ROME (Zenit.org).-Bài giải thích của cha Giảng Phủ Giáo Hoàng, Cha Raniero Cantalamessa Dòng Capuchin, về các bài đọc từ phụng vụ Chúa Nhật tuần này.

Chúa Nhật 28 Thường Niên

2 Vua 5:14-17; 2 Timôthêô 2:8-15; và Luca 17:11-19

Trên đường lên Jerusalem, Đức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền Samari và Galilê. Lúc Người vào một làng kia, thì có 10 người phung hủi đón gặp Người. Họ đứng lại đằng xa và kêu lớn tiếng: “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!”. Thấy vậy Đức Giêsu bảo họ: “Hãy đi trình diện với các tư tế.”

Đang khi đi 10 người phung khám phá mình được chữa lành cách lạ lùng. Bài đọc thứ nhứt cũng nói về một sự chữa lành lạ lùng cho một người phung: sự chữa lành cho ông Naaman người Syrian nhờ tiên tri Elisha. Ý của phụng vụ rõ ràng là muốn mời chúng ta suy tư về ý nghĩa những phép lạ và cách riêng những phép lạ chữa lành một cơn bịnh.

Chúng ta hãy nói rằng đặc quyền làm phép lạ là một trong những đặc quyền được chứng thực hơn hết trong đời sống Chúa Giêsu. Có lẽ ý niệm nổi nhất mà dân chúng có về Chúa Giêsu trong đời sống của Người, nổi hơn ý niệm về một tiên tri, là ý niệm về một người làm phép lạ. Chính Chúa Giêsu trình bày sự kiện này như bằng chứng tích đích thực Thiên Sai của sứ vụ Người: “Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại” (x. Mt 11:5). Những phép lạ không thể bị loại trừ khỏi đời sống Chúa Giêsu mà không phá hủy mảnh đất nhỏ của toàn diện Tin Mừng.

Cùng với những tường thuật về các phép lạ, Kinh Thánh cống hiến chúng ta những tiêu chuẩn để đoán xét tính đích thực và mục đích của chúng. Trong sách Thánh, các phép lạ không bao giờ kết thúc tự chúng; ít nói đến chúng được giả thiết nâng cao con người thực hiện chúng và chứng tỏ những quyền năng lạ lùng của người, không như hầu hết là trường hợp những người chữa lành và những kẻ làm sự lạ tự quảng cao chính mình. Hay nói đúng hơn những phép lạ là một sự khích lệ cho và là một phần hưởng của đức tin. Đó là một dấu chỉ và phải phục vụ lôi cuốn sự chú ý tới điều đức tin cho biết. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu buồn sau khi lúc hóa bánh ra nhiều, Người thấy người ta không hiểu sự đó là một dấu chỉ cho cái gì( x.Mark 6:51).

Trong chính Tin Mừng, những phép lạ có lưỡng nghĩa ( tính mơ hồ). Thỉnh hoảng những phép lạ được nhìn thấy cách tích cực và thỉnh thoảng cách tiêu cực—cách tích cực, khi những phép lạ được đón nhận với lòng biết ơn và niềm vui, khi chúng đánh thức đức tin trong Chúa Kitô và niềm hy vọng trong một thế giới tương lai hết bịnh tật và sự chết; cách tiêu cực, khi những phép lạ được yêu cầu hay đòi hỏi vì đức tin. “Vậy chính ông, ông làm được dấu lạ nào cho chúng tôi thấy để tin ông?” (Ga 6:30). Sự mơ hồ này tiêp tục cách khác trong thế gới ngày nay. Một bên, có những kẻ tìm kiếm những phép lạ bằng mọi giá; luôn luôn đó là một sự tìm kiếm sự lạ, và người ta dừng lại tại tính hữu dụng trực tiếp của những phép lạ.

Nhưng mặt khác có những kẻ chối bỏ hoàn toàn những phép lạ; trên thực tế, họ nhìn xem những phép lạ một cách tức tối, dường như đó là một sự biểu lộ lòng đạo thoái hoá, mà không công nhận rằng khi làm như vậy họ giả vờ dạy chính Thiên Chúa cái gì thật là lòng đạo và cái gì không.

Một số tranh cãi mới đây nẩy lên xung quanh hiện tượng Padre Pio, đã chứng tỏ sự lẫn lộn vẫn còn nhiều ngày nay xung quanh những phép lạ. Ví dụ, không phải Giáo Hội xem mọi biến cố không thể giải thích là một phép lạ (chúng ta biết thế giới y khoa có nhiều đến sự này!} Giáo Hội chỉ nhận là những phép lạ, những sự kiện không thể giải thích nhưng, vì những hoàn cảnh trong đó xảy ra những phép lạ (được xác minh nghiêm nhặt), có đặc điểm của một dấu thần linh, nghĩa là, những sự kiện đó xác nhận cho ai đó hay là ban một câu trả lời cho một kinh nguyện. Nếu một người nữ, không có con qua sự sinh, bắt đầu thấy tại một điểm nào đó đang khi còn không có con, điều này có thể được liệt kê như là một sự kiện không thể giải thích. Nhưng nếu điều này xảy ra khi người nữ đó xưng tội với Padre Pio, như trên thực tế đã xảy ra, lúc đó không còn có thể nói cách đơn giản về một sự kiện không thể giải thích.

Những người bạn vô thần của chúng ta với thái độ phê phán của họ về các phép lạ, góp phần cho chính đức tin bởi vì họ bảo chúng ta chú ý tới những sự giả tạo trong lãnh vực này. Nhưng họ cũng phải giữ thế về một thái độ không phê phán. Đúng là luôn có sự sai lầm là tin bất cứ điều gì được rêu rao là một phép lạ cũng như luôn luôn từ chối tin mà không nhìn vào sự hiển nhiên. Có thể là nhẹ tin mà cũng có thể là …cứng tin, là điều không khác biệt lắm.