TIỂU SỬ CỦA ĐỨC ÔNG PHÊRÔ ĐÀO ĐỨC ĐIỀM

LONDON – Chúng tôi mới nhận được tin buồn: Đức ông Phêrô Đào Đức Điềm, giam đốc Trung Tâm Công Giáo cho người Việt tại Anh quốc đã qua đời lúc 10 sáng ngày 25 tháng 1 năm 2003, tại Việt Nam.

Về cái chết của Đức ông Điềm tại Việt Nam thì con nhiều bí ẩn, theo nguồn tin chúng tôi vừa nhận được hôm nay – nhưng chưa được kiểm chứng thì “Đức Ông bị dâm chết tại hotel ở Việt Nam”. Chúng tôi đang phối kiểm tin này và sẽ cho biết sau.

Và sau đây là tiểu sử Đức Ông Điềm do Trung tâm Mục Vụ London cung cấp.

<--- Hình đức ông Điềm tham dự Đại Hội tại Roma vào năm 2002
Đức Ông Phêrô Đào Đức Điềm sinh ngày 14 tháng 12 năm 1939 tại làng Lang Gián, quận Nam Sách, tỉnh Hải Dương (Bắc Việt), trong một gia đình gồm ba anh em trai và một gái. Đức Ông là con thứ hai, mồ côi cha từ lúc mới lên mười tuổi.

Vì lý do an ninh, vài tháng sau khi thân sinh Đức Ông qua đời, mẹ Đức Ông dẫn các con, cùng với một số gia đình công giáo khác, tản cư sang làng Kim Bích, một xứ đạo lớn trong vùng. Ở đó một thời gian, cho đến khi Đức Ông học hết lớp tư, gia đình lại dọn lên thị xã Hải Dương. Đến năm kế tiếp, Đức Ông được Thầy Toán nhận vào ngay trong nhà xứ và làm cậu giúp lễ. Một năm sau Đức Ông chính thức gia nhập tu viện Quảng Yên.

Năm 1954, đất nước chia đôi, cùng với làn sóng người tị nạn cộng sản di tản vào miền Nam Việt Nam, Đức Ông được đưa về chủng viện Chân Phước Liêm, Bình Đức, Mỹ Tho. Sau khi thi xong bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp vào năm 1959 tại Mỹ Tho, Đức Ông về Sài Gòn học tiếp tại trường Trung Học Nguyễn Bá Tòng.

Kể từ giữa năm 1962, Đức Ông bắt đầu học triết và thần học ở Đại Chủng Viện Thánh Giuse, số 6 đường Cường Để, Sài Gòn.

Trong thời gian này Đức Ông mang thêm một cái tang lớn nữa : Thân mẫu của Đức Ông theo tiếng gọi của Chúa, vĩnh viễn ra khỏi thế gian vào ngày 7 tháng 10 năm 1963. Đức Ông rất buồn và cảm thấy thật cô đơn, nhưng đã tín thác hoàn toàn nơi bàn tay nhân lành của Chúa, nên Đức Oâng quyết tâm đi tiếp đoạn đường Ngài đã vạch ra cho Đức Ông.

Cuối năm thần học đầu tiên, Đức Ông chịu chức cắt tóc, rồi đi giúp xứ và dạy học ở Tiểu Chủng Viện Đà Lạt.

Đức Ông được thụ phong Linh Mục vào ngày 01.05.1969 tại nhà thờ chính toà (nhà thờ con gà) Đà Lạt, dưới sự chủ lễ và tấn phong của Đức Giám Mục Simon Hòa Nguyễn Văn Hiền.

Sau đó, Đức Ông được bổ nhiệm làm cha phó nhà thờ Chính Toà Đà Lạt hơn 4 năm. Suốt thời gian này Đức Ông được chỉ định nhiều trách vụ khác nhau : như hướng dẫn giáo lý hôn nhân, giáo lý tân tòng, giáo lý ở trường Trí Đức, liên lạc với các dòng tu nam nữ và các trường Công Giáo trong địa phận….

Sau 6 năm miệt mài phục vụ cho đoàn chiên của Chúa, Đức Ông vẫn luôn tin tưởng vào nhiệm vụ cao cả của Ngài, nhưng biến cố 1975 đã gây nhiều sóng gió cho Đức Ông.

Ngày 29.07.1979 sau 14 lần thất bại, Đức Ông lại lênh đênh trên biển cả trên con đường tìm tự do. Sau 8 ngày bồng bềnh vô định, bị nhiều tàu qua lại từ chối, cuối cùng một chiếc tàu của Anh đã vớt và đưa về tạm trú ở Singapore.

Tháng giêng năm 1980, Đức Ông đặt chân đến Anh Quốc. Nhờ hồng ân của Chúa, Đức Ông đã vượt qua bao thử thách trong việc mở mang nước Chúa nơi đất khách quê người; nên vào tháng giêng năm 1990, Giáo Hội đã nâng ngài lên hàng Đức Ông.

Xin mượn lời của Đức Ông để kết thúc : ‘Nhìn về tương lai, 25 năm thật xa. Nhìn lại quá khứ, 25 năm thật mau. Bao nhiêu biến cố xảy ra, bao nhiêu thử thách, bao nhiêu niềm vui, bao nhiêu phấn đấu và khổ nhục. 25 năm trải dài những thăng trầm của cuộc đời, dù chỉ là để phục vụ. Nhưng nhờ ơn Chúa, nhờ những giáo dân thánh thiện luôn giúp đỡ bằng lời cầu nguyện và thông cảm, tôi đã vượt thắng mọi nỗi khó khăn, thử thách ở đời này’.

Vào lúc 10 sáng ngày 25 tháng 1 năm 2003, Đức Ông về với Chúa tại Việt Nam.

Hôm nay ngày 28/1/2003 sẽ có thánh lễ cầu nguyện cho Đức Ông Phêrô Điềm tại Nhà Thờ Việt Nam London

Tiếp đến vào ngày 31/1/2003 sẽ có thánh lễ đặc biệt do Trung Tâm tổ chức để cầu cho Đức Ông

Vào Chúa Nhật,2/2, Đức Cha George Stack của Wetsminster sẽ dâng tháng lễ với cộng đoàn London lúc 12 giờ trưa để cầu nguyện cho Năm Mới và cũng cầu nguyện cho linh hồn đức ông Phêrô.