Lược Sử Giáo Xứ Vĩnh Hoà

Viết lại lịch sử là viết lại công lao của những người đi trước đã dầy công trên một mảnh đất, hình thành nên một cách thế hiện diện, làm nên những nét đặc trưng của miền vùng. Công việc thực ra là khó, khó vì nhiều lẽ: Chỉ thấy hoa trái mà ít thấy những ngọn nguồn bởi người đi trước đã đi qua cuộc đời, ít tài liệu để lại để tận tường những nẻo nhiêu khê của năm tháng đã qua. Công việc tuy khó nhưng vẫn cố gắng để hoàn thành một lịch sử để kể lại cho con cháu, đánh dấu một thời kỳ hưng thịnh mới mà không quên mất cội nguồn. Dù không thể kể hết, nhưng vẫn là một lòng tri ân với người đi trước, và gìn giữ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” để hình thành nên một cách vắn tắt gọi là “lược sử”. Lược Sử của một vùng miền đã vậy, đây còn là một lịch sử của “niềm tin Công Giáo” giữa anh chị em lương dân, còn có gia tài đức tin, còn có những niềm tuyên xưng cụ thể bằng việc Phụng Thờ và Phục Vụ trong bác ái yêu thương. Thế nên, chỉ dám gọi đây là một lược sử để hy vọng còn có thể viết thêm và viết tiếp những gì chưa biết, đã và đang hình thành để kể về một Giáo Xứ Vĩnh Hoà hiện diện từ năm 1960 đến nay.

Lược sử hình thành Giáo Xứ:

Tiền thân của Giáo Xứ Vĩnh Hoà là một họ nhỏ của Giáo Xứ Phú Bình vào năm 1960. Những năm của thời kỳ đất rộng dân thưa, việc đi lại chủ yếu là chân đất. Do đó, để tiện cho mọi người có thể đến phụng thờ Thiên Chúa cách thuận lợi, dễ dàng, Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Phú Bình lúc ấy là Linh Mục Tôma Phạm Ngọc Biểu mới tiến hành xây dựng ngôi nhà nguyện đầu tiên tại vùng đất hiện thời. Ngôi nhà nguyện thưở ban đầu ấy là ngôi nhà nguyện nhỏ dài 16 mét và rộng 8 mét, xây dựng bằng vật liệu nhẹ: Tường gạch, cột gỗ, mái tôn, nền xi măng.

Dù nhỏ nhưng đã là hiện diện giữa vùng đất có địa giới rõ rệt; nghĩa là đã khẳng định sự hiện diện của Giáo Xứ trên bản đồ: Bao gồm một phần của Phường 5 - Quận 11, Giáp với những tuyến đường: Lạc Long Quân, Âu Cơ, Bình Thới,, Ông Ích Khiêm. Giáo dân chiếm tỷ lệ 80% khiêm tốn giữa những anh chị em lương dân, chỉ khoảng dưới 500 người. Con số nhỏ thường là con số quan trọng trong Thánh Kinh và con số nhỏ của Vĩnh Hoà cũng đã minh chứng điều ấy đang làm chứng tá cho anh chị em người Hoa gốc Việt. và những anh chị em lương dân nhiều miền gốc khác nhau tại đây.

Mở rộng:

Hoạt động truyền giáo luôn được thực hiện trong mỗi Thánh lễ: Quy tụ - Đón nhận Lời Chúa – Đón nhận Thánh Thể - Sai đi để thu họp thêm Dân Mới. Phát triển luôn là một yếu tố cần thiết để minh chứng hiệu quả của hoạt động Truyền Giáo và theo đúng như định nghĩa về Giáo Hội theo khía cạnh này: “Bản chất của Giáo Hội là Truyền Giáo”. Giáo Hội là ai? Những con người cụ thể trên mảnh đất Vĩnh Hoà này nếu nói trong khuôn khổ của một Giáo Xứ.

Vào năm 1968, đã thấy hoa trái kết quả nhiều, số giáo dân gia tăng, việc quy tụ cần có một nới rộng hơn để thi hành việc phụng thờ Thiên Chúa. Ngôi Thánh Đường đầu tiên hình thành, diện tích: dài 29 mét, rộng 12 mét. Được xây dựng bằng vật liệu Bê tông - cốt thép, vững chãi. Đức Giám Mục phụ tá F.x Trần Thanh Khâm làm phép ngôi Thánh Đường ngày 15 – 08 – 1968.

Cha Chánh Xứ Phú Bình Tôma Phạm Ngọc Biểu được Chúa gọi về ngày 27 – 08 – 1980, ngài đã hoàn tất sứ vụ một cách tốt đẹp và di sản đức tin để lại là Giáo Họ Vĩnh Hoà cùng cộng đoàn dân Chúa tại đây. Tiếp nối sứ vụ, cha Antôn Nguyễn Quang Bạch được giao phó trông coi Giáo xứ Phú Bình cùng họ đạo Vĩnh Hoà.

Dân số năm 1980 đã bắt đầu tăng hơn trước, cấu trúc điều hành mở rộng hơn theo nhu cầu phát triển, đến năm 1990. Đức Tổng Giám Mục Phaolô Nguyễn Văn Bình ký sắc lênh nâng Giáo Họ Vĩnh Hoà lên thành Giáo Xứ và cử Linh Mục trông coi Giáo Xứ là cha Giuse Mai Văn Rự quản nhiệm.

Ngày ra riêng cũng là ngày đánh dấu sự trưởng thành của Giáo Xứ. Ngày 24 – 06 – 1991 Giáo Xứ Vĩnh Hòa được tách riêng và có cha chánh xứ tiên khởi là cha Giuse Trần Văn Nghị coi sóc Giáo xứ đến ngày 14 – 07 - 2002.

Hoa Trái Của Giai Đoạn Hình Thành:

Thiết Lập 4 Giáo Họ: Vinh Sơn – Đaminh – Phaolô – Mông Triệu.

Số Linh Mục thuộc Giáo Xứ: 3.

Số Nữ tu thuộc Giáo Xứ: 8

Giai Đoạn Đổi Mới Toàn Diện.

Cha G.b Vũ Mạnh Hùng được Đức Hồng Y G.b Phạm Minh Mẫn điều về chăm sóc Giáo Xứ vào ngày 15 – 7 – 2002.