở trên cành của nó cũng không quá đáng. Có sách dịch là làm tổ. Nguyên ngữ Hy Lạp là κατασκηνουν có nghĩa là cắm lều, cư ngụ, nghỉ ngơi, đậu đề nghỉ. Ở đây chúng tôi dịch là đậu. Thánh Giêrônimô dịch ra tiếng La Tinh là habitent – cư ngụ. Có nghĩa là chim dùng cây này làm nơi tạm trú.
Dụ ngôn này diễn tả sự phát triển của Lời Chúa và của Nước Chúa là Hội Thánh Công Giáo trên trần gian. Chúa Giêsu là người gieo, ruộng là thế gian. Hạt cải là Hội Thánh và công cuộc rao giảng Tin Mừng, là những gì lúc đầu thật bé, nhưng nay đã lan tràn khắp thế giới. Hội Thánh này bao trùm cả nhân loại mọi nơi và mọi hoàn cảnh, trải qua mọi thời đại, luôn phát triển, bất chấp mọi trở ngại như bách hại từ bên ngoài, sa đọa của cấp lãnh đạo, bất phục tùng và bè rối từ bên trong. Nhưng Chúa luôn trung thành với lời hứa của Người là ở cùng Hội Thánh hằng ngày cho đến tận thế (Mt 28:20), và sức cổng hỏa ngục cũng không thể thắng nổi (Mt 16:18).
Đối với cá nhân, dụ ngôn này cũng nói về sự phát triển nhân đức và tâm linh. Muốn phát triển nhân đức và tâm linh, chúng ta cần hạt giống là Lời Chúa, nước mưa và phân bón là ân sủng và thời gian để phát triển. Cách đây hơn một tuần, có một Giáo Lý viên nói với tôi rằng năm tới chị sẽ không dạy Giáo Lý nữa. Khi hỏi tại sao thì chị nói rằng chị chán quá vì dạy Giáo Lý bao nhiêu năm rồi mà không thấy các em tiến bộ. Thưa chị và tất cả các Giáo Lý viên có cùng tâm trạng như chị, hôm nay Chúa xin chị hãy kiên nhẫn. Chúa chỉ muốn chị gieo hạt giống là Lời Người vào lòng các em và tưới nước là cầu nguyện cùng làm gương cho các em. Với thời gian, Chúa sẽ làm cho hạt giống đó mọc lên, chứ chúng ta không làm được điều ấy.
Mt 13:33 - Người lại nói với họ một dụ ngôn khác nữa mà rằng: "Nước trời giống như men người đàn bà kia lấy đem trộn vào ba đấu bột, cho đến khi bột dậy men".
Dụ Ngôn Nắm Men được kể dựa theo kinh nghiệm sống hằng ngày của người Do Thái. Họ nhồi bột làm bánh hằng ngày như người Việt Nam chúng ta nấu cơm. Như một chút men làm dậy men cả thúng bột thế nào thì Hội Thánh cũng lan tràn và làm cho nhiều dân nước trở lại như thế.
Nhưng men cũng tượng trưng cho mỗi Kitô hữu. Chúng ta là men để đem Tin Mừng cùng Tình Yêu Chúa đến cho thế gian qua cách sống gương mẫu của chúng ta. Nhiều người trách là Giáo Huấn của Hội Thánh không còn thích hợp với thời đại nữa và muốn Hội Thánh thay đổi. Họ quên rằng chúng ta được Chúa gửi vào thế gian để thay đổi thế gian chứ không phải để thế gian thay đổi chúng ta. Cho nên, là con cái Hội Thánh chúng ta không thể nhượng bột thế gian về những vấn đề luân lý và đạo đức. Nhưng chúng ta có nhiệm vụ tích cực hợp tác vào việc mở mang Nước Trời và biến đổi thế gian bằng cách sống tinh thần Kitô mỗi ngày trong đời chúng ta và đóng góp cụ thể về phương diện tinh thần cũng như vật chất vào việc truyền giáo.
Mt 13:34-35 - Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà phán những điều ấy với dân chúng. Người không phán điều gì với họ mà không dùng dụ ngôn, để ứng nghiệm lời tiên tri đã chép rằng: "Ta sẽ mở miệng nói lời dụ ngôn, Ta sẽ tỏ ra những điều bí nhiệm từ lúc dựng nên thế gian".
Lý Do Chúa Dùng Dụ Ngôn. Mặc khải và chương trình của Thiên Chúa chỉ được tỏ ra cho những người sẵn lòng và thực tâm đón nhận, còn đối với những người khác thì bị che giấu.
Nếu chúng ta có lòng thành và dễ dàng vâng phục thì dù chúng ta có ngu dốt đến đâu cũng có thể thấu hiểu Lời Chúa một cách dễ dàng. Bằng chứng là các môn đệ, những người chài lưới thất học, nhưng Chúa đã dùng các ông để rao giảng Lời Người. Các luật sĩ và người Pharisiêu thì không tài nào hiểu được giáo huấn của Chúa vì họ không có thiện tâm.
Thánh Matthêu chứng dẫn Thánh Vịnh 78 (Tv 78:2) để chứng minh rằng Chúa Giêsu là Ðấng Kitô. Câu trích dẫn này theo sát bản Bảy Mươi hơn là Bản Do Thái.
Mt 13:36-43 - Sau khi giải tán dân chúng, Người trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: "Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe"….
Chúa Giêsu đã giải thích quá rõ ràng ý nghĩa của dụ ngôn Cỏ Lồng Vực. Ở đây chúng tôi xin áp dụng vào thời đại của chúng ta. Bao lâu còn ở trần gian, Hội Thánh luôn luôn bao gồm cả người lành lẫn người dữ, cả thánh nhân lẫn tội nhân. Chúng ta là những cây lúa được Chúa trồng, nhưng khác những cây lúa là chúng ta có quyền tự do để cho những người xấu ảnh hưởng, hoặc tránh xa môi trường xấu. Thay vì để cho những người làm gương mù biến chúng ta ra xấu, thì hãy nhìn gương của họ mà tránh dịp tội cùng cầu nguyện cho họ.
Sở dĩ Thiên Chúa không trừng phạt những người xấu ngay, vì Ngài để cho họ có thì giờ mà hoán cải.
Chúa dùng cỏ lồng vực trong dụ ngôn này để cho chúng ta thấy rằng, rất khó mà phân biệt được người tốt và người xấu bằng cách nhìn cái vẻ bề ngoài. Chỉ nhìn vào bông, tức là kết quả công việc họ làm mới biết được.
Hội Thánh đôi khi phải truất phép thông công những kẻ làm gương mù hoặc rao truyền những đạo lý sai lạc để tránh cho những người khác khỏi bị lây họ như lúa bị chất độc của cỏ lồng vực làm ra độc hại. Vạ tuyệt thông có hiệu quả như thuốc chữa bệnh tâm thần những người cố chấp, và ngừa bệnh cho những người khác.
Ðến giờ chết mà họ còn cố chấp không ăn năn trở lại thì như Chúa Giêsu nói, hình phạt Hỏa Ngục sẽ chờ đón họ. Còn những người lành sẽ chiếu sáng như mặt trời vì họ phản chiếu Mặt Trời Công Chính, là Ðức Kitô.
Suy Nghĩ để Thảo Luận
1. Trong dụ ngôn Cỏ Lồng Vực, ai là người gieo cỏ này? Cỏ lồng vực ám chỉ điều gì? Lúa ám chỉ điều gì? Và mùa gặt là gì?
2. Dụ ngôn này liên quan đến Lời Chúa trong câu 7:15-20 thế nào?
3. Tại sao ông chủ không cho đầy tớ nhổ cỏ ngay mà lại đợi đến mùa gặt? Tại sao việc Chúa kiên nhẫn và rộng lượng đối với những người tội lỗi đôi khi làm cho chúng ta sốt ruột?
4. Dụ ngôn này dạy chúng ta những gì về việc có những giáo sĩ bất xứng trong Hội Thánh? Về sự kiên nhẫn của Thiên Chúa? Về trách nhiệm của mỗi cá nhân?
5. Trong dụ ngôn hạt cải và nắm men, phương diện nào trong đời sống đạo đức của chúng ta xem ra tầm thường, bé nhỏ? Chúa hứa gì khi chúng ta gieo hạt nhỏ bé đó?
6. Lời tóm tắt và tiên tri trong câu 34-35 cho chúng ta thấy gì về cách Chúa Giêsu dùng dụ ngôn?
7. Có khi nào bạn kết án thế gian một cách quá đáng làm phương hại đến việc mở mang Nước Trời không? Chúa đặt bạn ở đâu trong cánh đồng của Người?
8. Bạn có thấy trong đời bạn hay trong giáo xứ bạn “đức tin” lan tràn như men, hay lớn mạnh như hạt cải trong hai dụ ngôn này không?
9. Bạn có thấy mình có trách nhiệm gì với chính bạn? Với gia đình bạn? Với tha nhân? Và với Hội Thánh?
10. Bạn có biết Chúa đang gọi bạn để làm gì không? Và bạn đáp trả bằng cách nào? Và thế nào?
11. Ai là cỏ lồng vực chung quanh bạn? Làm thế nào để bạn không bị ảnh hưởng xấu của họ?
12. Trong lòng bạn có cỏ Lồng Vực không? Bạn phải đối xử với chúng ra sao?
13. Bạn phản ứng ra sao với những tật xấu của những người thân yêu của bạn?